thanhynhan

New Member

Download miễn phí Đề tài Bao bì kẹo





MỤC LỤC
Mục lục
Phần 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KẸO
I. PHÂN LOẠI KẸO : 2
1. Phân loại theo hàm lượng nước 2
2. Phân loại theo đặc trưng của thành phần kẹo 2
II. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA KẸO: 5
1.Carbon hydrat 6
2. Chất béo 6
3. Albumin 6
Phần2 BAO BÌ KẸO
I. CHỨC NĂNG BAO BÌ 7
1. Đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm 7
2. Thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng 10
3. Thuận tiện trong phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng 12
II. VẬT LIỆU BAO BÌ KẸO 14
1. Giấy và giấy bìa 14
2. Plastic 22
3. Thép tráng thiếc 36
4. Nhôm 38
5. Màng ghép nhiều loại vật liệu. 42
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ÙT (Wet Strength Paper)
Những bao tải giấy được sử dụng trong điều kiện ẩm ướt cần duy trì ít nhất 30% độ bền khi khô của chúng. Để đạt được độ bền ướt cần thêm vào bột giấy các chất urea formaldehyde và melamine formaldehyde. Những hợp chất hóa học này sẽ tạo thành những liên kết chéo đặt lên bề mặt sợi cellulose trong suốt quá trình sấy làm cho chúng có khả năng chống thấm nước.
GIẤY KHÔNG THẤM DẦU (Greaseproof Paper)
Giấy không thấm dầu được làm từ bột giấy xử lý bằng phương pháp hóa học (chemical pulp), sau đó được lọc nhẹ để phá vỡ kết cấu bó sợi. Những sợi nhỏ xếp chặt lại với nhau, tạo thành một cấu trúc ít hấp thu chất lỏng.
Giấy không thấm dầu dùng cho bánh snack, cookies, bơ, kẹo có hàm lượng béo cao ( kẹo dừa, kẹo lạc)… Khi được xử lý thêm với polyethylene đậm đặc sẽ làm tăng khả năng không thấm dầu và nước.
GLASSINE
Đây là loại giấy không thấm dầu siêu mỏng. Quá trình cán mỏng tạo nên một tấm rất chắc với độ dày và độ bóng cao. Nó không xốp, không thấm dầu, có thể được cán mỏng lên giấy bìa và có thể được phủ silicone để tháo sản phẩm dễ dàng hơn. Glassine có nhiều màu sắc khác nhau.
GIẤY NHIỀU LỚP (Laminating Paper):
Loại giấy này có thể được phủ hay không phủ ngoài bề mặt (có khối lượng 40 – 80 g/m2) được làm từ bột kraft hay bột sulphite. Chúng có thể được cán mỏng lên lá nhôm và được phủ PE.
HỘP CARTON GẤP (Folding Carton)
Được sử dụng phổ biến trong việc đóng gói những sản phẩm bán lẻ.
Loại giấy được sử dụng để làm loại hộp này được chọn tùy thuộc vào yêu cầu của sản phẩm trong quá trình đóng gói, phân phối, bảo quản, sử dụng, và còn phụ thuộc vào bề mặt và cấu trúc của hộp. Những loại giấy thường được sử dụng là: giấy tẩy trắng SBB (solid bleached board), giấy không tẩy SUB (Solid Unbleached Board), giấy boxboard gấp (Folding Boxboard) hay White Lined Chipboard (WLC). Ngoài ra để tăng khả năng bảo vệ cho giấy người ta có thể tráng mỏng, phủ giấy hay nhựa, hay sử dụng những phương pháp xử lý khác để đáp ứng những yêu cầu cụ thể của sản phẩm.
Hộp carton đáp ứng đuợc nhiều yêu cầu của quá trình bao gói và có thể có nhiều hình dạng. Phần lớn các hộp có tiết diện hình vuông hay chữ nhật.
Kích thước và cấu trúc của hộp phụ thuộc vào :
Loại sản phẩm
Phương pháp nhập liệu
Cách phân phối, sử dụng hộp.
Các hộp có hình chữ nhật thường dễ vận chuyển, đặc biệt khi đóng gói với thể tích lớn và vận tốc cao.
Người ta có thể đưa thêm vào bên trong hộp một túi lót làm từ những vật liệu có khả năng bảo vệ tốt, có thể ghép mí bằng nhiệt như giấy/lá nhôm/PE hay nhiều lớp phim nhựa được tráng mỏng. Loại hộp này thường được sử dụng cho café xay, thực phẩm khô, trà, chất lỏng.
Các cách gấp hộp:
BAO BÌ BẰNG GIẤY DỢN SÓNG (Corrugated Fibreboard)
Cho đến nay đây là lĩnh vực sử dụng giấy và giấy bìa nhiều nhất. Mục đích của quá trình bao gói này là để vận chuyển và bảo quản.
Ưùng dụng : làm hộp hay khay giấy, bao gói những đơn vị sản phẩm nhỏ hơn.
Cấu tạo :
Loại thành đơn (single wall): gồm 3 lớp, lớp dợn sóng nằm ở giữa, được kẹp giữa hai lớp ngoài. Các lớp ngoài được dán dính vào gờ của gợn sóng.
