Dave

New Member

Download miễn phí Báo cáo thực tập tại Xí nghiệp cao su y tế MERUFA (medical rubber factory)





Cứ 60 phút một lần đem găng đi rửa
Rửa sạch chất chống dính và dung dịch lột ra khỏi găng bằng máy giặt (pha một ít hỗn hợp chống dính được tái sử dụng sau khi trộn bột với khoảng 1kg bột ngô biến tính va 1kg dầu Ssilicone 10%). Cho phép không dùng máy giặt cho sản phẩm dễ bị dính gấp nhưng phải giặt bằng tay. Thời gian giặt ít nhất là 3 phút trên một mẻ.
Trộn găng với dung dịch chống dính gồm Silicone 10% và 1 bịch ngô biến tính đã được kho vật tư đóng gói sẵn trong thiết bị quay trộn.
Thời gian trộn quy định ít nhất là 20 phút. Không được dùng các loại bột ngoài quy định của công ty vì sẽ gây tác động đến người tiêu dùng sản phẩm.
*Sấy găng trong tủ sấy quay.
Sản phẩm phải được sấy ở nhiệt độ quy định 80 5oC trong thời gian ít nhất là 45 phút nhưng không được vượt quá 90 phút
Thổi nguội găng trong thiết bị thổi nguội hay bằng quạt gió cho đến khi nguội hoàn toàn. Cho sản phẩm đã thổi nguội vào thùng (rổ) chứa. Ghi các thông số cần thiết và mang thẻ cho từng rổ sản phẩm.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

dụng.
2.5.1 Cách kiểm tra chỉ tiêu Latex cao su thiên nhiên
2.5.1.1 Yêu cầu kỹ thuật
Mủ cô chế tạo bằng phương pháp ly tâm phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong bảng sau
Bảng 2.6 Yêu cầu kỹ thuật của latex
STT
Đặc tính kỹ thật
Giới hạn
Latex ly tâm 1 lần
1
Độ nhiễm khuẩn của latex (mùi)
Không có mùi hôi
2
Màu sắc
Trắng
3
Hàm lượng chất khô (TSC), %
≥ 61,5
4
Hàm lượng cao su thô (DRC), %
≥ 60
5
Hiệu số (TSC – DRC)
≤ 2,0
6
Hàm lượng ammoniac trong mủ, %
≥ 0,6
7
Thời gian ổn định cơ học (MST), s
≥ 600
2.5.1.2 Phương pháp thử
- Phương pháp lấy mẫu
+ Điều kiện lấy mẫu: kiểm tra mủ khi đưa về nhập kho theo tiêu chuẩn trên và sau đó nếu tồn trữ thì khoảng 1 tháng 1 lần lấy mẫu kiểm tra lại chỉ tiêu MST.
+ Qui định lấy mẫu:
Tùy theo điều kiện tồn trữ, mủ sẽ được lấy như sau:
+ Trong bồn chứa: mỗi bồn sẽ lấy 1 mẫu
+ Trong các thùng chứa: lấy mẫu 100% trên tổng số thùng
- Phương pháp thử
+ Chuẩn bị mẫu thử
Mẫu kiểm tra được đựng trong cốc đậy kín, lắc đều và kiểm tra ngay
- Xác định độ nhiễm khuẩn của latex (kiểm tra mùi): có 2 cách làm
Lẫy mủ vào cốc thủy tinh hay cốc nhựa, dùng đũa thủy tinh khấy đều sau đó vẩy cho latex bám vào đũa văng ra, dùng mũi ngửi phải không có mùi hôi.
Dùng axit Boric để kiểm tra: Dùng thìa inox để lấy latex, thêm một ít axit Boric vào trộn đều, latex thành dạng bột trắng rời nhau thì đạt yêu cầu.
- Màu sắc: Dùng 1 thìa inox lấy 1 thìa mẫu (đã kiểm tra máy đạt), lấy đũa thủy tinh nhỏ vài giọt latex của thùng đang thử vào, nếu thấy màu đồng nhất là đạt.
