Download miễn phí Tiểu luận Hệ thống hóa bài tập chương Nitơ-Phôtpho





SAI LẦM HAY GẶP PHẢI
- Không xác định được hướng giải
- Không chú ý đến hiệu suất phản ứng của các chất khí
- Không biết tính hiệu suất theo chất nào trong các chất tham gia phản
ứng hay sản phẩm phản ứng
- Không chú ý dùng hệ quả của định luật Avogadro nên một số bài toán
không giải được
- Không nắm vững tính chất của ammoniac và muối amoni nên không
viết được phương trình phản ứng, không giải được.
- Bài toán tìm công thức của oxit Nitơ học sinh thường không nhớ cách
đặt công thức tổng quát hay không biết x,y nhận giá trị trong khoảng nào
nên không biện luận được



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

D. Khi xác chết thối rữa sinh ra một lượng NH3, chất này cháy ngoài không khí gây ra hiện tượng
“ma trơi”.
6) Sự có mặt của NO2 trong không khí gây ra một số tác động:
A. Làm cho không khí bị ô nhiễm
B. Gây ảnh hưởng đến tầm nhìn
C. Góp phần gây ra hiện tượng mưa axit
D. Cả A, B,C
7) Cây trồng hấp thụ hiệu quả lượng chất dinh dưỡng từ phân bón thì tránh được sự dư thừa trong
đất gây ô nhiễm. Bón phân đúng thời điểm làm tăng hiệu quả hấp thụ của cây trồng. Thời điểm
nào sau đây là thích hợp để bón phân Ure cho cây lúa:
A. Buổi sáng sớm, sương còn đọng trên lá
B. Buổi trưa nắng
C. Buổi chiều vẫn còn ánh nắng
D. Buổi chiều tối, mặt trời vừa lặn
II.3 HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP VỀ CẤU TẠO, TÍNH CHẤT, BẢO QUẢN VÀ
CÁCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI CHẤT THƯỜNG GẶP TRONG ĐỜI SỐNG VÀ
SẢN XUẤT
A. BÀI TẬP TỰ LUẬN:
Bài tập mẫu
1) Tại sao người ta phải bảo quản photpho trắng trong nước?
Bài giải:
Người ta bảo quản P trắng trong nước vì P trắng kém bền, rất dễ bị cháy trong không khí gây ra hiện
tượng lân quang.
2) Cả hai muối NH4HCO3 và (NH4)2CO3 đều nhiệt phân cho ra CO2 và NH3 nhưng người ta chỉ
dùng muối NH4HCO3 làm bột nở trong việc làm các loại bánh?
Bài giải:
Thực hiện phản ứng nhiệt phân hai muối:
NH4HCO3 → NH3 + CO2 + H2O (to)
(NH4)2CO3 → 2NH3 + CO2 + H2O (to)
Dựa vào phương trình phản ứng ta thấy: 1mol NH4HCO3 tạo ra đươc 1mol CO2 và 1 mol NH3. 1 mol
(NH4)2CO3 tạo ra được 1 mol CO2 nhưng 2mol NH3 gây ra mùi khai khó chịu. Hơn nữa, NH4HCO3
có khối lượng phân tử nhỏ hơn (NH4)2CO3 nên cùng một khối lượng muối thì NH4HCO3 tạo được
nhiều CO2 hơn.
Bài tập tham khảo
1) Tại sao P trắng hoạt động hóa học mạnh hơn phot pho đỏ? Tại sao photpho hoạt động hơn
nitơ ở điều kiện thường?
2) Nêu 3 cách để điều chế thuốc chuột?
3) Tại sao khí NO2, khi đưa về -11oC thì không có màu, mà đưa lên khoảng 140oC thì lại có
màu nâu rất đậm?
4) ở những thửa ruộng chua tại sao không nên bón đạm amoni và vôi cùng một lúc? Trường hợp này
nên bón phân amoni hay vôi trước một thời gian?
5) Cần bao nhiêu kg amonisunfat hay urê để bón cho 1ha đất trồng trọt nếu tiêu chuẩn nitơ cần bón
là 8kg/ha? Nếu gấp rưỡi lượng trên cho cây thì có được năng suất cao hơn không? Trường hợp đó
có làm ô nhiễm đất không? Vì sao?
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
1) Chất dùng để làm khô NH3:
A. H2SO4 đặc
B. P2O5
C. CuSO4 khan
D. KOH rắn
2) Muối dùng làm bột nở cho bánh quy xốp là:
A. NH4HCO3
B. (NH4)2CO3
C. Na2CO3
D. NaHCO3
3) Axit nitric không màu để lâu ngày ngoài không khí sẽ chuyển sang gì:
A. Màu nâu sẫm
B. Màu vàng
C. Màu trắng đục
D. Màu da cam
4) Đưa tàn đóm vào bình đựng KNO3 ở nhiệt độ cao, tàn đóm sẽ :
A. Tắt ngay
B. Cháy bừng lên
C. Có tiếng nổ
D. Không có gì thay đổi
5) Nếu cho thuốc chuột có thành phần chính là photphin vào nước chúng ta sẽ thu được
dung dịch có môi trường gì:
A. Axit
B. Bazơ
C. Trung tính
D. Không xác định được
6) Tiêu chuẩn đánh giá phân đạm tốt nhất là tiêu chuẩn nào sau đây:
A. Hàm lượng % Nitơ có trong đạm
B. Hàm lượng % phân đạm có trong tạp chất
C. Khả năng bị chảy rửa trong không khí
