oanh_nh1m

New Member

Download miễn phí Mô hình sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo





Tháng 9/2009, Trung tâm Giống thủy sản An Giang
tiếp nhận công nghệ sản xuất giống bán nhân tạo từ
đề tài “Tập huấn kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm
giống lươn đồng (Monopterus albus)” từ Trung tâm
Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (trực thuộc Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷsản II) và đến tháng 11/
2010 đã nghiệm thu kết thúc. Xuất phát từ việc bảo
tồn nguồn lợi thiên nhiên quý báu này và nhu
cầu giống lươn đồng của các nông hộ, Trung tâm
Giống thủy sản An giang triển khai tổ chức các lớp
dạy nghề về sản xuất giống lươn đồng bằng phương
pháp sinh sản bán nhân tạo, từ nguồn kinh phí của Sở
Lao động Thương binh & Xã hội. Năm 2010, Trung
Tâm đã tổ chức được 13 lớp, tại huyện Thoại Sơn,
Châu Thành, Châu Phú, TP Long Xuyên và Tân
Châu



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Mô hình sản xuất giống lươn đồng bằng phương
pháp sinh sản bán nhân tạo
An Giang là một trong những tỉnh có diện tích nuôi
lươn thương phẩm tương đối lớn trong vùng đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Người dân vùng
ĐBSCL bắt đầu nuôi từ những năm cuối của thế kỷ
20. Riêng diện tích nuôi của An Giang dao động từ
80.000–120.000m2/năm trong 3 năm trở lại đây. Với
mật độ thả 50 - 70 con/m2. Số lượng con giống đáp
ứng cho diện tích nuôi trong tỉnh lên đến 5 - 10 triệu
con giống/năm.
Điều này có nghĩa lượng giống cần khai thác cung
cấp cho nhu cầu hộ nuôi lươn thương phẩm trên địa
bàn khoảng 80 – 130 tấn đã dẫn đến việc khai thác
lươn giống với nhiều hình thức “tận thu tận diệt ”.
Việc khai thác “vô tội vạ” này không những làm suy
giảm sản lượng ngoài tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế của mô hình.
Từ nhiều năm nay, hộ nuôi trong vùng thường tận
dụng diện tích đất quanh nhà xây bể và lợi thế của
mùa nước nổi, khai thác một số giống loài thủy sản
như ốc bươu vàng, cua, cá tạp… làm thức ăn cho
lươn đồng nhằm giảm giá thành và tăng hiệu quả
kinh tế cho gia đình. Tỷ suất lợi nhuận của mô hình
nuôi lươn thương phẩm dao động từ 40- 60%. Đây
còn là mô hình nuôi thủy sản có ý nghĩa xóa đói
giảm nghèo, giải quyết việc làm và dễ thực hiện. Mặc
dù nghề nuôi này đã phát triển hơn 10 năm nhưng
con giống chủ yếu vẫn phải thu gom ngoài tự nhiên
và hiện nay trong cả nước, chưa có cơ sở chuyên sản
xuất loại con giống này, do lươn đồng có đặc điểm
sinh sản tương đối đặc biệt so với những loài thủy
sản khác.
Tháng 9/2009, Trung tâm Giống thủy sản An Giang
tiếp nhận công nghệ sản xuất giống bán nhân tạo từ
đề tài “Tập huấn kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm
giống lươn đồng (Monopterus albus)” từ Trung tâm
Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (trực thuộc Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II) và đến tháng 11/
2010 đã nghiệm thu kết thúc. Xuất phát từ việc bảo
tồn nguồn lợi thiên nhiên quý báu này và nhu
cầu giống lươn đồng của các nông hộ, Trung tâm
Giống thủy sản An giang triển khai tổ chức các lớp
dạy nghề về sản xuất giống lươn đồng bằng phương
pháp sinh sản bán nhân tạo, từ nguồn kinh phí của Sở
Lao động Thương binh & Xã hội. Năm 2010, Trung
Tâm đã tổ chức được 13 lớp, tại huyện Thoại Sơn,
Châu Thành, Châu Phú, TP Long Xuyên và Tân
Châu, thu hút hơn 300 nông dân tham gia lớp học.
Phối hợp cùng Hội Nông Dân, Trạm Khuyến nông,
Phòng Nông Nghiệp & PTNT các huyện thị chiêu
sinh nông dân có nhu cầu học nghề. Ngoài phần tập
huấn lý thuyết, học viên còn được hướng dẫn thực
hiện mô hình để ứng dụng quy trình vào thực tiễn.
Khi thực hiện mô hình, chủ hộ được hỗ trợ kinh phí
nhất định và một số trang thiết bị cần thiết để phục vụ
mô hình như máy sục khí, test đo yếu tố môi trường,
thuốc… từ nguồn kinh phí của chương trình dạy
nghề.