- Xác định hàm lượng chất khô (TSC):
Dụng cụ:
+ Dùng hộp đĩa Petri
+ Tủ sấy có nhiệt độ 70 ± 20C
+ Bình hút ẩm
+ Cân phân tích độ chính xác 0.1mg
Cách tiến hành
+ Cân chính xác 2 gam mủ trong đĩa Petri
+ Thêm vào khoảng 0.5ml nước cất, xoay đều nhẹ nhàng
+ Đặt đĩa trong tủ sấy ở nhiệt độ 70 ± 20C trong 16 giờ
+ Làm nguội trong bình hút ẩm và đem cân. Tiếp tục sấy lại và đem cân cho tới khi nào khối lượng giữa 2 lần cân sai biệt trong khoảng 1mg.
Cách tính kết quả:
- Hàm lượng cao su thô (DRC):
Hóa chất:
+ Dung dịch acetic 2% (TT)
Dụng cụ:
+ Đĩa Petri đường kính 9 cm
+ Cân phân tích chính xác 0.1mg
+ Tủ sấy
Cách tiến hành:
Cân chính xác 2.5gam mủ cho vào đĩa, xoang cho mủ phủ kín đáy đĩa. Thêm dd acetic 2% phủ hết lên. Dùng tay nén mủ cao su, lưu ý thu nhặt hết những mảnh cao su vụn. Rửa sạch mủ đông tụ bằng nước cất tới khi dung dịch serum trong. Sau đó dùng giấy thấm cho khô mủ đông tụ. Đem sấy ở nhiệt độ 70 2oC trong khoảng 16 giờ.
Cách tính kết quả:
- Độ kiềm toàn phần (% Amoniac)
Dụng cụ:
+ Buret
+ Cốc thủy tinh 250ml
+ Cân phân tích chính xác tới 0.1mg
Hóa chất:
+ Dung dịch chuẩn HCl 0.1N
+ Thuốc thử đỏ Methyl
Các tiến hành:
Lấy 100ml nước, thêm vào vài giọt đỏ Methyl, cân khoảng 5g latex cho vào lắc kỹ. Chuẩn độ với dung dịch HCl 0.1N đến khi dung dịch trong cốc chuyển sang màu hồng là được.
Tính kết quả:
Độ kiềm toàn phần:
V: thể tích dung dịch chuẩn
M: Khối lượng latex
- Thời gian ổn định cơ học (MST).
Nguyên tắc:
Nhằm xác định độ ổn định của mủ bằng phương pháp cơ học, bằng cách khuấy động mủ với vận tốc cao dưới những điều kiện chuẩn và xác định thời gian bắt đầu hình thành những hạt mủ đông có thể thấy được.
Dụng cụ:
+ Máy đo ổn định cơ học (đo MST) vận tốc quay 1400 200 vòng/phút
+ Đồng hồ bấm giây
+ Cốc 250ml
Hóa chất
+ Dung dịch Amoniac NH3 0.6%
Điều kiện mẫu thử
+ Thử nghiệm phải được thực hành trong vòng 24h kể từ khi lấy mẫu
Cách tiến hành
Pha loãng 100g latex cô đặc trong 1 cốc thủy tinh đến tổng hàm lượng chất rắn là 55,5% bằng dung dịch ammoniac 0,6%. Làm nóng ngay mẫu pha loãng bằng cách cho vào nồi cách thủy, duy trì nhiệt độ trong nồi từ 60oC đến 80oC, khuấy đều trong khi làm nóng, đồng thời đặt nhiệt kế vào cốc mủ để theo dõi nhiệt độ. Khi nhiệt độ trong cốc mủ đạt 36 oC hay 37oC thì lấy cốc ra ngoài. Ngay sau đó lọc latex pha loãng vừa mới gia nhiệt và cân 80,0 5,0 gam latex đã lọc rồi cho vào cốc chứa, kiểm tra lại nhiệt độ của latex trong khoảng 35 oC 1 oC là đạt yêu cầu. Đặt cốc đúng vị trí và bắt đầu cho máy chạy, đồng thời bấm đồng hồ bấm giây. Trong quá trình thử nghiệm bảo đảm tốc độ máy luôn duy trì ở 1400 200 vòng/phút. Khi mức latex trong cốc giảm so với mức latex ban đầu thì bắt đầu xác định điểm kết thúc bằng cách lấy ra 1 giọt mẫu bằng 1 đũa thủy tinh sách và trãi nhẹ mẫu trên 1 lam kính hay đĩa petri, chu kỳ lấy mẫu là 15 giây/lần.
