queensami308

New Member

Download miễn phí Luận văn Tổng quan về Legionella gây bệnh trong nước





MỤC LỤC
 
Chương 1: Mở đầu 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích 2
1.3. Nội dung nghiên cứu 2
Chương 2: Tổng quan về một số vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm 3
2.1 Salmonella 3
2.1.1 Lịch sử phát hiện Salmonella 3
2.1.2. Phân loại Salmonella 3
2.1.3. Đặc điểm Salmonella 4
2.1.3.1. Đặc điểm hình thái 4
2.1.3.2. Tính chất nuôi cấy 5
2.1.3.3. Đặc điểm sinh hóa 6
2.1.3.4 .Đặc điểm cấu trúc 6
2.1.4. Độc tố của Salmonella 8
2.1.4.1. Nội độc tố Endotoxin 8
2.1.4.2. Độc tố đường ruột Enterotoxin 9
2.1.4.3. Độc tố tế bào 10
2.1.5. Khả năng gây bệnh của Salmonella 11
2.1.6. Điều trị khi nhiễm Salmonella 12
2.1.7. Các thực phẩm liên quan 13
2.1.8. Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát 13
2.2. Escherichia coli 15
2.2.1. Lịch sử phát hiện E.coli 15
2.2.2. Phân loại E.coli 15
2.2.3. Đặc điểm của E.coli 16
2.2.4. Độc tố E.coli 17
2.2.5. Khả năng gây bệnh của E.coli 19
2.2.6. Các thực phẩm liên quan đến E.coli 20
2.2.7. Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát E.coli trong thực phẩm 21
Chương 3 : Giới thiệu về Legionella gây bệnh trong nước 22
3.1. Lịch sử phát hiện Legionella 22
3.2. Phân loại Legionella 22
3.3. Đặc điểm Legionella 23
3.3.1. Đặc điểm hình thái Legionella 23
3.3.2. Đặc điểm cấu trúc 24
3.3.2.1. Cấu trúc tế bào 24
3.3.2.2. Cấu trúc phân tử 24
3.4. Độc lực và khả năng gây bệnh 25
3.4.1. Tổng quan về chu kỳ sống 26
3.4.2. Cấu trúc bề mặt liên quan đến khả năng gây bệnh 28
3.4.3. Các yếu tố gây độc 28
3.4.4. Sự kháng của vật chủ 29
3.4.5. Sự lan truyền 29
3.5. Màng sinh học 30
3.5.1. Thành phần màng sinh học 30
3.5.2. Sự hình thành màng sinh học 30
3.5.3. Anh hưởng của màng sinh học đến sự tăng trưởng Legionella 31
3.5.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới màng sinh học 32
3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng Legionella 33
3.6.1. Anh hưởng của nhiệt độ 33
3.6.2. Anh hưởng của các vi sinh vật khác 33
3.6.2.1. Yêu cầu dinh dưỡng 33
3.6.2.2. Động vật nguyên sinh 34
3.6.3. Các yếu tố môi trường và độc tính 35
3.7. Các nguồn nhiễm Legionella 35
3.7.1. Dịch bệnh lây lan qua bình xịt và hít 35
3.7.2. Dịch bệnh lây lan qua đất 36
3.7.3. Legionella trong nước mặt tự nhiên 36
3.8. Tình hình nhiễm Legionella trên thế giới và Việt Nam hiện nay 37
3.8.1. Tình hình nhiễm Legionella trên Thế giới 37
3.8.2. Tình hình nhiễm Legionella Việt Nam hiện nay 39
Chương 4 : Các phương pháp phát hiện Legionella 41
4.1. Phương pháp truyền thống 42
4.1.1. Mẫu 42
4.1.2. Phương pháp 42
4.2. Các phương pháp hiện đại 44
4.2.1. Phát hiện L.pneumophila trong nước lạnh bằng phương pháp PCR 44
4.2.2. Các phát hiện Legionella trong mẫu môi trường và sinh học 44
4.2.3. Phương pháp ELISA 48
4.2.4. Phương pháp PCR 49
4.3. Các biện pháp kiểm soát Legionella 50
4.3.1. Hiệu lực của màng sinh học và các yếu tố khử trùng khác 51
4.3.2. Sự khử trùng bằng hóa học 52
4.3.2.1. Sự bức xạ UV 52
4.3.2.2. Các ion kim loại 53
4.3.2.3. Những chất oxi hóa 54
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị 57
5.1. Kết luận 57
5.2. Kiến nghị 57
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

