xaanh22

New Member
Download miễn phí Tiểu luận Polymer sinh học biển



MỤC LỤC
1.Lý do chọn đề tài : 1
2.Tính chất và vai trò của pollysaccharit : 1
3.Pollysaccharit có nguồn gốc từ rong biển _Agar (E406) : 2
3.1. Nguồn gốc của agar : 2
3.2. Cấu trúc của agar : 2
3.2.1.Agarose : 3
3.2.2.Agaropectin : 4
3.3. Tính chất của agar : 4
3.3.1. Tính tan : 4
3.3.2. Tạo gel : 5
3.4. Ưu và nhược điểm agar dùng trong sản xuất thực phẩm: 5
3.4.1. Ưu điểm: 5
3.4.2. Nhược điểm: 6
3.5. Một số ứng dụng phụ gia agar dùng trong thực phẩm : 6
3.6. Liều lượng sử dụng agar trong thực phẩm : 9
4.Pollysaccharit có nguồn gốc từ rong biển_Carrageenan ( E407): 9
4.1.Nguồn gốc của Carrageenan: 9
4.2.Cấu trúc hóa học của của Carrageenan : 10
4.2.1. χ_Carrageenan (kappa – carrageenan) : 11
4.2.1.1.Cấu trúc hóa học của χ_Carrageenan : 11
4.2.1.2.Tính chất vật lý và hóa học của χ_Carrageenan : 12
4.2.2. τ_Carrageenan (iota-carrageenan) : 12
4.2.2.1.Cấu trúc hóa học : 12
4.2.2.2.Tính chất vật lí và hóa học của τ_Carrageenan 13
4.2.3. λ-carrageenan (lambda-carrageenan) : 13
4.2.3.1.Cấu trúc hóa học : 13
4.2.3.2.Tính chất vật lí và hóa học của λ-carrageenan: 14
4.2.4.So sánh 3 loại carrageenan: 14
4.3.Tính chất vật lý và hóa học của carrageenan: 15
4.3.1.Độ tan : 15
4.3.2.Độ nhớt của dung dịch carrageenan: 15
4.3.2.Cơ chế tạo gel : tương tự như cơ chế tạo gel ở agar: 16
4.3.2.1. Khả năng tạo gel: 16
4.3.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo gel: 16
4.3.3. Tương tác với protein : 17
4.4. Quy định của nhà nước về sử dụng carrageenan và muối Na, K, NH4 của nó trong thực phẩm : 17
4.5. Ứng dụng của phụ gia carragenan trong thực phẩm : 19
4.5.1. Sản phẩm bơ sữa : 19
4.5.2. Sản phẩm bia và nước quả: 21
4.5.3. Sản xuất thịt : 21
5.Pollysaccharit có nguồn gốc từ rong biển_Acid alginic và alginate (E400) : 23
5.1.Nguồn gốc của alginic : 23
5.2. Cấu trúc của Agilnic và alginate : 23
5.3.Tính chất vật lý và hoá học của alginate : 23
5.4.Yêu cầu của bộ y tế về việc sử dụng algilnate: 24
5.5. Ứng dụng của agilnate: 26
6.Kết luận : 29


