poolking2409

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THẢM THỰC VẬT SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH XỬ LÝ NƯỚC THẢI.
II.1 – Cánh đồng tưới.
II.2 – Bãi lọc sinh học.
II.3 – Hồ sinh vật.
III. MỘT SỐ THỰC VẬT ĐIỂN HÌNH.
III.1 Đặc điểm và hiệu quả của một số thực vật.
1) Cỏ Vetiver
2) Lau, sậy
3) Lục bình
4) Ngổ
5) Tảo
III.2 So sánh khả năng làm sạch của cỏ Vetiver, tảo và lục bình.
IV. TIỀM NĂNG.
1) Phân tích khả năng ứng dụng dựa trên các yếu tố cơ bản.
2) Một số ví dụ cho thấy ứng dụng của thảm thực vật trong xử lý NT.
3) Đưa ra một số trung tâm nhân giống hiện có ở Việt Nam.
V. KẾT LUẬN, KI
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Công nghệ xử lý (XL) nước thải ngày càng đi sâu vào áp dụng công nghệ sinh học, và các biện pháp sinh học cũng đã chứng minh hiệu quả xử lý không kém gì những biện pháp xử lý khác.
Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học (CNSH) đáp ứng mục đích đưa dòng thải vào vòng tuần hoàn tự nhiên của vật chất, chất thải được xử lý và phân hủy theo chu trình sinh học tự nhiên.
 Kết quả: các chất thải được chuyển hóa hoàn toàn thành dòng thải sạch (đủ tiêu chuẩn). Con người không tác động trực tiếp các biện pháp lý hóa vào quy trình khép kín. Do đó lượng nước thải sau khi xử lý được đưa vào tự nhiên sạch hơn mà không bị biến đổi thành phần, tính chất.
Với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao nên việc ứng dụng CNSH trong XL đang còn hạn chế đối với cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ. Với lý do trên đã có một số giải pháp xử lý không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn góp phần làm giảm chi phí đầu tư đã và đang được nhân rộng, trong đó có công nghệ sử dụng thảm thực vật để xử lý nước thải. Sau đây nhóm chúng tui xin được trình bày cụ thể hơn về phương pháp này cũng như tiềm năng của phương pháp này ở Việt Nam.
II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THẢM THỰC VẬT SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH XLNT.
II.1 CÁNH ĐỒNG TƯỚI. (Lê Anh Tuấn,ĐH Cần Thơ)
II.1.1 Mục đích:
Tưới bón cây, xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp chứa nhiều chất hữu cơ không chứa chất độc và vi sinh vật gây bệnh.
II.1.2 Phân loại.
 Cánh đồng tưới công cộng: là những mảnh đất được san phẳng hay tạo dốc không đáng kể và được ngăn cách tạo thành các ô và các bờ đất. Nước thải phân bố vào các ô bằng mạng lưới phân phối gồm: mương chính, máng phân phối và hệ thống tưới trong các ô.
 Cánh đồng tưới nông nghiệp: nước thải được sử lý sơ bộ qua song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng được sử dụng như nguồn phân bón để tưới lên các cánh đồng nông nghiệp.
II.1.3 Nguyên tắc .
Xử lý nước thải bằng cánh đồng tưới là việc tưới nước thải lên bề mặt của một cánh đồng với lưu lượng tính toán để đạt được một mức xử lý nào đó thông qua quá trình lý, hóa và sinh học tự nhiên của hệ đất - nước - thực vật của hệ thống.




Hình 1: Sơ đồ cánh đồng tưới

1. Mương chính và máng phân phối; 2. Máng, rãnh phân phối trong các ô;
3. Mương tiêu nước; 4. Ống tiêu nước; 5. Đường đi.

- Nguyên tắc hoạt động: Việc xử lý nước thải bằng cánh đồng tưới dựa trên khả năng giữ các cặn nước trên mặt đất, nước thấm qua đất như đi qua khe lọc, nhờ có oxy trong các lỗ hổng và mao quản của lớp đất mặt, các vi sinh vật (VSV) hiếu khí hoạt động phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn. Càng sâu xuống, lượng oxy ít và quá trình oxy hóa các chất hữu cơ giảm dần. Cuối cùng đến độ sâu giới hạn, ở đó chỉ xảy ra quá trình khử nitrat. Quá trình oxy hóa nước thải chỉ xảy ra ở lớp đất mặt sâu tới 1.5m. Vì vậy các cánh đồng tưới thường được xây dựng ở những nơi nào có mực nguồn nước thấp hơn 1.5m so với mặt đất.
- Nguyên tắc xây dựng: Cánh đồng tưới thường xây dựng ở những nơi có độ dốc tự nhiên, cuối dòng nước ngầm cách công trình thu nước cấp không dưới 200 (m) đối với đất á sét, 300 (m) với á cát và 500 (m) với cát, cuối hướng gió và cách xa khu dân cư tùy thuộc vào loại cánh đồng và lượng nước thải. Xây dựng ở những nơi đất cát, á cát cũng có thể ở những nơi đất á sét nhưng với tiêu chuẩn tưới không cao và bảo đảm đất có thể thấm kịp.
 Phải xem xét nhu cầu nước của cây trồng theo các yếu tố loại cây trồng, thời vụ, loại đất và giai đoạn sinh trưởng mà sử dụng nước thải để tưới.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thanhtoyz

Member
Re: [Free] Tiềm năng sử dụng công nghệ thảm thực vật trong xử lý nước thải ở Việt Nam

Bạn ơi cho mình thêm tài liệu này nhé.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
K Sử dụng phương pháp sắc kí khí khối phổ để đánh giá tiềm năng hình thành các độc tố hữu cơ nhóm trihalogenmetan Khoa học Tự nhiên 4
A Tiềm năng tài nguyên Dolomit tỉnh Ninh Bình và định hướng sử dụng hiệu quả Khoa học Tự nhiên 0
L Phân tích hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất đai cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và Khoa học Tự nhiên 0
G Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và phương án công nghệ sử dụng năng lượng sinh khối các phụ phẩm nông Tài liệu chưa phân loại 0
H Báo cáo Hiện trạng, khả năng khai thác và giải pháp sử dụng hợp lý tiềm năng du lịch di tích lịch sử Tài liệu chưa phân loại 0
T Khảo sát tiềm năng sử dụng phế phẩm nông nghiệp làm nguồn nhiên liệu sản xuất điện tại tỉnh Đồng Thá Tài liệu chưa phân loại 3
C Luận án Vấn đề tiềm năng tiết kiệm năng lượng nâng cao hiệu quả sử dụng lò gas nhằm tăng khả năng cạ Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá (1995 - 2007) Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top