á quyết định các đặc tính các nhóm trong chi.
3.3.2.2. Cấu trúc phân tử
Tổng thể có 41 loài khác nhau được xác định trong chi Legionella. Các loài này được chia ra tổng cộng 64 nhóm. Ba trong số nhóm này thì Legionella pneumophila nhóm 1, 4 và 6 đã đựơc nghiên cứu và gây bệnh phổ biến nhất. Cấu trúc di truyền của bộ gen Legionella được nghiên cứu qua thời gian dài. Trong ba năm đã hoàn thành ba bộ gen khác nhau của L.Pneumophila.
Tháng 10 năm 2001 đã hoàn thành ba bộ gen về Legionella : Legionella pneumophila ssp, Legionella pneumophila str, Legionella pneumophia 1.
Tháng 10 năm 2004 Paris đã hoàn thành Plasmid pLPP của Legionella pneumophila str. Các bộ gen của Paris về Legionella pneumophila str đã được tìm thấy có chứa 3.503.610 cặp base và chứa khoảng 3.136 gen mã hoá protein. Hệ gen là một nhiễm sắc thể tròn với nội dung GC trung bình là 38 %.
Năm 2004, các nhà nghiên cứu đã phân tích bộ gen hoàn chỉnh của Paris về Legionella pneumophila và Legionella pneumophila của Lens là một chủng đặc hữu mà chủ yếu tại Pháp. Các dòng Legionella pneumophila của Lens có khoảng 3.345.687 cặp base và chứa khoảng 3001 gen mã hoá protein và giống như hệ gen của Paris là một nhiễm sắc thể tròn với nội dung GC trung bình 38 %.
Bảng 3.1. Cấu trúc phân tử của Legionella
Tên
Gen
Các cặp base
Năm
Legionella pneumophila Paris
3.136
3.503.610
2004
Legionella pneumophila str Lens
3001
3.345.687
2004
Legionella pneumophila ssp, Legionella pneumophila str. Philadelphia 1.
3002
3.397.754
2001
Hai chủng khác nhau ở khoảng 13% trình tự bộ gen và có 3 plasmid khác nhau. Chủng Paris là duy nhất vì nó có chứa một hệ thống tiết loại V và một chuỗi 36 Kb mã hóa multicopy plasmid hay tích hợp vào một nhiễm sắc thể loại IV trong hệ thống tiết. Khả năng này cho gen để di chuyển xung quanh làm tăng tính linh hoạt trong L.pneumophila. Để thay đổi chức năng tế bào vật chủ thì L.pneumophila chứa nhiều gen mã hóa protein giống như eukaryotic.
Độc lực và khả năng gây bệnh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi là do Legionella. Rowbotham là người đầu tiên chứng minh rằng L.pneumophila có thể lây nhiễm amip và đặc trưng vòng đời của Legionella ở amip.
Có những điểm tương đồng nổi bật trong quá trình mà Legionella lây nhiễm động vật nguyên sinh và tế bào thực bào của động vật có vú, các tế bào sinh vật đơn bào có liên quan, sử dụng phổ biến gen và các sản phẩm gen.
3.4.1. Tổng quan về chu kỳ sống
Các cơ chế về độc tính của L.pneumophila rất phức tạp và chưa được nghiên cứu đầy đủ. Độc tính là một yếu tố quan trọng đối với khả năng nhiễm và nhân lên của L.pneumophila bên trong a-mip. Tuy nhiên, một số chủng khác có độc tính thấp thì có thể nhân lên trong tế bào chủ. Một số nghiên cứu tương phản về vai trò của một số các yếu tố độc lực khác có thể giúp cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con người mà không cần thông qua vật chủ là ký sinh trùng.
Sự tương tác giữa độc lực của Legionella với các tế bào thực bào có thể chia thành các bước:
Gắn các vi sinh vật lên thụ thể trên bề mặt tế bào eukaryote
Xâm nhập của vi sinh vật vào tế bào thực bào
Thoát khỏi sự tấn công diệt khuẩn
Hình thành một không bào sao chép (một ngăn bên trong tế bào cho quá trình sao chép của vi khuẩn).
Nhân nội bào và giết chết các tế bào chủ.
Chu kỳ sống của Legionella tương tự nhau trong động vật nguyên sinh và trong đại thực bào của con người. Tuy nhiên, có một số sự khác biệt trong cơ chế nhập bào và xuất bào đối với từng loại tế bào chủ.