Agar là chất tạo gel tốt nhất , nó có thể hấp thu rất nhiều nước và tạo gel nhờ các liên kết hidro ở nồng độ rất thấp ( khoảng 0.04%).
Dung dịch agar sẽ đông lại khi làm nguội đến 40-500C và nóng chảy khi nhiệt độ gần 80-850C .Gel agar có tính thuận nghịch nhiệt và đàn hồi.
Khả năng tạo gel và độ bền gel phụ thuộc vào nồng độ agar và phân tử lượng trung bình của nó (phân tử lượng trung bình càng lớn thì gel tạo thành càng bền ).Dung dịch 1.5% tạo gel ở 32-390C nhưng không chảy ở nhiệt độ thấp hơn 60-970C.
Kích thước lỗ gel cũng khác nhau phụ thuộc vào nồng độ agar, nồng độ agar càng cao thì bán kính lỗ gel càng nhỏ, khi làm khô gel sẽ tạo thành một màng trong suốt bền cơ học và có thể bảo quản lâu dài mà không bị hỏng.
Sự có mặt của ion sunfat làm cho gel bị mờ, đục. Do đó tránh dùng nước cứng để sản xuất.
3.4. Ưu và nhược điểm agar dùng trong sản xuất thực phẩm:
3.4.1. Ưu điểm:
Khả năng tạo gel cứng tại nồng độ rất thấp.
Không cần bất kỳ chất hỗ trợ nào, không ảnh hưởng vị của sản phẩm.
Có sự khác biệt giữa nhiệt độ nóng chảy và tạo gel: 40°C đông đặc, 80°C nóng chảy làm cho agar rất dễ sử dụng.
Có khả năng cạnh tranh với các chất tạo đông khác, không những về đặc tính kỹ thuật mà còn có lợi về kinh tế.
Không cần đường và pH trong quá trình tạo đông.
Trong trường hợp nồng độ đường cao, agar có thể có các nội phản ứng làm tăng lực bền gel.
Có khả năng chống lại các phản ứng phân hủy do enzim, dùng làm môi trường nuôi cấy vi sinh vật rất tốt.
Có khả năng chống lại phân hủy acid (trừ trường hợp môi trường pH < 4)
Không màu, không vị nên không ảnh hưởng đến vị tự nhiên của sản phẩm.
3.4.2. Nhược điểm:
Nếu sử dụng agar quá nhiều trong sản xuất thực phẩm sẽ làm cho thực phẩm trở nên cứng và mất đi một số tính chất cảm quan như : độ dẻo, mềm, mịn…
3.5. Một số ứng dụng phụ gia agar dùng trong thực phẩm :
Agar không được hấp thu vào cơ thể trong quá trình tiêu hóa do đó agar được sử dụng sản xuất các loại bánh kẹo chứa ít năng lượng.
Agar được sử dụng trong sảm phẩm mứt trái cây thay thế cho pectin nhằm làm giảm hàm lượng đường trong sản phẩm và thay thế gelatin trong một số sản phẩm thịt và cá. Là chất ổn định trong phomai, kem.. Ngoài ra còn được sử dụng trong các sản phẩm yoghurt, sữa chocolate, trong ngành bánh kẹo …. Agar còn được sử dụng vào môi trường nuôi cấy vi sinh vật.
Ứng dụng của agar trong quy trình sản xuất kem :
Agar_một trong những chất phụ gia trong kem:
Trong sản xuất kem, agar được xem như là một chất phụ gia tạo tính ổn định trong kem. Nó được xem là một chất ưu nước, khi cho vào nước, nó có thể liên kết với một lượng lớn phân tử nước và làm giãm số phân tử nước ở dạng tự do. Agar tạo ra mạng lưới không gian để hạn chế sự chuyển động tự do của các phân tử nước. Nhờ đó, trong quá trình lạnh đông hỗn hợp nguyên liệu sản xuất kem, các tinh thể đá xuất hiện sẽ có kích thước nhỏ, kem trở nên đồng nhất, ngoài ra nó còn có thể hạn chế sự lớn lên của các tinh thể đá trong kem thành phẩm khi có sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình sản xuất.
Cách sử dụng và liều lượng sử dụng :
Trước khi sử dụng, Agar được đem cân để định lượng cho phù hợp với công thức phối trộn mỗi loại kem sản xuất. Sau khi đã xác định được hàm lượng agar cần sử dụng, ta sẽ ngâm agar trong nước lạnh cho trương sau đó ta sẽ đun nóng cùng với các phụ gia khác để tạo thành một chất lỏng đồng nhất. Tiếp đến ta sẽ đem hỗn hợp này đem đi phối trộn cùng với các nguyên liệu chính.
3.6. Liều lượng sử dụng agar trong thực phẩm :
Agar là chế phẩm từ tự nhiên không gây độc hại cho cơ thể, có thể sử dụng ở liều lượng cao mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thông thường agar được sử dụng với hàm lượng 1- 1,5% khối lượng so với lượng đường trong hỗn hợp sản phẩm thực phẩm, nếu sử dụng quá nhiều agar, hầu hết nước trong sản phẩm sẽ bị liên kết làm cho sản phẩm mất đi các tính chất cảm quan, không thu hút người tiêu dùng.
