Download miễn phí Luận văn

MỤC LỤC
Trang phụbìa Trang
Lời Thank
Mục lục . i
Danh mục từviết tắt .v
Danh mục bảng . vi
Danh mục hình . vii
Danh mục đồthị. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa và thành phần ECM.3
1.1.1. Định nghĩa ECM.3
1.1.2.Thành phần ECM.4
a. Nhóm protein cấu trúc.4
b. Phức hợp protein - polysacharide .6
c. Nhóm protein bám dính . 6
d. Nhân tốtăng trưởng .7
1.2. Quy trình thu nhận ECM.8
1.2.1. Các phương pháp loại tếbào .8
a. Phương pháp vật lí .8
b. Phương pháp hóa học.9
c. Phương pháp enzyme .11
d. Chất ức chếprotease .12
1.2.2. Ảnh hưởng của nguồn mô đến quá trình loại tếbào .12
1.2.3. Kiểm tra sựloại bỏtếbào.12
1.2.4. Loại bỏcác hóa chất dưtrên ECM .13
1.3. Một số đặc tính sinh học của ECM .13
1.3.1. Đặc tính tựphân hủy .13
1.3.2. Đặc tính kháng khuẩn .14
1.3.3. Đặc tính hóa hướng động .14
1.3.4. Đặc tính tạo mạch .15
1.4. Một sốsản phẩm ECM thương mại và ứng dụng .15
1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu .17
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thếgiới .17
1.5.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .19
Chương 2. VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP
2.1.Vật liệu – phương pháp .20
2.1.1. Dụng cụ- thiết bị.20
2.1.2. Hóa chất.21
2.2. Phương pháp nghiên cứu.24
2.2.1. Nguồn mẫu .24
2.2.2 .Đối tượng nghiên cứu .25
2.2.3. Phương pháp thu nhận ECM .25
a. Thu nhận và nuôi cấy nguyên bào sợi. 25
b. Nuôi cấy và tăng sinh nguyên bào sợi . 26
c. Đánh giá nguyên bào sợi .26
d. Kích thích nguyên bào sợi tổng hợp protein tạo ECM . 27
e. Phá tếbào thu nhận ECM . 27
2.2.4.Phương pháp đánh giá sựbám dính nhanh và tạo cụm .28
a. Phân lập và nuôi nhân tếbào sừng từmô da . 28
b. Đánh giá sựbám dính nhanh của tếbào trên ECM . 29
c. Đánh giá sựtạo cụm tếbào trên ECM . 29
2.2.5. Phương pháp khảo sát sựphục hồi tổn thương da chuột của ECM .29
a. Xửlí màng ối thu nhận vật mang và tạo đĩa phủvật mang . 30
b. Tạo ECM trên vật mang . 31
c. Khảo sát sựphục hồi tổn thương da chuột .31
2.3. Sơ đồbốtrí thí nghiệm.32
2.4. Xửlí sốliệu .33
Chương 3. KẾT QUẢ- BIỆN LUẬN
3.1. Kết quảthu nhận ECM .34
3.1.1. Kết quảthu nhận, nuôi cấy tăng sinh và đánh giá nguyên bào sợi thu
nhận từmô da . 34
3.1.2. Kết quảkích thích nguyên bào sợi tổng hợp ECM.36
3.1.3. Kết quảxửlí thu nhận ECM .38
3.2. Kết quả đánh giá ECM .42
3.2.1. Kết quả đánh giá thành phần ECM .42
3.2.2. Kết quả đánh giá sựbám dính của tếbào trên ECM.44
a. Kết quả đánh giá sựbám dính nhanh của tếbào sừng trên ECM . 44
b. Kết quả đánh giá sựbám dính nhanh của nguyên bào sợi . 47
3.2.3. Kết quảsựtạo cụm tếbào của tếbào trên ECM .49
3.3. Kết quả đánh giá khảnăng của ECM lên sựphục hồi.52
3.3.1. Kết quảthu nhận vật mang từmàng ối.52
3.3.2. Kết quảthu nhận ECM trên vật mang .54
3.3.3. Đánh giá sựphục hồi tổn thương bỏng da chuột .54
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ . 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 59




Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí


Tóm tắt nội dung tài liệu:

sát bình thường, (b) sợi collagen chứa nhiều tơ collagen, (c) mỗi phân tử collagen là một xoắn gồm 3 chuỗi α, (d)
ba chuỗi α bện vào nhau với đầu tận cùng liên kết lỏng lẻo.