Đặc điểm : có độ dai cao khi uốn, có độ bền nén cao khi được làm thành dạng hộp có các đường biên dán keo hay dán băng dính (thùng dợn sóng có đường nối biên hay nắp bấm kim thường không cho phép sử dụng cho đóng gói thực phẩm).
Loại thành đôi (double wall): gồm 3 lớp bọc và 2 lớp dợn sóng. Tuy nhiên để đóng gói dạng những đơn vị nhỏ thì không cần đến loại bền như vậy.
Loại tripple wall: rất dày và bền, được sử dụng với túi đệm bảo vệ bên trong, làm bằng PE.
  SINGLE FACE
  SINGLE WALL
  DOUBLE WALL
  TRIPLE WALL
Vật liệu giấy dợn sóng :
Lớp bọc ngoài lớp dợn sóng: phổ biến nhất là loại giấy kraft màu nâu. Giấy kraft có thể thuộc loại sợi mới chưa được tẩy, loại 100% tái chế, hay hỗn hợp của cả hai loại này. Khi sử dụng giấy là hỗn hợp của sợi đã được tẩy và sợi chưa được tẩy, giấy sẽ có màu lốm đốm trắng/nâu. Khối lượng giấy trên một đơn vị diện tích khoảng 115 – 400 g/m2. Giá trị thường được sử dụng để đóng gói thực phẩm là 125, 150, 175 g/m2.
Lớp dợn sóng: một số loại sợi như sợi xử lý cơ học, hóa học hay tái chế. Khối lượng giấy trên một đơn vị diện tích khoảng 100 – 220 g/m2. Nếu dùng sợi xử lý cơ học nó cũng phải được xử lý hóa học một phần để làm tăng độ bền, khả năng chịu lực.
Phân loại giấy dợn sóng
Theo độ cao của dợn sóng và số luợng dợn sóng trên một đơn vị chiều dài giấy dợn song được chia làm các loại:
loại A : thô.
loại B : mịn.
loại C : trung bình.
loại E : mịn hơn loại B.
Trong đó, loại B có khả năng chống chà xát lớn nhất, được sử dụng trong đóng gói lon, chai khi chính khối lượng bên trong cũng đóng góp vào độ bền của thùng; loại C được sử dụng khi khối lượng bên trong không giúp làm tăng độ bền của thùng vì loại nàycó độ bền cao hơn khi chịu cùng một khối lượng. Loại C còn được sử dụng cho chai thủy tinh vì có dợn sóng cao hơn, tạo lớp đệm tốt hơn.
Ngoài các tính chất như độ bền nén, tính đệm, khả năng chống chà xát, chống thủng, người ta còn quan tâm đến những chi tiết khác như chất lượng in, hiệu quả của quá trình cắt.
Quá trình in đuợc tiến hành sau hay trước khi gắn lớp dợn sóng, tuy nhiên nếu in trước thì sẽ thu được chất lượng in cao hơn.
Độ bền nén của hộp có thể được tính toán dựa theo khối lượng bên trong và điều kiện không khí của quá trình bảo quản. Các nhà sản xuất giấy gợn sóng có những công thức tính toán độ bền nén dựa trên từng loại vật liệu, loại dợn sóng, kích thước hộp, khối lượng bên trong.
Từ đó, dựa vào độ bền của một loại thùng cho trước chúng ta sẽ tính được khối lượng vật liệu tối đa hay loại dợn sóng.
Loại thùng dợn sóng được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghệ thực phẩm là RSC (regular slotted container).
2. PLASTIC:
2.1 Định nghĩa:
“Plastics” là thuật ngữ thường dùng để chỉ hai loại polymer là nhựa nhiệt rắn (thermosetting polymers) và nhựa nhiệt dẻo (thermoplastic polymers). Các polymers này gồm nhiều đơn phân tử (monomer) hữu cơ liên kết với nhau tạo thành một chuỗi có khối lượng phân tử lớn, dao động trong khoảng 5000 đến 100000. Các đơn phân tử cấu tạo nên chuỗi có thể là mạch thẳng hay mạch vòng. Polymers được tạo thành từ các monomer cùng loại hay khác loại và thường có những nhánh ngắn. Một số mạch nhánh có tác dụng làm cho polymers bền với các tác nhân hóa học. Nhiều loại polymers là thành phần chính tạo nên một số loại bao bì dùng để bao gói thực phẩm và được biết đến như là nhóm bao bì “plastics”. Các loại polymers khác nhau sẽ được đề cập ở những phần tiếp theo trong bài và những ứng dụng của chúng trong sản xuất bao bì thực phẩm.
2.2 Ưu điểm của bao bì plastic
Trong suốt, có thể nhìn thấy được.
Tỷ trọng thấp Nhẹ, vận chuyển dễ dàng.
Bao bì plastic có thể chịu áp lực, va chạm cơ học, chịu áp lực châ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top