Rheged

New Member

Download miễn phí Tài liệu sử dụng máy hàn FSM-50S





MỤC LỤC
 
I. MÔ TẢ MÁY HÀN FUJIKURA FSM-50S 1
II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY HÀN FSM - 50S 3
2.1. Đưa khối cấp nguồn vào máy hàn 3
2.2. Bật nguồn máy hàn 7
2.3. Thiết lập kích thước khoang nung 8
2.4. Làm sạch sợi quang 9
2.5. Chuẩn bị sợi quang 9
2.6. Tiến trình hàn sợi quang 12
2.7. Đưa mối hàn ra 15
2.8. Nung ống co nhiệt bảo vệ mối hàn 16
III. CÁC THAM SỐ HÀN 17
3.1. Công suất hồ quang và motor trong quá trình phóng hồ quang 17
3.2. Các tham số trong máy hàn 17
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

BỘ QUỐC PHềNG
TỔNG CễNG TY VIỄN THễNG QUÂN ĐỘI
-------------o0o------------
TÀI LIỆU
Sử dụng mỏy hàn FSM-50S
Hà Nội 12/2007
BỘ QUỐC PHềNG
TỔNG CễNG TY VIỄN THễNG QUÂN ĐỘI
-------------o0o------------
TÀI LIỆU
Sử dụng mỏy hàn FSM-50S
Người viết
Người kiểm tra
Người phê duyệt
Họ và tên
Ký tên
I. Mô tả máy hàn Fujikura FSM-50S
Máy hàn FSM-50 của hãng Fujikura là thiết bị hàn nối sợi quang bằng hồ quang với cách căn chỉnh sợi và điều khiển hồ quang tự động. Máy hàn FSM-50 hàn từng sợi một. Thời gian hàn tiêu chuẩn 9s/1 mối hàn; thời gian nung 35s/1 mối hàn. Máy hàn FSM-50S và các phụ kiện được mô tả trên hình 1.1.
Hình 1.1: Máy hàn FSM-50S
Rãnh chữ V: dùng để giữ các sợi quang
Nắp và kẹp sợi.
Hình 1.2: Khoang hàn
Tổ chức các giao diện của máy hàn FSM-50S được mô tả trên hình 1.3.
Nắp khoang hàn
Khoang nung
Cổng nguồn
Cổng NTSC USB
Khoang nguồn
Màn hình LCD
Hình 1.3: Giao diện của máy hàn FSM-50S
Các thành phần bên trong khoang hàn trên hình 1.4.
Rãnh chữ V
Điện cực
Kẹp vỏ sợi
Nắp điện cực
Kẹp vỏ sợi
Rãnh chữ V
Đèn chiếu sáng
Điện cực
Gương gắn trên nắp khoang hàn
Kẹp sợi
Các thấu kính hội tụ
Hình 1.4: Các thành phần bên trong khoang hàn
II. Hướng dẫn sử dụng Máy hàn FSM - 50S
2.1. Đưa khối cấp nguồn vào máy hàn
Có hai loại nguồn cung cấp: nguồn dùng điện AC – AC/DC adapter (ADC-11) và pin (BTR-06S/L). Khoang nguồn của máy hàn FSM-50S hỗ trợ cả hai loại trên.
Đưa vào
Hình 2.1: Đưa khối nguồn vào máy hàn
1) Cắm và tháo khối nguồn
Để cắm khối cấp nguồn, đẩy khối cấp nguồn vào khoang nguồn cho đến khi chốt đàn hồi phát ra tiếng “cách”.
Để tháo khối nguồn, tắt máy hàn. Bấm nút “release” ở mặt bên của khoang nguồn và tháo khối nguồn ra khỏi máy hàn.
Phím release
Tháo khối nguồn ra
Hình 2.2: Tháo khối nguồn ra khỏi máy hàn
2) Hoạt động với nguồn AC
Cắm dây AC vào lối vào AC của AC adapter. Đèn ON LED trên AC adapter sẽ sáng xanh khi điện áp AC cấp vào phù hợp. Trong trường hợp điện áp AC tới 270 V hay lớn hơn, mạch bảo vệ AC adapter sẽ đóng đầu ra AC và đèn AC Warning LED [HIGH~INPUT] sáng đỏ. Chú ý không che các lỗ thông khí trên AC adapter.
Hình 2.3: Các giao diện trên AC adapter
3) Hoạt động với nguồn DC bằng pin bên ngoài
Mở cửa chớp đầu vào DC của AC adapter. Cắm dây DC (DCC-12 hay DCC-13) vào đầu vào DC của AC adapter. Đèn ON LED sẽ sáng xanh khi điện áp DC cung cấp phù hợp. Trong trường hợp điện áp DC bằng 16 V hay cao hơn hay điện cực sai, mạch bảo vệ AC adapter sẽ đóng đầu ra DC và đèn DC Warning LED sáng đỏ [HIGH~INPUT].
Hình 2.4: Hoạt động với nguồn DC ngoài
4) Hoạt động với nguồn pin
Kiểm tra và đảm bảo rằng điện năng còn lại của pin phải là 20% trở lên trước khi bật máy nếu không chỉ một số ít mối hàn có thể thực hiện được. Để tránh suy giảm pin do hiện tượng chai điện cực, cần xả pin hoàn toàn ít nhất mỗi tháng một lần.
Kiểm tra điện năng pin
Có hai cách kiểm tra điện năng còn lại của pin (hình 2.2):
Cách thứ nhất: nếu pin đã cắm vào máy hàn, bật nguồn máy hàn, trạng thái nguồn pin sẽ hiển thị trên màn hình chờ (“READY” screen).
Cách thứ hai: bấm nút kiểm tra trên khối pin. Điện năng còn lại trên pin sẽ được biểu thị trên hệ thống đèn LED (Remaining battery capacity indicator).
