ninhxuannhan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
1. MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
2. TỔNG QUAN...................................................................................................... 2
2.1. Mô tả thực vật ............................................................................................... 2
2.2. Nghiên cứu về dược tính ............................................................................... 4
2.3. Thành phần hóa học ...................................................................................... 6
3. NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 12
3.1. Giới thiệu chung.......................................................................................... 12
3.2. Biện luận và kết quả.................................................................................... 12
3.2.1. Khảo sát phổ của hợp chất CB1....................................................... 13
3.2.2. Khảo sát phổ của hợp chất CB2....................................................... 17
3.2.3. Khảo sát phổ của hợp chất CB3....................................................... 20
3.2.4. Khảo sát phổ của hợp chất CB4....................................................... 24
3.2.5. Khảo sát phổ của hợp chất CB5....................................................... 26
3.2.6. Khảo sát phổ của hợp chất CB6....................................................... 28
3.2.7. Khảo sát phổ của hợp chất CB7....................................................... 32
3.2.8. Khảo sát phổ của hợp chất CB8....................................................... 35
4. THỰC NGHIỆM............................................................................................... 39
4.1. Điều kiện thực nghiệm ................................................................................ 39
4.2. Trích ly cao thô ........................................................................................... 40
4.3. Quá trình cô lập........................................................................................... 40
4.3.1. Khảo sát cao eter dầu hỏa................................................................. 40
4.3.2. Khảo sát cao cloroform .................................................................... 42
5. KẾT LUẬN........................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 48
PHỤ LỤC
Hình 1: Hoa, quả và hạt của cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.
Cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem., họ Vang (Caesalpiniaceae)
còn có tên gọi khác như cây vuốt hùm, cây điệp mắt mèo, bonduc nut, cniquier,
pois-quenique, yeux de chat, Caesalpinia bonduc.
Cây nhỡ leo, có khi mọc rất dài, cành khoẻ mọc vươn dài, hình trụ, có nhiều
gai nhỏ hình nón. Lá kép hai lần lông chim chẵn, mọc so le, có lá kèm, cuống chung
Cụm hoa mọc ở ngoài kẻ lá thành chùm dài 12-20 cm, có lông mềm, có gai;
lá bắc hình dùi dài 1cm; đài có 5 răng nhỏ; tràng 5 cánh mỏng, 4 cánh hình trái xoan
ngược, còn cánh kia gập lại ở giữa, nhị 10, nhụy ngắn có lông; bầu có cuống, có 2
noãn.
Quả gần hình cầu, hơi dẹt, dài 7- 8 cm, rộng 4 cm, lồi ở hai mặt, có nhiều gai
nhọn; đựng 1-2 hạt, rất rắn, to 2 cm, màu xanh mắt mèo có đốm sậm.
Ra hoa tháng 7-10, có quả tháng 11-3.
Mùa hoa quả: mùa thu.
2.1.2. Phân bố[1,2]
Móc mèo núi phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Nam Á và Đông - Nam Á,
bao gồm Ấn Độ, Mianma, Srilanca, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam
Trung Quốc và đảo Hải Nam.
Ở Việt Nam cây móc mèo núi mọc hoang dại phổ biến ở khắp nơi, phân bố
rải rác khắp các tỉnh miền núi, trung du và đôi khi thấy cả ở đồng bằng. Khi mọc
hoang ở bãi biển, các hạt bị sóng mài trở thành nhẵn bóng giống như viên ngọc màu
trắng xám như sừng. Những tỉnh có nhiều móc mèo núi là Quảng Ninh, Lạng Sơn,
Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Hoà Bình, Hà
Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Kiên Giang và Côn Đảo.