(Nguồn: Elastin
Elastin là protein chủ yếu giữ vai trò đàn hồi và giúp liên kết định hướng các
mô. Hàm lượng elastin có thể thay đổi từ 2% trọng lượng khô của da đến hơn 70%
trong các dây chằng gáy của động vật ăn cỏ. Chức năng chính của elastin là tạo tính
đàn hồi và độ đàn hồi cho mô. Tuy nhiên, elastin còn tăng cường sự bám dính của tế
bào và elastin peptides đã được chứng minh là tạo nên tính hóa hướng động đối với
tế bào. Tropoelastin là phân tử đơn vị hòa tan của elastin. Tuy nhiên do sự nối ghép
các phân tử đơn vị đã tạo nên nhiều dạng elastin. Phân tử đơn vị được tạo ra và tiết
vào không gian ngoại bào, kết hợp với các thành phần vi sợi tạo thành sợi elastin.
6
Các phân tử polypeptide của elastin được liên kết với nhau bằng liên kêt kị nước,
lặp đi lặp lại. Các liên kết giữa lysine là các liên kết cộng hóa trị giúp ổn định cấu
trúc sợi đàn hồi của elastin [9].
b. Phức hợp protein - polysaccharide
Proteoglycan
Proteoglycan gồm nhiều phân tử glycosaminoglycan (GAGs) liên kết với lõi
protein. Glycosaminoglycan phụ thuộc vào dạng mô, tuổi của cơ thể và môi trường
thu nhận ECM. Các phân tử GAGs bám vào các nhân tố tăng trưởng, các cytokines,
thúc đẩy quá trình giữ nước và tạo nên đặc tính gel cho ECM. Nhờ đặc tính bám
dính của heparin trên nhiều thụ thể bề mặt tế bào và trên các nhân tố tăng trưởng đã
tạo nên phân tử heparin giàu glycosaminoglycan – là thành phần quan trọng trong
ECM giúp tế bào tăng trưởng. Các phân tử GAGs hiện diện trong ECM gồm có
chondroitin sulfates, heparin, heparan sulfate, và hyaluronic acid [9], [32], [40].
c. Nhóm protein bám dính
Fibronectin
Fibronectin là thành phần chiếm tỉ lệ cao đứng thứ 2 sau collagen trong
ECM. Fibronectin tồn tại ở dạng hòa tan, dạng sợi và là thụ thể bám dính của nhiều
loại tế bào [49], [50], [61], [62].
Đặc trưng của fibronectin là tạo ra lớp chất nền giúp tế bào bám dính khi
nuôi cấy in vitro. Chúng thường được sử dụng như vật liệu bao phủ các giàn giáo
sinh học để tăng cường tính tương hợp sinh học với cơ thể chủ. Fibronectin là phân
tử giàu Arg-Gly-Asp, bộ 3 peptide này có vai trò quan trọng trong sự bám dính của
tế bào [74].
Laminin
Laminin là một protein bám dính được tìm thấy trên màng nền của ECM .
Cấu trúc của laminin gồm ba chuỗi polypeptide liên kết với nhau. Laminin tương
tác rộng rãi với ECM coi như một giàn giáo để tái tạo cấu trúc mô. Mạch β1 integrin
7
có ảnh hưởng gián tiếp đến tế bào gốc tạo máu khi tương tác với fibronectin và
laminin. Khi sử dụng ECM như một giàn giáo để tái tạo mô và cơ quan ở người
trưởng thành thì không thấy rõ vai trò của laminin, nhưng nó có vai trò quan trọng
trong các quá trình sinh học phát triển, đó là các phân tử thiết yếu cần cho sự tự tập
hợp các quần thể tế bào để hình thành mô và chống lại sự tạo thành mô sẹo [51],
[61], [70].
Integrin
Intergin là các thụ thể trên bề mặt tế bào mà gắn trên ECM. Fibronectin,
laminin và các thành phần khác của ECM gắn trên các thụ thể của phân tử
glycoproteins trên bề mặt tế bào được gọi là integrin. Integrin giúp hợp nhất xương
tế bào và ECM [19], [54].