Chỉ thị trên màn hình READY
Chỉ thị trên hệ thống LED của khối pin
Điện năng còn lại của pin
Màu xanh dương
5 LED
80~100%
Màu xanh lục
4 LED
60~80%
Màu xanh lục
3 LED
40~60%
Màu vàng
2 LED
20~40%
Màu đỏ
1 LED
< 20%
1 LED nhấp nháy
< 10%
0 LED
≤ 5%
Hình 2.5: Chỉ thị điện năng pin
Cách nạp pin
Mở cửa chớp cổng nạp pin của AC adapter (ADC-11). Nối cổng này với cổng nạp trên khối pin bằng dây nạp (DCC-11). Tuyết đối không để khối pin trên khối AC adapter hay ngược lại. Trong quá trình nạp, đèn CHARGE LED sáng vàng. Pin được nạp xong trong khoảng 3 giờ. Khi nạy xong, đèn báo nạp sẽ tự động tắt.
Hình 2.6: Nạp pin
2.2. Bật nguồn máy hàn
Bấm nút và giữ cho đến khi đèn LED trên bàn phím sáng. Màn hình chờ “READY” sẽ hiển thị sau khi sau khi tất cả các motor đã được đưa về vị trí khởi đầu. Kiểu nguồn cung cấp sẽ được hiển thị. Nếu sử dụng nguồn pin, trạng thái điện năng còn lại của nguồn pin sẽ được chỉ thị.
Hình 2.7: Bật nguồn máy hàn
Góc màn hình
Hiệu chỉnh góc màn hình thích hợp để có góc nhìn tốt nhất
Độ sáng màn hình
Dùng các phím và để hiệu chỉnh độ sáng của màn hình. Bấm phím để xác lập giá trị.
Chọn
Hình 2.8: Hiệu chỉnh độ sáng
Chế độ hàn
Chọn chế độ hàn thích hợp cho các loại sợi quang cần hàn. Chế độ hiện tại được hiển thị trên màn hình “READY”.
Chế độ AUTO được khuyến nghị cho các loại sợi SM, DS, NZDS và MM. Việc cân chỉnh hồ quang sẽ được thực hiện tự động cho phù hợp với tiến trình hàn.
Chế độ gia nhiệt
Lựa chọn chế độ gia nhiệt thích hợp với loại ống co nhiệt bảo vệ mối hàn. Chế độ gia nhiệt được hiển thị trên màn hình “READY”.
Để thay đổi chế độ hàn, bấm tại màn hình “READY”. Để thay đổi chế độ nung, bấm lần nữa. Màn hình sẽ chuyển lần lượt vào chế độ [Splice Mode Select] và [Heater Mode Select].
2.3. Thiết lập kích thước khoang nung
Mở nắp khoang nung, trượt thanh định cỡ đến giá trị thích hợp với loại ống co nhiệt sử dụng.
Hình 2.9: Thiết lập kích thước khoang nung
2.4. Làm sạch sợi quang
Làm sạch sợi quang bằng gạc hay vải mỏng thấm cồn khoảng 100mm đầu sợi để tránh các hạt bụi lọt vào ống có nhiệt làm ảnh hưởng tới chất lượng mối hàn.
2.5. Chuẩn bị sợi quang
1) Luồn ống co nhiệt vào sợi quang
Luồn một trong hai sợi quang vào ống co nhiệt (Fiber protection sleeve).
Hình 2.10: Luồn ống co nhiệt
2) Tuốt và làm sạch sợi
Tuốt lớp áo ngoài sợi quang khoảng 30 đến 40 mm đầu sợi bằng công cụ tuốt sợi. Làm sạch kỹ
lưỡng sợi bằng gạc tẩm hay vải mỏng tẩm cồn. Cồn sử dụng phải là loại 99% trở lên.
Làm sạch sợi
Tuốt sợi
Hình 2.11: Tuốt và làm sạch sợi
3) Cắt phẳng đầu quang
(1) Để mở khoá đe dao, ấn nhẹ lắp dao xuống. Tiếp theo, gạt núm khoá sang vị trí “unlock” để mở đe dao.
Hình 2.12: Mở lắp dao cắt
(2) Đặt phần sợi đã tuốt vào rãnh chữ V trên dao cắt. Điều chỉnh chiều dài thích hợp.
(3) ấn lắp dao từ từ cho đến khi lưỡi dao trượt đến vị trí sợi quang.
(4) ấn lắp dao nhanh khi lưỡi dao cắt qua sợi quang.
(5) Thả nắp dao từ từ. Lò so hồi vị sẽ đẩy nắp dao mở ra.
Hình 2.13: Cắt phẳng đầu sợi quang
(6) Lấy phần cắt bỏ ra và vứt bỏ vào nơi an toàn.
(7) Mở kẹp giữ sợi quang và lấy sợi ra
(8) Sau khi dùng xong dao, khoá dao bằng cách ấn nắp dao xuống và kéo chốt đến vị trí “lock”.
4) Đưa sợi quang vào máy hàn
(1) Mở lắp khoang hàn (wind protector) và mở các tấm kẹp giữ sợi quang (Sheath clamp).
(2) Đặt các sợi quang đã được chuẩn bị vào rãnh chữ V, vị trí đầu các sợi quang phải nằm giữa rãnh chữ V và đầu của điện cực.
Sợi quang
Tấm kẹp sợi
Điện cực
Hình 2.14: Đặt sợi quang vào máy hàn
(3) Giữ sợi quang bằng các ngón tay và đóng các tấm kẹp sợi để giữ chặt sợi quang. Đảm bảo rằng sợi được đặt đúng khe rãnh chữ V. Nếu sợi không nằm đúng vị trí này, ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top