Download miễn phí Tiểu luận Những biến đổi hóa sinh học của thủy sản sau khi đánh bắt





Hệ vi sinh vật của cá vừa đánh bắt lại phụ thuộc vào môi trường nơi đánh bắt hơn là vào loài cá (Shewan, 1977). Số lượng vi khuẩn tồn tại trong cá cao hay thấp tùy thuộc vào cá sống trong môi trường nước ấm hay nước lạnh. Vi khuẩn trên da và mang cá sống trong vùng nước ôn đới, môi trường nước sạch ít hơn so với cá sống trong vùng nước nhiệt đới, môi trường ô nhiểm. Số lượng vi khuẩn trong nội tạng cá có liên quan trực tiếp đến nguồn thức ăn của cá: cao ở cá ăn tạp và thấp ở cá không ăn tạp. Ngoài ra số lượng vi khuẩn thay đổi còn tùy thuộc vào mùa sinh sống. Cá sống trong mùa hè có số lượng vi khuẩn cao hơn.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ngọt như rong biển. Vị tanh nhẹ của kim loại. Đối với cá tuyết, cá tuyết chấm đen, cá tuyết mecluc và cá bơn, vị ngọt được giữ được tối đa 2-3 ngày sau khi đánh bắt.
Giai đoạn 2: Mất mùi và vị đặc trưng. pH của thịt cá trở nên trung tính nhưng không có mùi lạ. Kết cấu cơ thịt vẫn còn tốt.
Giai đoạn 3: Có dấu hiệu ươn hỏng và tùy theo loài cá cũng như kiểu ươn hỏng (hiếm khí, kị khí) mà sẽ tạo ra một loạt các dễ chất bay hơi và mùi khó chịu.
Giai đoạn 4: Đặc trưng của cá có thể là sự ươn hỏng và phân hủy (thối rửa).
Đánh giá độ tươi: Qui chế của Hội đồng (EEC) No. 103/76 OJ No.L20(28-01-1976) (EEC,1976).
Các bộ Điểm
phận đánh giá
3
2
1
0
Da
Sáng, hệ sắc tố
óng ánh,
không biến màu
Hệ sắc tố sáng,
không bóng láng.
Hệ sắc tố đang trong biến màu và mờ đục.
Hệ sắc tố mờ đục
Mắt
Lồi (phồng lên).
Giác mạc trong .
Đồng tử đen, sáng.
Lồi và hơi trũng.
Giác mạc hơi đục.
Đồng tử đen, mờ.
Phẳng.
Giác mạc đục.
Đồng tử mờ đục.
Lõm ở giữa
Giác mạc đục sữa.
Đồng tử xám xịt.
Mang
Màu sáng.
Không có dịch nhớt.
Giảm màu.
Hơi có vết của dịch nhớt.
Đang biến màu.
Dịch nhớt mờ đục.
Hơi vàng.
Dịch nhớt đục như sữa.
Thịt
Chắc và đàn hồi.
Bề mặt nhẵn.
Kém đàn hồi.
Hơi mềm,kém đàn hồi,bề mặt mờ đục.
Mềm,vẩy dễ dàng tách khỏi da, bề mặt rất nhăn nheo.
Màu
Không màu.
Phớt hồng.
Hồng.
Đỏ
Mùi
Rong biển.
Không có mùi.
Hơi chua.
Chua.
Các cơ quan
Thận và phần còn lại của các cơ quan khác đỏ sáng.
Thận và phần còn lại của các cơ quan khác đỏ đục, máu bị biến màu.
Thận, phần còn lại của các cơ quan khác và máu có màu đỏ nhợt.
Thận, phần còn lại của các cơ quan khác và máu có màu nâu nhạt.