Không phải tất cả các loài Legionella đều có khả năng lây nhiễm vào các đại thực bào. Tuy nhiên, L.pneumophila có các yếu tố độc lực liên quan có thể lây nhiễm và nhân rộng bên trong các động vật nguyên sinh hiện diện trong đất và trong nước và tái tạo bằng cách này thì trở nên độc hại hơn.
Một khi Legionella đi vào phổi của người bệnh, thì cả hai chủng độc và không độc bị đại thực bào ở túi phổi thực hiện quá trình thực bào và nằm nguyên vẹn bên trong tế bào thực bào. Tuy nhiên, chỉ chủng độc hại có thể nhân lên bên trong tế bào thực bào và ức chế sự hợp nhất của phagosome với lysosome. Điều này làm chết các đại thực bào và phóng thích số lượng lớn vi khuẩn từ tế bào. Vi khuẩn có thể sau đó lây nhiễm tới các đại thực bào khác, và theo cách đó nồng độ vi khuẩn tăng lên rất đáng kể trong phổi.
Quá trình phát sinh bệnh của L.pneumophila đã hiểu rõ ràng hơn bằng cách xác định các gen cho phép các sinh vật bỏ qua các con đường xâm nhiễm ở cả sinh vật đơn bào và các tế bào của con người. Mặc dù không phải tất cả các loài điều tra đều có khả năng này.
Trong quá trình thực bào, Legionella bắt đầu các hoạt động sau bao gồm:
Sự ức chế của cụm oxy hóa
Giảm axit hóa phagosome
Chặn sự trưởng thành của phagosome
Do đó, Legionella ngăn chặn các hoạt động diệt khuẩn của thực bào và biến đổi các phagosome thành chỗ thích hợp cho quá trình nhân lên của chúng. Vi khuẩn này có thể thoát khỏi tế bào chủ bằng cách ly giải thông qua sự hình thành các lỗ trên màng hay vẫn nằm bên trong amip.
L. pneumophila bên trong tế bào gồm có hai phase tăng trưởng : dạng sinh sản không di động và dạng di động không sinh sản. Sự sản xuất các protein trong các tế bào chủ mới ảnh hưởng bởi các yếu tốá như độ nhạy với natri, tính độc tế bào, sự di động và tránh sự dung hợp của phagosome và lysosome.
Khả năng lây nhiễm vào tế bào chủ cũng bị ảnh hưởng bởi sự biểu hiện của flagellin mặc dù bản thân các protein roi không phải là yếu tố độc tính.
3.4.2.Cấu trúc bề mặt liên quan đến khả năng gây bệnh
Cấu trúc bề mặt đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh của Legionella. Sự gắn kết để vi khuẩn xâm nhập vào tế bào chủ là bước chỉ yếu trong chu kỳ xâm nhiễm. Cùng với lông và roi, một số protein bề mặt tham gia vào quá trình gắn kết và xâm nhiễm của Legionella vào đại thực bào túi phổi và động vật nguyên sinh. Các protein này bao gồm:
Các protein bên ngoài màng tế bào (MOMP).
Các protein sốc nhiệt (Hsp60).
Các protein có khả năng lan truyền lớn.
MOMP liên kết với các thành phần C3 của bổ thể và làm trung gian cho sự gắn của L. pneumophila thông qua thụ thể của đại thực bào lên thành phần CR1 và CR3 của bổ thể. Sự thực bào của L.pneumophila cũng xảy ra bởi một số cơ chế không cần bổ thể.
3.4.3. Các yếu tố gây độc
Bản thân các yếu tố sinh học và miễn dịch liên quan đến độc lực chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, sự phân tích quá trình lây nhiễm ở động vật nguyên sinh và các tế bào chủ ở con người thì có thể xác định một số yếu tố chung mà có thể ảnh hưởng đến độc tính như:
Biểu hiện của sự nhân protein trong nhiễm của các đại thực bào.
Biểu hiện của một số protease
Plasmid trong L.pneumophila có thể ảnh hưởng đến sự sống sót trong nội bào.
Một sản phẩm của Legionella liên quan đến độc tính là protein có khả năng nhiễm vào đại thực bào (Mip) có trọng lượng phân tử 24 kDa, được mã hóa bởi gene mip. Mip protein cần cho quá trình xâm nhiễm vào tế bào động vật lẫn động vật nguyên sinh nhưng cơ chế hoạt động của nó không rõ.
Hệ thống tiết type IV : là một hệ ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top