Móc mèo núi là cây mọc dựa, thân và cành vươn dài, đặc biệt ưa sáng, cây
nhỏ hơi chịu bóng; thường mọc thành bụi lớn lấn át những cây khác ở ven rừng thứ
sinh, ven đồi, bờ nương rẫy hay ở những lùm bụi quanh làng bản (vùng đồng bằng,
trung du). Móc mèo núi mọc chồi và lá non tập trung nhiều trong mùa xuân hè; mùa
thu có hoa quả; thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, tỷ lệ đậu quả trên một cụm hoa
thường chỉ đạt 5-20% . Quả già khó rụng, gặp thời tiết khô hanh, nứt dọc cho hạt
phát tán ra xung quanh. Hạt nảy mầm vào vụ xuân - hè năm sau. Cây có khả năng
tái sinh khoẻ sau khi bị chặt.
Móc mèo núi là cây mọc nhanh, có nhiều gai nên thường được trồng làm bờ
rào nương rẫy, hay làm ranh giới phân lô trên đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc.
2.2. NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC TÍNH
2.2.1. Tính vị, công năng[1]
Móc mèo núi có vị đắng, hơi the, tính mát, có tác dụng khử ứ, chỉ thống,
thanh nhiệt, giải độc, sát trùng.
2.2.2. Tác dụng dược lý [1]:
Dạng cao chiết từ lá móc mèo núi có tác dụng tăng cường sức co bóp của tử
cung chuột cống trắng có chửa. Tác dụng này có thể so sánh với tác dụng của
acetylcholine.
Cao chiết nước và cao chiết etanol 50% từ hạt móc mèo núi được thử
nghiệm trên chuột cống trắng bình thường và chuột gây tiểu đường bởi
streptozotocin cho thấy có tác dụng hạ đường huyết, chống đường huyết tăng cao,
hạ lipid máu. Trên chuột bình thường, cả 2 dạng cao trên với liều 100 mg/kg đều
thể hiện tác dụng hạ đường huyết rõ rệt sau khi dùng thuốc 4 giờ.
Dạng cao chiết nước có tác dụng hạ đường huyết kéo dài hơn so với dạng
cao chiết cồn. Trên chuột cống gây tiểu đường, cả 2 dạng cao đều thể hiện tác dụng
chống đường huyết tăng cao vào ngày thứ 5 sau khi dùng thuốc. Dạng cao chiết
nước thí nghiệm trên chuột gây tiểu đường còn có tác dụng chống cholesterol và
triglycerid tăng cao.
Thành phần đắng của hạt móc mèo núi có tác dụng kháng khuẩn, thí nghiệm
trên thỏ có tác dụng hạ sốt, lợi tiểu và diệt giun. Thành phần đắng với dạng chiết
cồn từ hạt móc mèo núi thí nghiệm trên chó có tác dụng hạ huyết áp nhẹ, đối với
tim ếch cô lập lại có tác dụng ức chế sức co bóp.
2.2.3. Công dụng[1,2], [5]
Bộ phận dùng: hạt, lá, rễ.
• Hạt móc mèo núi được dùng làm thuốc chữa sốt và thuốc bổ với liều 0,5-1,0
g/lần; ngày uống 2-3 lần. Ngoài ra, còn dùng chữa lỵ, ho và tẩy giun, thường dùng
phối hợp với hồ tiêu với lượng bằng nhau.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát thành phần hoá học hướng tác dụng chống oxi hoá phân đoạn ethyl acetat của lá cây xạ đen Nông Lâm Thủy sản 0
iamyen Khảo sát và thống kê hệ thống thành ngữ thuần Việt và Hán Việt trong Truyện Kiều Thơ 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học của polysaccharide từ hạt me (Tamarindus indica L.) Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
T Khảo sát yếu tố dịch tễ học bệnh lý võng mạc tiểu đường tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh từ 1 Luận văn Kinh tế 0
M Khảo sát và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Hiệp Thành – Bình Dương công suất 500 m Khoa học Tự nhiên 0
T Khảo sát hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp phân loại tại nguồn tại thành phố Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát thành phần hoá học cây cỏ the Nông Lâm Thủy sản 0
H Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Khảo sát và đầu tư xây Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát tỷ lệ gãy của lúa gạo trên quy trình xay xát tại nhà máy Đặng Thành Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát các phương pháp chiết xuất, thành phần hóa học và tính chất hóa lý của tinh dầu hoa lài jas Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top