Trong thịt cá chứa chủ yếu là protein và chất béo. Vì thế những biến đổi sau khi cá chết chính là những biến đổi của protein, chất béo dưới tác dụng của các enzyme proteaza, lipaza có sẵn trong cá, và do có vi sinh vật.Như chúng ta đã biết, sau khi cá chết một thời gian, về mặt cảm quan ta thấy cá tăng lên về thể tích, có mùi thối. Sự tăng lên về thể tích là do sự thủy phân mạch polypeptid vốn được sắp xếp một cách chặt chẽ thành các mạch ngắn hơn, được sắp xếp hỗn độn, rời rạc. Sau khi cá chết có mùi thối là do sự phân hủy sẽ tạo ra các chất khí có mùi như H2S, NH3, trimetylamin.
II.Các biến đổi do tự phân giải.
1.Sự phân giải glycogen (quá trình glycosis)
Glycogen bị phân giải dưới tác dụng của men glycolysis trong điều kiện không có oxy bằng con đường Embden – Meyerhof, dẫn đến sự tích lũy acid lactic làm giảm pH của cơ thịt cá.
đối với cá tuyết, pH ở cơ thịt giảm từ 6,8 xuống mức pH cuối cùng là 6,1-6,5. Với một số loài cá khác, pH cuối cùng có thể thấp hơn: ở cá thu cỡ lớn thì pH có thể giảm xuống đến mức 5,8-6,0; ở cá ngừ và cá bơn lưỡi ngựa thì pH giảm xuống đến 5,4-5,6; tuy nhiên pH thấp như vậy ít khi thấy ở các loài cá xương ở biển. Nói chung, do cơ thịt cá có hàm lượng glycogen tương đối thấp so với động vật có vú nên sau khi cá chết thì lượng acid lactic được sinh ra ít hơn. Trạng thái dinh dưỡng của cá, hiện tượng sốc và mức độ hoạt động trước khi chết cũng có ảnh hưởng lớn đến hàm lượng glycogen dự trữ và do đó ảnh hưởng đến pH cuối cùng của cá sau khi chết.
pH của cơ thịt cá giảm sau khi cá chết có ảnh hưởng đến tính chất vật lý của cơ thịt cá. Khi pH giảm, điện tích bề mặt của protein sợi cơ giảm đi, làm cho các protein đó bị biến tính cục bộ và làm giảm khả năng giữ nước của chúng. Mô cơ trong giai đoạn tê cứng sẽ mất nước khi luộc và đặc biệt không thích hợp cho quá trình chế biến có xử lý nhiệt, vì sự biến tính do nhiệt càng làm tăng sự mất nước. Sự mất nước có ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của cơ thịt cá
+Sự biến đổi pH của cá sau khi chết phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ môi trường
Vd. 50C, sự biến đổi pH của cá diễn ra như sau:
A - B: 4 - 6 giờ
B - C - D: 5 - 10 giờ
D - E: 3 - 4 ngày
E - F - G: 3 - 4 ngày
Từ đồ thị hình 2.4 ta thấy khi pH giảm xuống thấp nhất thì cá cứng và khi pH trở lại trung tính thì cá mềm và sau khi mềm thì tiến đến tự phân giải rồi thối rữa.
Sơ đồ sự biến đổi pH của cá sau khi chết
A. Thời gian khi đánh bắt B. Thời gian khi chết, bắt đầu tê cứng
C. Cá có pH thấp nhất D. Cá cứng nhất E. Cá bắt đầu mềm F: Cá bắt đầu ươn hỏng G: Cá ươn hỏng
Tóm lại: Cá bắt lên một thời gian rồi chết có pH = 7, sau đó giảm xuống đến pH thấp nhất, cá trở nên cứng. pH giảm đến một mức độ nào đó lại tăng lên gần trung tính, cá lúc này trở nên mềm.
2.Sự phân hủy ATP
Sau khi chết, ATP bị phân hủy nhanh tạo thành inosine monophosphate (IMP) bởi enzym nội bào (sự tự phân). Tiếp theo sự phân giải của IMP tạo thành inosine và hypoxanthine là chậm hơn nhiều và được xúc tác chính bởi enzym nội bào IMP phosphohydrolase và inosine ribohydrolase, cùng với sự tham gia của enzym có trong vi khuẩn khi thời gian bảo quản tăng. Sự phân giải ATP được tìm thấy song song với sự mất độ tươi của cá, được xác định bằng phân tích cảm quan.