Pollysaccharit có nguồn gốc từ rong biển_Carrageenan ( E407):
4.1.Nguồn gốc của Carrageenan:
Carrageenan là pollysaccharit có nguồn gốc từ tảo đỏ Rhodophyceae.
Carrageenan đã đựợc sử dụng như là một chất tạo gel trong thực phẩm từ vài trăm năm trước. Ở Châu Âu việc sử dụng carrageenan đã thấy xuất hiện cách đây 600 năm tại ngôi làng có tên là Caraghen thuộc phía nam của vùng ven biển Irish.
Carrageenin là tên đầu tiên của carrageenan được tìm thấy lần đầu tiên năm 1862 từ tảo Chondrus crispus.
Ngày nay người ta đã biết thêm nhiều loại rong có khả năng sản xuất carrageenan. Những nhiên cứu chi tiết về các loài rong này đã cho phép người ta có thể trồng chúng trên quy mô lớn và do đó đáp ứng đươc nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất carrageenan. Carrageenan được tách từ các loài Chondrus, Eucheuma, Gigartina, Gloiopeltis , Iridaea bằng nước nóng trong môi trường kiềm yếu, sau đó được sấy khô hay kết tủa để thu các sản phẩm tinh sạch hơn.
Rong sụn ( kappaphycus alvarezii )
Hiện nay công nghiệp sản suất carrageenan không chỉ phát triển mạnh ở các nước Mĩ và Tây Âu mà còn đang phát triển mạnh ở các quốc gia Châu Á. Trong đó phải kể đến Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin... Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất carrageenan với hiệu xuất thu hồi cao, hơn nưã khí hậu của chúng ta thích hợp cho việc phát triển cây rong sụn (Kapsycus alcaeric) nguồn nguyên liệu chính để sản xuất carrageenan đây là thuận lợi lớn để chúng ta tiến hành mở nhà máy sản xuất carrageenan.
4.2.Cấu trúc hóa học của của Carrageenan :.
Carrageenan có cấu trúc là một mạch thẳng của polysaccharide -Sulphat, chứa
galactose và anhydrogalactose với các liên kết 1 - 3 và 1 - 4.
Trọng lượng phân tử của carrageenan từ 100000 đến 500000 đvc
Carrageenan cố thể được tách riêng bằng phương pháp kết tủa phân đoạn với ion potassium. Thành phần monomer của các phân đoạn carrageenan được giới thiệu qua bảng dưới đây:
Carrageenan
Thành phần monosaccharide
χ_ Carrageenan
D-galactose-4-sulphate,
3,6-anhydro-D-galactose
τ_Carrageenan
D-galactose-4-sulphate,
3,6-anhydro-D-galactose-2-sulphate
λ_Carrageenan
D-galactose-4-sulphate,
D-galactose-2,6-disulphate
µ_Carrageenan
D-galactose-4-sulphate,
D-galactose-6-sulphate
3,6-anhydro-D-galactose
ν_Carrageenan
D-galactose-4-sulphate,
D-galactose-2,6-sulphate
3,6-anhydro-D-galactose
Furcellaran
D-galactose -D-galactose-2-sulphate,
D-galactose-4-sulphate,
D-galactose-6-sulphate
3,6-anhydro-D-galactose
Carrageenan có 3 loại chính được nghiên cứu kĩ sau :
4.2.1. χ_Carrageenan (kappa – carrageenan) :
χ _carrageenan được sản xuất bằng cách loại bỏ kiềm từ μ-carrageenan cô lập chủ yếu là từ cỏ biển nhiệt đới alvarezii Kappaphycus (còn gọi là Eucheuma cottonii)
4.2.1.1.Cấu trúc hóa học của χ_Carrageenan :
(1 3)-β-D-galactopyranose-2-sulfate-(1 3)-β-D-galactopyranose-2-sulfat-(1 4)-α-D-galactopyranose-2,6-disulfate-(1 4)-α-D-galactopyranose-2, 6-disulfate-(1 3) 3)
4.2.1.2.Tính chất vật lý và hóa học của χ_Carrageenan :
Hoà tan ở nhiệt độ cao.
Tạo khối đông (gel) cứng.
to­...
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

Bạn download tại đây nhé


Nhớ thank cho tác giả
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ dokhen:
giup em donwload bài Tiểu luận Cấu tạo, thành phần hóa học và ứng dụng của rong biển trong các chu trình công nghệ chế biến thực phẩm
viewtopic.php?f=116&t=160355


Bạn download tại đây nhé

Nhớ thank cho tác giả
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top