D. Có phản ứng nhanh với nước nên có tác dụng nhanh với cây trồng
7) Khi bón phân đạm NH4NO3, (NH4)2SO4, độ chua của đất tăng lên vì:
A. NO3- và SO42- là gốc của axit mạnh
B. Ion NH4+ bị thủy phân cho ra H+ hay H3O+
C. Ion NH4+ rất dễ phản ứng với kiềm cho NH3
D. Lượng đạm trong các loại phân này là cao nhất
8) Khử đất chua bằng vôi và bón đạm cho lúa thực hiện đúng cách như sau:
A. Bón đạm và vôi cùng lúc
B. Bón đạm trước rồi vài ngày sau mới bón vôi để khử chua
C. Bón vôi trước để khử chua vài ngày rồi mới bọn đạm
D. Cách nào cũng được
9) Khi bón phân vô cơ hay phân chuồng có thể gây ô nhiễm môi trường do:
A. Tích lũy các chất độc hại thậm chí nguy hiểm cho đất do các phân để lại
B. Tăng lượng dung dịch ở lớp nước trên mặt có tác dụng xấu đến việc cung cấp oxi cho cá và các
loại động vật thủy sinh khác.
C. Tích lũy nitrat trong nước ngầm làm giảm chất lượng nước uống
D. Làm tăng lượng NH3 không mong muốn trong khí quyển và lượng N2O do quá trình nitrat hóa
phân đạm dư hay không đúng chỗ
E. Tất cả các phương án trên đều phù hợp
10) Thành phần của thuốc diệt chuột là Zn3P2. Nếu không quản lí được thuốc khi sử dụng, để lâu
ngày trong không khí ẩm sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường do phản ứng thủy phân sinh ra khí PH3
là chất khí có mùi trứng thối. Thuốc diệt chuột loại này hay có lẫn tạp chất là kẽm kim loại. Để xác
định lượng tạp chất này, người ta cho thuốc chuột vào dung dịch HCl dư thì thu được một hỗn hợp
khí có tỉ khối so với H2 là 15,435. % khối lượng tạp chất có trong thuốc là:
A. 4,2%
B. 4,5%
C. 5,2%
D. Kết quả khác
II.4 HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI
A. BÀI TẬP TỰ LUẬN:
Bài tập mẫu
1) Một bạn rửa khung xe đạp bị gỉ bằng dung dịch NH4Cl. Gỉ có hết hay không? Giải
thích bằng phương trình phản ứng? Việc làm đó có làm ô nhiễm không khí xung quanh
không? Giải thích tại sao?
Bài giải:
Rửa khung xe đạp bằng dung dịch NH4Cl sẽ hết vết gỉ do dung dịch này có môi
trường axit có thể hòa tan các oxit sắt của vết gỉ.
NH4Cl → NH4+ + Cl-
2NH4+ + FeO → Fe2+ + 2NH3 + H2O
….
Việc làm này gây ra ô nhiễm môi trường bị ô nhiễm do tạo ra khí NH3 là 1 loại khí
độc.
2) Bạn trực nhật sau buổi thực hành nghiên cứu về các hợp chất của Nitơ đã đổ axit nitric
thải sau thí nghiệm ra cống nước. Việc làm này có gây ô nhiễm môi trường không?
Theo bạn phải xử lí thế nào trước khi thải axit nitric ra môi trường?
Bài giải:
Việc bạn trực nhật sau buổi thực hành đổ axit nitrit ra cống nước sẽ gây ô nhiễm môi trường
do axit nitric kém bền nên tự phân hủy trong không khí tạo khí NO2 rất độc hại. Để tránh gây
ô nhiễm môi trường bạn đó phải chuyển axit thành muối ví dụ như tác dụng với dung dịch
bazo như NaOH, Ca(OH)2…
Bài tập tham khảo
1) Một lượng lớn amoniac sẽ gây ô nhiễm môi trường. Ở địa phương bạn những nơi nào
thải ra nhiều amoniac làm ô nhiễm không khí? Bạn có đề nghị gì để xử lí khí amoniac
này trước khi đưa ra môi trường không?
2) Trong giờ thực hành hóa học, một học sinh làm thí nghiệm cho kim loại đồng tác dụng
với axit nitric đặc và loãng. Hãy cho biết các khí sinh ra khi làm thí nghiệm này có gây
ô nhiễm môi trường không? Hãy giải thích và viết phương trình phản ứng? Đề nghị biện
pháp chống ô nhiễm môi trường bởi các khí đó và viết phương trình phản ứng (nếu có)?
3) Bạn trực nhật sau buổi thực hành nghiên cứu về các hợp chất của Nitơ đã đổ axit nitric
thải sau thí nghiệm ra cống nước. Việc làm này có gây ô nhiễm môi trường không?
Theo bạn phải xử lí thế nào trước khi thải axit nitric ra môi trường?
4) Trong phòng thí nghiệm, bạn học sinh tên Hưng thử điều chế thuốc diêm bằng cách trộn
photpho đỏ với KClO3, bột thủy tinh theo tỉ lệ 50:35:15 về khối lượng. Khi trộn đúng tỉ
lệ trên, Hưng cho hỗn hợp trên vào cối và dùng chày để nghiền chúng thành bột. Hỗn
hợp nổ. Hưng bị thương ở tay và ở mặt. Bạn hã...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top