vuthanhluan_vt

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Xuất khẩu gạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp





MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 3
Chương I
MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRONG NÊN KINH TẾ QUỐC DÂN
I.Sự cần thiết phải thúc đẩu xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu gạo 5
I.1. Khái niệm và sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu 5
I.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu 8
I.2.1. Mục tiêu của hoạt động xuất khẩu 8
I.2.2. Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu 8
I.3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 9
I.4. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 15
I.5. Khái quát về tình hình thị trường lúa gạo thế giới 17
I.5.1. An ninh lương thực thế giới 17
I.5.2. Khái quát về tình hình thị trường lúa gạo thế giới 19
I.6. Vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo 22
II. Đánh giá lợi thế so sánh trong việc xuất khẩu gạo của Việt Nam 24
II.1. Những lợi thế và bất lợi của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập vào khu vực và thế giới 24
II.2. Lợi thế so sánh của Việt Nam về xuất khẩu gạo 25
Chương II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA
I. Tình hình sản xuất chế biến lúa gạo trong thời gian qua 28
I.1. Thực trạng sản xuất lương thực và lúa hàng hoá 28
I.1.1. Tình hình chung 28
I.1.2. Sản xuất lúa hàng hoá ở đồng bằng sông Cửu Long 30
I.2. Thực trạng chế biến lúa hiện nay 33
I.3. Cân đối lương thực 36
I.4. Lưu thông lương thực trong nước 37
II. Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2001 40
II.1. Vài nét về tình hình xuất khẩu 40
II.2. Đánh giá quá trình xuất khẩu gạo của nước ta từ 1990 đến nay 43
II.2.1. Về cơ chế điều hành 43
II.2.2. Về kết quả xuất khẩu gạo 47
I.2.3. Về chất lượng gạo xuất khẩu 48
II.2.4. Về thị trường, thương nhân và giá cả 52
II.2.5. Những tồn tại trong xuất khẩu gạo 55
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO
TRONG THỜI GIAN TỚI
I.Giải pháp về sản xuất lúa hàng hoá 58
I.1. Hình thành các vùng chuyên canh lúa xuất khẩu 58
I.2. Giải pháp về sản xuất và chế biến 58
I.2.1. Giải pháp về giảm giá thành sản xuất 58
I.2.2. Về chế biến 59
I.2.3. Về khâu nâng cao kĩ thuật canh tác 59
I.2.4. Về giống lúa 60
II. Khắc phục những hạn chế trong xuất khẩu gạo 62
II.1. Đối với các doanh nghiệp 62
II.2. Các chính sách về thị trường 63
II.3. Tăng cường vai trò của Hiệp hội lương thực 64
III. Giải pháp về quản lý điều hành hoạt động xuất khẩu gạo giai đoạn 2002 - 2010 64
III.1 Về mặt hàng 64
III.2. Về quản lý doanh nghiệp xuất khẩu 66
III.3.Giải pháp về phát triển thị trường và bình ổn thị trường 66
III.3.1. Giải pháp phát triển thị trường 67
III.3.2. Giải pháp bình ổn thị trường 68
KẾT LUẬN 70
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