ATP bị phân hủy xảy ra theo bởi các phản ứng tự phân:
Trong tất cả các loài cá, các giai đoạn tự phân xảy ra giống nhau nhưng tốc độ tự phân khác nhau, thay đổi tùy theo loài.Glycogen và ATP hầu như biến mất trước giai đoạn tê cứng, trong khi đó IMP và HxR vẫn còn duy trì. Khi hàm lượng IMP và HxR bắt đầu giảm, hàm lượng Hx tăng lên. pH giảm xuống đến mức thấp nhất ở giai đoạn tự phân này.
IMP và 5 nucleotide khác có tác dụng như chất tạo mùi cho cá, chúng liên kết với acid glutamic làm tăng mùi vị của thịt cá. IMP tạo mùi vị đặc trưng, hypoxanthine có vị đắng. Sự mất mùi vị cá tươi là kết quả của quá trình phân hủy IMP.
ATP như là chất chỉ thị hóa học về độ tươi: Chỉ số hóa học về độ tươi của cá là biểu hiện bên ngoài bằng cách định lượng, đánh giá khách quan và cũng có thể bằng cách kiểm tra tự động. Một mình ATP không thể sử dụng để đánh giá độ tươi bởi vì ATP nhanh chóng chuyển đổi tạo thành IMP. Sản phẩm trung gian của sự phân hủy này tăng và giảm làm cho kết quả không chính xác. Khi xác định kết quả, cần chú ý đến inosine và hypoxanthin, chất chuyển hóa cuối cùng của ATP.
Để nhận biết mức độ tươi của cá một cách chính xác người ta đưa ra trị số K. Trị số K biểu diễn mối liên hệ giữa inosine, hypoxanthine và tổng hàm lượng của ATP thành phần:
Trong đó, [ATP], [ADP], [AMP], [IMP], [HxR], [Hx] là nồng độ tương đối của các hợp chất tương ứng trong cơ thịt cá được xác định tại các thời điểm khác nhau trong quá trình bảo quản lạnh. Trị số K càng thấp, cá càng tươi.
3.Sự phân giải protein
Các enzym cathepsin
Cathepsin là enzym thủy phân nằm trong lysosome. Enzym quan trọng nhất là cathepsin D tham gia vào quá trình thủy phân protein nội tại của tế bào tạo thành peptide ở pH = 2-7. Sau đó peptide tiếp tục bị phân hủy dưới tác của men cathepsin A, B và C. Enzym cathepsin bị ức chế hoạt động ở nồng độ muối 5%.
Các enzym calpain
Người ta đã tìm thấy mối liên hệ giữa một nhóm enzym proteaza nội bào thứ hai được gọi là "calpain" hay "yếu tố đ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những biến đổi kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời Pháp thuộc (1862-1945) Văn hóa, Xã hội 0
1 Diễn biến chất lượng nước mặt và những nguyên nhân làm thay đổi chất lượng nước trong hệ thống thủy Khoa học Tự nhiên 0
K Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát và cảnh báo những tác động của biến đổi khí hậu Luận văn Sư phạm 3
T Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Văn hóa, Xã hội 0
C Những biến đổi văn hóa ở làng Cót thời kỳ đổi mới Văn hóa, Xã hội 2
D Những biến đổi văn hóa trong phong tục cưới xin và tang ma của người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Văn hóa, Xã hội 2
B Nông thôn Việt nam từ truyền thống đến đổi mới qua nghiên cứu làng Yên sở và so sánh với những biến Lịch sử Thế giới 2
C Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ Kinh tế chính trị 0
A Hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 Kinh tế quốc tế 0
D CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG THÔN VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top