CAMs
CAMs là các phân tử protein xuyên màng, có vai trò trong sự bám dính trực
tiếp hay gián tiếp giữa tế bào và tế bào, giữa tế bào và ECM. Những tương tác này
giúp gắn tế bào vào mô và thúc đẩy sự liên lạc giữa các tế bào với môi trường xung
quanh [17], [64].
d. Nhân tố tăng trưởng
Trên ECM có nhiều nhân tố tăng trưởng, bao gồm cả các nhân tố tăng trưởng
tế bào nội mô (VEGF), họ nhân tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF), nhân tố tăng
trưởng thu nhận từ các tế bào đệm (SDF-1), nhân tố tăng trưởng tế bào biểu mô
(EGF), nhân tố tăng trưởng biến đổi β (TGF- β), nhân tố tăng trưởng tế bào sừng
(KGF), nhân tố tăng trưởng tế bào gan (HGF), nhân tố tăng trưởng phân lập từ tiểu
cầu (PDGF) và protein tạo hình xương. Các nhân tố tăng trưởng này là các phân tử
sinh học hoạt động. Khi sử dụng ECM ở trạng thái tự nhiên làm giàn giáo giúp tế
bào tăng trưởng và biệt hóa, có thuận lợi về sự hiện diện của tất cả các nhân tố tăng
trưởng tương tự như trong mô tự nhiên [18], [32], [45], [56].
8
1.2. Quy trình thu nhận ECM
ECM có thể được thu nhận từ rất nhiều mô như van tim, mạch máu, da, thần
kinh, cơ xương, gân, dây chằng, mô liên kết ruột non (SIS), bàng quang và gan. Để
thu được ECM tự nhiên đòi hỏi loại hết các tế bào trong mô, cơ quan. Mục đích của
quá trình này nhằm làm giảm phản ứng viêm hay đáp ứng miễn dịch, đồng thời
giảm thiểu các tác động bất lợi lên thành phần, hoạt tính sinh học và đặc tính cơ học
của ECM được thu nhận [12], [13], [22], [30], [38], [48], [60], [63], [66].
Từ một mô tự nhiên, để thu được ECM đòi hỏi phải có sự kết hợp của các
phương pháp vật lí, hóa học và enzyme để loại hết thành phần tế bào. Tiếp theo sự
loại bỏ tế bào, ECM được tiệt trùng trước khi sử dụng như giàn giáo sinh học. Hai
phương pháp tiệt trùng phổ biến là chiếu xạ (tia gamma) và khí ethelyne oxide [33].
1.2.1. Các phương pháp loại tế bào
Để quá trình loại tế bào khỏi mô đạt hiệu quả cao, phải có sự kết hợp các
phương pháp vật lí, hóa học và enzyme. Nhìn chung, một quy trình loại tế bào
thường trải qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên là li giải màng tế bào, bước tiếp theo là xử
lí bằng enzym để tách các thành phần tế bào khỏi mô và cuối cùng là loại bỏ các
mảnh vụn tế bào [35].
a. Phương pháp vật lí
Phương pháp vật lí thường sử dụng để loại tế bào khỏi mô bao gồm làm lạnh,
loại tế bào bằng áp suất và lắc. Phương pháp làm lạnh nhanh thường sử dụng để loại
bỏ tế bào của mô gân, dây chằng và mô thần kinh. Mô được lạnh nhanh, trong mô
sẽ hình thành tinh thể đá nội bào và chúng sẽ phá vỡ màng tế bào và li giải tế bào.
Do vậy phải kiểm soát cẩn thận tốc độ thay đổi nhiệt độ để ngăn cản các tinh thể đá
phá vỡ ECM [43], [72].
Ngoài ra tế bào có thể được li giải bằng cách tạo áp lực trực tiếp lên mô,
nhưng phương pháp này chỉ có hiệu quả đối với các mô, cơ quan mà ECM không
dầy đặc. Các lực cơ học có thể được sử dụng để tách lớp các mô, cơ quan có cấu
9
trúc mô tự nhiên gồm nhiều lớp như ruột non, bàng quang. Phương pháp này có
hiệu quả và ít gây tổn hại đến cấu trúc 3 chiều của ECM.
Biện pháp cơ học thường được sử dụng kết hợp với phương pháp hóa học để
phá vỡ tế bào và loại các thành phần tế bào ra khỏi ECM. Ngoài ra có thể kết hợp
các tác động cơ học cùng với sóng âm để phá vỡ tế bào. Chưa có nghiên cứu nào
xác định cường độ hay tần số tối ưu của sóng âm để phá vỡ tế bào, nhưng mỗi
dạng sóng cụ thể đều có tác động lên sự loại bỏ các thành phần tế bào [69].
b. Phương pháp hóa học
Dung dịch kiềm và acid
Kiềm và acid thường được sử dụng để hòa tan tế bào chất cũng như ...
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top