của cả nước (gồm lúa là chủ yếu), đạt 18, 37 triệu tấn thì đến năm 1988 giảm xuống còn17,5 triệu tấn (túc là sụt 80 vạn tấn) trong khi dân số lại tăng thêm 1,5 triệu người. Bình quân lương thực năm 1987 là 300,8 kg/người tụt xuống còn 280 kg/người vào năm 1988 (nếu chỉ tính riêng miền Bắc chỉ còn 238,6 kg/người).
Sản xuất lương thực không đủ, mặc dù Nhà nước đã phải nhập khẩu 1.28 triệu tấn lương thực (gạo, mì, ngô) để đưa thêm vào cân đối nhưng vẫn thiếu. Hậu quả là năm 1989, ở 21 tỉnh thành phố có trên 9,3 triệu người thiếu ăn, chiếm 39,5% nhân khẩu trong đó có tới 3,6 triệu người đói trầm trọng.
Ngày 5.4.1989 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý nông nghiệp. Nghị quyết thừa nhận nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân, và trong nông nghiệp thì có hộ gia đình là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ. Ruộng đất, trâu bò, nông cụ được giao lại cho hộ gia đình nông dân. Nông dân được quyền quyết định việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm ra trên phần đất được giao lại của họ.
Từ năm 1990 đến nay, sản xuất lương thực (vẫn chủ yếu là lúa), liên tục tăng bình quân hàng năm gần 1 triệu tấn. Như vậy, có thể nói từ 10 năm qua, Việt Nam đã thực sự có sản xuất lúa hàng hoá. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, tập quán tiêu dùng...những yếu tố có tác động mạnh tới chất lượng và giá cả trong quá trình sản xuất, nên chỉ có khu vực đồng cbằng sông Cửu Long mới thực sự là khu vực sản xuất lúa hàng hoá của Việt Nam.
I.1.2- Sản xuất lúa hàng hoá ở đồng bằng sông Cưủ Long.
Đồng bằng sông Cửu Long hiện gồm 12 tỉnh, trong đó 10 tỉnh có sản xuất lúa hàng hoá. Cả khu vực có diện tích tự nhiên 3,9 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp hiện đang sử dụng trên 2,6 triệu ha. Dân số toàn vùng trên 16 triệu người. Đây là vùng sản xuất lúa quan trọng nhất nước ta, hàng năm sản xuất khoảng 50% tổng sản lượng cả nước (50% sản lượng lúa Đông xuân, 29% sản lượng lúa mùa và trên 5,3 triệu tấn trong hơn 6,5 triệu tấn lúa Hè thu toàn quốc). Năng suất bình quân ở khu vực này cao hơn mức bình quân của cả nước từ 0,2 - 0,25 tấn/ha. Điều kiện đất đai khí hậu thời tiết đặc biệt thuận lợi đối với việc trồng lúa. Đất vùng đồng bằng sông Cửu Long với độ phì nhiêu cao, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất cân đối và tỉ lệ các chất dễ tiêu cao. Nước tưới được xem như một thuận lợi cho việc trồng lúa, ngay cả mùa khô vẫn đủ nước tưới cho vụ Đông xuân. Khí hậu, đặc biệt là năng lượng bức xạ mặt trời cao, nhiệt độ chênh lệch giữa các mùa không cao, ít có bão, không có mùa lạnh ... là những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho việc trồng lúa ở khu vực này phát triển.
Những năm vừa qua Chính phủ đã có nhiều dự án lớn để phát triển kinh tế ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt là các dự án về thuỷ lợi. Hàng chục ngàn tỉ đồng đã được đầu tư để nạo vét các hệ thống kênh mương cũ, đào đắp hàng nghìn cây số kênh mương mới các loại, xây dựng các trạm bơm. Tới nay, toàn vùng có tới gần 60% diện tích cấy lúa được đảm bảo tưới tiêu chủ động.
Chỉ tính đến năm 1998 diện tích làm 3 vụ lúa một năm ở khu vực này đã đạt tới 150 ngàn ha, gấp 35 lần so với năm 1986 và diện tích làm hai vụ đạt trên 1triệu ngàn ha, gấp 1,6 lần so với năm 1986. Có thể nói đầu tư cho khu vực nông nghiệp (trong đó có vùng đồngbằng sông Cửu Long) của Việt Nam, trong các năm từ 1999 -2000 là cao nhất thế giới. Nếu như những năm trước đó đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 7% ngân sách thì những năm 1999 -2000 lên tới 20% so với tổng ngân sách (tăng khoảng 300%) và khi so với mức 30% đóng góp từ khối nông nghiệp vào GDP hàng năm hiện nay thì hệ số đầu tư lại cho nông nghiệp (20%/30%) là hệ số cao nhất (0,7). Đây là thuận lợi cơ bản góp phần ổn định và tăng trưởng kim xuất khẩu đặc biệt là nông sản, lúa gạo.
Ngoài ra, còn phải kể đến những thuận lợi khác đối với sản xuất lúa ở khu vực này, đó là năng suất lúa cao, giá lao động thấp, đầu tư cho sản xuất không cao và khả năng hoàn vốn nhanh. Chất lượng một số mặt hàng nông sản trong đó có gạo đang từng bước được cải thiện, việc đầu tư cho sản xuất, chế biến gần đây được chú trọng đã góp phần giảm giá thành sản xuất, so đó đã phần nào tăng được khả năng cạnh tranh trên thị trường Quốc tế.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận còn có những tồn tại, bất cập ở các khu vực sản xuất lúa hàng hoá này. Đó là mức độ giàu nghèo, trình độ canh tác còn chênh lệch giữa các tiểu vùngvà các nhóm hộ nông dân trong khu vực. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho thâm canh lúa còn thiếu. Gía vật tư phục vụ sản xuất chưa được ổn định ở mức tương đối. Công tác khuyến nông còn yếu. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn chậm. Trình độ dân trí nói chung thấp, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, vụ hè thu ở một số nơi trong khu vực này còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, những biến động về thời tiết, lũ lụt. Tình trạng "xâm mặn, xì phèn" ... vẫn chưa giải quyết hoàn toàn đã ảnh hưởng đến việc tăng vụ, tăng diện tích và năng suất.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu lớn, đặc biệt là về sản lượng, với mức tăng cao, có thể đảm bảo về mặt số lượng lúa hàng hoá dành cho xuất khẩu hàng năm, những tồn tại, bất cập vẫn còn và cần sớm được giải quyết đối với sản xuất lúa hàng hoá ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể là:
- Gía thành sản xuất lúa còn cao nên sức cạnh tranh yếu.
- Tỉ lệ hao hụt sau thu thu hoạch vẫn ở mức hai con số (11 -13%). Đây cũng là nguyên nhân làm giá thành sản xuất và xuất khẩu gạo.
- Chất lượng gạo, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của thị trường tiêu thụ. Tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún vẫn chiếm ưu thế (mỗi tỉnh thường có từ 30 -40 loại giống lúa khác nhau) đã ảnh hưởng đến việc bảo quản, chế biến cũng như chất lượng gạo đạt yêu cẫu xuất khẩu.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng chưa theo kịp với yêu cầu và đòi hỏi thực tế tình hình cũng là nguyên nhân làm giá thành xuất khẩu cao, cạnh tranh kém trên thị trường quốc tế.
Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện kế hoạch phát triển các vùng lúa chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ còn chậm chạm, thậm chí giậm chân tại chỗ.
I.2.Thực trạng chế biến lúa hiện nay:
Xay xát chế biến, bảo quản lương thực có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng lương thực, làm gia tăng giá trị của hạt gạo, nâng cao hiệu quả của nghề nông. Tuy nhiên đây lại là khâu yếu nhất trong toàn bộ quá trình vận động của lương thực từ sản xuất tới tiêu thụ ở Việt Nam. Trong nền nông nghiệp Việt Nam, mỗi loại nông sản có sự thay đổi tỉ lệ giữa bộ phận sản phẩm dùng để tiêu dùng tại chỗ và sản phẩm hàng hoá. Do vậy việc tác động của khoa học và công nghệ đối với sản phẩm tiêu dùng hay hàng ho...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top