Sau 1 năm triển khai tại huyện Châu Thành, Tân
Châu và Thoại Sơn, một số mô hình thực hiện đạt
hiệu quả nhất định. Riêng mô hình của hộ anh
Nguyễn Ngọc Hân ngụ ấp Phú Hùng xã Tây Phú
huyện Thoại sơn với số lượng 20kg tương đương 200
con, sau 6 tháng, ông Hân đã thu được 4.000 lươn
giống với kích cỡ 10gam/con (đạt kết quả tương
đương với kết quả tiếp nhận công nghệ của Trung
tâm). Đây là mô hình sản xuất giống lươn đồng đầu
tiên tại An Giang đã ứng dụng thành công. Tuy số
lượng lươn chưa lớn lắm nhưng cũng là bước chuyển
mình mới cho nghề nuôi lươn thương phẩm.
Nguyễn Ngọc Hân, 31 tuổi, là thanh niên chưa học
hết cấp 2 nhưng có tinh thần tiến thủ, ham học hỏi, đã
tham gia nhiều khóa tập huấn về sản xuất nông
nghiệp nhưng tâm đắc nhất sản xuất lúa và nuôi lươn.
Trong quá trình nuôi lươn thương phẩm, anh cảm
nhận nỗi vất vã khi thu gom giống tự nhiên, tỷ lệ
sống lươn nuôi không cao, do hao hụt lúc nhập giống.
Từ đó, anh có ý nghĩ muốn nghiên cứu để sản xuất
giống lươn. Tháng 7/2010, vào đúng dịp Trung tâm
Giống thủy sản An Giang triển khai mở lớp dạy nghề
sản xuất giống lươn đồng, anh mừng “như mình bắt
được vàng” và đăng ký tham gia lớp. Sau khi tham
khảo ý kiến của lớp và địa phương, Ban Tổ chức lớp
quyết định chọn anh Hân là chủ hộ thực hiện mô hình
thực hành.
Từ kết quả của mô hình thực hành, vợ chồng anh
(thuộc diện hộ nghèo) tích cóp số vốn ít ỏi cùng với
vốn vay từ nguồn Ngân Hàng Chính sách, anh đầu
tư mở rộng mô hình với diện tích 100m2 và bố trí
45kg lươn bố mẹ (476 con) vào tháng 12/2010. Với
vốn kiến thức đã được trang bị tại lớp cùng đức tính
cần cù sáng tạo và đam mê, anh đã cải tiến một biện
pháp kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện của gia đình
và địa phương, giúp cho mô hình đạt được kết quả
tốt. Đến thời điểm hiện nay, anh đã sản xuất được
hơn 30.000 lươn bột và đang ương dưỡng 20.000
lươn hương - giống. So với nhu cầu lươn giống hiện
nay (4- 6 triệu/ năm), đây chẳng qua chỉ là hạt muối
bỏ vào biển cả nhưng đã nêu được tấm gương thanh
niên cùng kiệt vượt khó ham học hỏi, đam mê sáng tạo
và biết ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Hy vọng rằng công việc sản xuất của anh Nguyễn
Ngọc Hân ngày càng phát triển và nông thôn Việt
Nam có càng nhiều và càng nhiều nữa những tấm
gương vượt khó nhiều sáng tạo như thế.
Bà con nông dân có nhu cầu mua lươn giống xin liên
hệ :
Cô Y Vanne, Phòng Kỹ thuật, Trung tâm Giống thủy
sản An Giang. Điện thoại 0939450770
Hoặc: Anh: Nguyễn Ngọc Hân, ấp Phú Hùng, xã Tây
Phú huyện Thoại sơn tỉnh An Giang
* Chú Thích ảnh: Anh Nguyễn Ngọc Hân và nhà ấp
trứng
TRÍ HÙNG – IVAN
Trung tâm giống thủy sản An Giang
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu trong việc định giá ngân hàng VCB Luận văn Kinh tế 0
D ứng dụng mô hình sản xuât tinh gọn (lean manufacturing) trong ngành may mặc nghiên cứu công ty cổ phân quôc tê phong phú chi nhánh nha trang Luận văn Kinh tế 0
W Mô hình định giá tài sản vốn CAPM và ứng dụng cho một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt N Luận văn Kinh tế 0
B Nghiên cứu mô hình lọc sinh học xử lý nước thải cơ sở sản xuất nước tương Lam Thuận Kiến trúc, xây dựng 0
T Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê bao huyện Khoa học Tự nhiên 0
M Mô hình sản xuất của công ty tư vấn xây dựng công trình thuỷ I Luận văn Kinh tế 0
A Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại của Sơn la về quy mô, số lượng, loại hình sản xu Luận văn Kinh tế 0
L Mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của ngành sản xuất giầy dép Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu thống kê quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công t Luận văn Kinh tế 0
N Xây dựng mô hình sản xuất nông hộ trên quan điểm kinh tế sinh thái phục vụ chiến lược công nghiệp hó Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top