Xác định điểm kết thúc khi vừa chớm xuất hiện các hạt latex trên lam kính hay trên đĩa Petri và khuấy thêm 15 giây kể từ lần lấy mẫu thấy xuất hiện các hạt latex như đã nói trên. Sau đó tắt đồng hồ bấm giây
Độ ổn định cơ học của latex là thời gian tính bằng giây kể từ khi bắt đầu khuấy và lúc kết thúc khuấy.
Các kết quả của 2 lần thử không sai lệch quá 5% của giá trị trung bình, nếu không phù hợp phải làm lại thí nghiệm.
2.5.2 Kiểm tra chỉ tiêu của dung dịch latex đã pha chế
Thành phần chính trong bể Latex dùng trong sản xuất găng tay gồm:
Mủ Latex 45%
Chất lưu hoá lưu huỳnh (S)
Chất xúc tiến
Chất trợ xúc tiến
Chất phòng lão
Chất phân tán
Chất ổn định mủ
Chất ổn định pH
Nước mềm đã qua xử lý
Các chất phụ gia khác
Trong đó hỗn dịch tiền lưu hoá phải đạt các tiêu chuẩn theo bảng sau
Bảng 2.7 Bảng chỉ tiêu áp dụng theo các công thức của công ty
STT
Chỉ tiêu
Mức quy định
1
Mức nhiễm khuẩn, dầu, đóng cặn
Đạt yêu cầu
2
Màu sắc
Đạt yêu cầu
3
Hàm lượng chất khô toàn phần(%)
44 ± 2
4
pH
11±0,5
5
Độ nhớt (giây)
7±1
6
Độ ổn định cơ học (giây)
120-180
7
Độ cure
2
8
Sự ổn định các pha nhũ hóa trong hỗn dịch
Đạt yêu cầu
9
Thời gian vỡ màng Latex hình thành ở kẽ ngón tay
≤ 8s
2.5.2.1 Độ nhễm khuẩn, dầu, tình trạng đóng cặn trong mủ Latex
Kiểm tra độ nhiễm khuẩn trong mủ Latex có thể được tiến hành theo 2 phương pháp sau:
Phương pháp A: Latex nhiễm khuẩn sẽ có mùi hôi (thối) khác hẳn với mủ Latex cao su tự nhiên trong hỗn dịch Latex có chất lượng tốt.
Phương pháp B: nhúng ngón tay trỏ hay đũa thuỷ tinh vào cốc chứa hỗn dịch Latex cần kiểm tra, vẩy mạnh nhiều lần để màng Latex khô lại, dùng mũi ngửi để xác định mùi. Nếu có mùi lạ hay hôi thì mẫu kiểm tra không đạt.
Kiểm tra độ nhiễm dầu: hỗn dịch Latex được coi là đạt yêu cầu khi trên bề mặt mủ chứa trong các thùng chứa hay bể không có vết dầu loang hay những giọt dầu nhỏ nổi lên trên.
Phương pháp kiểm tra: dúng một khuôn thuỷ tinh sạch nhúng sâu (gần hết chiều dài) vào trong hỗn dịch Latex rồi rút khuôn lên từ từ. Quan sát lớp màng hỗn dịch Latex bám trên thành khuôn. Màng hỗn dịch phải không có vết bẩn hay vết dầu tròn.
Tình trạng đóng cặn xảy ra thường do các nguyên nhân: pha chế không đúng quy trình kỹ thuật; các hoá chất sử dụng có lẫn các tạp chất; bị nhiễm bẩn từ môi trường bên ngoài; mủ Latex tự nhiên có chất lượng kém (hàm lượng MST quá thấp); … sẽ làm cho hỗn dịch Latex có thể bị đóng cặn, cặn thườ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top