Jubal

New Member

Download miễn phí Khóa luận Tìm hiểu Khung phân loại LCC và quá trình áp dụng LCC tại Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại học Bách khoa Hà Nội





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Đóng góp của khoá luận 3
6. Bố cục của khoá luận 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU THƯ VIỆN QUỐC HỘI MỸ 5
VÀ KHUNG PHÂN LOẠI LCC 5
1. Giới thiệu Thư viện Quốc hội Mỹ 5
2. Giới thiệu khung phân loại Thư viện Quốc hội Mỹ (LCC) 6
1.2.1. Lịch sử hình thành khung phân loại LCC 6
1.2.2. Cấu trúc Khung phân loại LCC 10
1.2.3. Đánh giá về Khung phân loại LCC 19
1.2.3.1. Ưu điểm 19
1.2.3.2. Nhược điểm 20
CHƯƠNG 2 23
QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG KHUNG PHÂN LOẠI LCC TẠI THƯ VIỆN VÀ MẠNG THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 23
1. Giới thiệu Thư viện và Mạng Thông tin Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 23
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 25
2.1.3. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ 26
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức 26
2.1.3.2. Đội ngũ cán bộ 26
2.1.4. Đặc điểm vốn tài liệu 27
2.1.4.1. Tài liệu truyền thống 27
2.1.4.2. Tài liệu điện tử 29
2.1.5. Đặc điểm người dùng tin 31
2. Tình hình áp dụng LCC tại Thư viện và Mạng Thông tin Đại học Bách khoa Hà Nội 32
2.2.1. Sử dụng Khung phân loại 19 lớp 32
2.2.2. Sử dụng Khung phân loại LCC 35
CHƯƠNG 3 46
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ TRONG VIỆC ÁP DỤNG KHUNG PHÂN LOẠI LCC TẠI THƯ VIỆN VÀ MẠNG THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 46
1. Xây dựng kế hoạch chuyển đổi ký hiệu phân loại 46
2. Đào tạo cán bộ thư viện 46
3. Chú trọng công tác dịch khung phân loại LCC 48
4. Đào tạo người dùng tin 49
5. Tăng cường hợp tác đối ngoại 49
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT 53
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ch tham khảo. Năm 1965 Nhà nước Liên Xô đã giúp thư viện nâng cấp về trang thiết bị, cơ sở vật chất; các hoạt động của thư viện được cải thiện và mở rộng hơn, trong đó sách báo tiếng Nga được bổ sung rất nhiều.
Trong thời kỳ 1965 - 1975, thư viện Bách khoa với vốn tài liệu phong phú đã giúp cho việc đào tạo đông đảo đội ngũ cán bộ thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học phục vụ chiến đấu và sản xuất. Cũng trong thời gian này một số khoa đã tách ra thành những trường đại học riêng như: Mỏ - Địa chất, Xây dựng, Công nghiệp nhẹ và Phân viện II của trường dành riêng để đào tạo cán bộ kỹ thuật quân sự, do vậy vốn tài liệu của thư viện cũng phải phân chia một phần cho các trường quản lý. Trải qua rất nhiều khó khăn nhưng thư viện Bách khoa đã không ngừng vươn lên, cho đến ngày nay thư viện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra là phục vụ bạn đọc tốt nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng tin.
Trường Đại học Bách khoa là một trường chuyên đào tạo các cán bộ khoa học và công nghệ, hoạt động của thư viện luôn gắn liền với hoạt động của nhà trường và là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Việc học tập, giảng dạy, các dự án, các đề tài nghiên cứu khoa học đều cần có sách giáo trình, tài liệu tham khảo. Nơi cung cấp cho độc giả những thông tin phù hợp nhất, những tài liệu có giá trị chính là thư viện. Hàng năm, trường có rất nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được báo cáo nghiệm thu nên nhu cầu cung cấp tài liệu, thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu là rất lớn. Số lượng người dùng tin trong toàn trường lên đến trên 35.000 người, họ thường xuyên truy cập, sử dụng khối lượng thông tin có chất lượng cao tại thư viện để trợ giúp cho việc giảng dạy, nghiên cứu, học tập. Trong những năm gần đây, trước yêu cầu của thị trường lao động Nhà trường đã mở rộng quy mô và loại hình đào tạo. Điều đó đã khiến thư viện luôn trong tình trạng quá tải, thiếu tài liệu và chỗ ngồi vì vậy thư viện đã tiến hành mở cửa thông tầm phục vụ bạn đọc liên tục từ 7 giờ 30 đến 21 giờ.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của thư viện trong việc phục vụ học tập, nghiên cứu, giảng dạy của cán bộ, giảng viên, sinh viên, trường Đại học Bách khoa đã đề xuất dự án xây dựng thư viện điện tử. Dự án này đã được Nhà nước chấp thuận với kinh phí đầu tư 200 tỷ đồng, triển khai xây dựng từ năm 2002. Công trình với tổng diện tích sử dụng là 33.400 m2, cao 10 tầng với quy mô 4.000 chỗ ngồi, phục vụ 10.000 lượt độc giả/ngày. Sau khi đi vào hoạt động, đây được coi là thư viện điện tử lớn nhất tại Việt Nam.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Từ khi được thành lập thư viện trường là một đơn vị độc lập, tuy nhiên trước yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của thư viện và chuẩn bị cho việc tiếp nhận, quản lý Thư viện điện tử với nhiều trang thiết bị hiện đại, nhà trường đã sáp nhập Ban thư viện và Trung tâm thông tin Mạng thành Thư viện và Mạng Thông tin Trường Đại học Bách khoa Hà Nội theo quyết định số 2306a - QĐ - ĐHBK - TCCB do Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa ký ngày 02/11/2003.
Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện và Mạng Thông tin
Thư viện và Mạng Thông tin Đại học Bách khoa là một thư viện hiện đại, đó là sự kết hợp giữa thư viện truyền thống và thư viện điện tử. Thư viện có chức năng điều hành và quản lý mạng LAN và BKNET của trường, là trung tâm xây dựng và thiết lập các giải pháp đào tạo trực tuyến (E - learning), thực thi các giải pháp về công nghệ thông tin và viễn thông của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Với những chức năng trên thì thư viện đang phải giải quyết những nhiệm vụ chính sau:
- Làm tốt công tác tổ chức các phòng đọc, phòng mượn nhằm đáp ứng đầy đủ, phục vụ có hiệu quả nhu cầu thông tin ngày càng cao của đội ngũ giảng viên và sinh viên trong nhà trường. Tăng cường khả năng tìm kiếm, xử lý, lưu trữ thông tin trong nước và quốc tế.
- Xây dựng vốn tài liệu đủ lớn về số lượng, chất lượng và phong phú về loại hình. Chủ động trong việc đa dạng hoá, phát triển các nguồn tin và kênh thu thập các tài liệu, các thông tin một cách có hiệu quả, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thông tin có giá trị. Tổ chức tốt công tác lưu trữ các luận văn, luận án và các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Kết hợp với các phòng ban: in ấn, xuất bản giáo trình, sách giáo khoa… để phục vụ cho việc quản lý chặt chẽ tài liệu theo nội quy của thư viện.
- Có kế hoạch trong việc từng bước nâng cấp hiện đại hoá thư viện, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông, hệ thống mạng và truy cập Internet của trường (mạng BKNET).
- Quản lý hệ thống máy chủ của mạng, dịch vụ truy cập, tìm kiếm thông tin trên mạng, cung cấp các dịch vụ truy cập Internet trong và ngoài trường.
- Đảm bảo an toàn, an ninh trên mạng, hỗ trợ ứng dụng thử các công nghệ đào tạo từ xa.
Thư viện Bách khoa đã thực hiện đúng theo tinh thần của Điều 1 Quyết định 688/QĐ ngày 14/07/1986 của Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo), quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường đại học: “Thư viện trường đại học là trung tâm văn hoá thông tin khoa học, kỹ thuật của trường đại học ở Việt Nam; tổ chức, xây dựng và quản lý vốn tư liệu văn hoá, khoa học kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ và học sinh trong toàn trường”.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Thư viện bao gồm Ban Giám đốc và 3 khối phòng trực thuộc.
- Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc
+ 01 Giám đốc phụ trách chung Thư viện và Mạng Thông tin
+ 01 Phó Giám đốc phụ trách về Mạng thông tin
+ 01 Phó Giám đốc phụ trách về Thư viện.
- Khối các phòng ban bao gồm:
+ Phòng dịch vụ thông tin tư liệu: phòng Đọc, phòng Mượn, kho tài liệu.
+ Phòng nghiệp vụ thư viện: phòng Bổ sung - Trao đổi, phòng Biên mục và phòng Internet.
+ Phòng công nghệ mạng máy tính: gồm có các bộ phận nghiên cứu, triển khai hệ thống mạng của nhà trường và của thư viện.
2.1.3.2. Đội ngũ cán bộ
- Tổng số cán bộ của Thư viện hiện nay là 63 người, trong đó:
+ Cán bộ thuộc thư viện: 39 người.
+ Cán bộ thuộc phòng công nghệ mạng thông tin: 24 người
- Các cán bộ của Thư viện và Mạng Thông tin đều có trình độ cao:
+ 01 phó giáo sư
+ 01 tiến sĩ
+ 04 thạc sĩ về công nghệ thông tin
+ 04 thạc sĩ về thư viện
+ Đội ngũ cán bộ còn lại của thư viện đều đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành thư viện, các ngành và chuyên ngành khác tại Đại học Bách khoa, Đại học Ngoại ngữ…
2.1.4. Đặc điểm vốn tài liệu
Từ những ngày đầu thành lập Thư viện chỉ có một số lượng vốn tài liệu rất cùng kiệt nàn khoảng 5.000 cuốn sách nhưng đến nay số lượng vốn tài liệu trong thư viện đã tăng lên rất nhiều. Trong những năm gần đây, để chuẩn bị cho việc triển khai đưa vào sử dụng thư viện đi...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top