Download miễn phí Chuyên đề Khám trên hệ tiết niệu và sinh dục





Mục lục
Phần 1: HỆ TIẾT NIỆU 3
SƠ LƯỢC CẤU TẠO HỆ TIẾT NIỆU 3
Giải phẫu: 3
Chức năng sinh lý của thận: 4
KHÁM LÂM SÀNG 5
KHÁM ĐỘNG TÁC ĐI TIỂU: 5
KHÁM THẬN: 8
KHÁM BỂ THẬN: 10
KHÁM BÀNG QUANG: 10
KHÁM NIỆU ĐẠO: 10
KHÁM CẬN LÂM SÀNG: 11
XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU. 11
HÓA NGHIỆM 16
XÉT NGHIỆM CẶN NƯỚC TIỂU. 21
Phần 2: HỆ SINH DỤC 23
Sơ lược cấu tạo cơ quan sinh dục 23
Hệ sinh dục của thú cái 23
Hệ sinh dục của thú đực 25
Phương pháp khám 27
Khám trên con cái 27
Kiểm tra dịch viêm 27
Khám âm hộ, âm đạo 28
Khám tử cung 29
Buồng trứng 30
Trên tuyến vú 31
Khám trên thú đực 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g là việc, ngừng ăn …
Bò cái khi tiểu thì dang hai chân sau ra, đuôi cong, bụng thóp lại, trâu bò đực thì vừa đi, vừa ăn, vừa đi tiểu, nước tiểu chảy ròng ròng.
Ngựa lúc đi tiểu, hai chân sau dang ra, hơi lùi về phía sau và phần thân sau thấp xuống.
Lợn cái đi tiểu giống trâu bò cái, lợn đực đi tiểu từng giọt liên tục.
Nếu đường dẫn tiểu của thú có bệnh, tư thế gia súc đi tiểu thay đổi. Ví dụ: khi viêm niệu đạo, gia súc tiểu đau, rên rỉ, đầu quay nhìn bụng, hai chân sau chụm lại.
Đau khi đi tiểu: tiểu buốt, tiểu dắt:
Do viêm bàng quang, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.
Viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo.
Viêm quanh hậu môn, viêm cổ tử cung.
U bàng quang, u tiền liệt tuyến có nhiễm khuẩn.
Số lần đi tiểu và số lượng nước tiểu:
Số lần đi tiểu bình thường: Trâu, bò: 5- 10 lần; Ngựa: 5-8 lần;Lợn: 2-3 lần. Chó đực khi ngửi thấy mùi nước tiểu là đi tiểu.
Chú ý các triệu chứng sau:
Bí tiểu:
Khái niệm:
Là hiện tượng gia súc không thải được nước tiểu ra ngoài mặc dù chức năng thận vẫn bình thường nên bàng quang thường bị căng phồng.
Nguyên nhân:
Do tắc niệu đạo hay tắc ở cổ bàng quang.
Do sỏi niệu đạo.
Cơ vòng cổ bàng quang co thắt.
Do khối u chèn ép: u tiền liệt tuyến, u niệu đạo.
Do bị táo bón nặng
Tiểu nhiều lần:
Khái niệm: Là số lần đi tiểu tăng nhiều hơn bình thường, có thể lên tới 20-30 lần/ngày. Mỗi lần khoảng 70 – 300 ml.
Nguyên nhân:
Do dung tích bàng quang giảm:
Lao bàng quang mạn tính gây sơ thành bàng quang.
U, ung thư bàng quang.
Khối u ngoài bàng quang chèn ép vào bàng quang.
Do ngưỡng kích thích bàng quang bị giảm:
Rối loạn thần kinh thực vật.
Bị chấn thương hay có bệnh tật ở tuỷ sống.
Tiểu không tự chủ:
Tiểu không tự chủ hoàn toàn.
Tiểu không tự chủ không hoàn toàn.
Nguyên nhân:
Không phải nguyên nhân thần kinh:
Do cơ thắt cổ bàng quang bị suy yếu.
Do u tiền liệt tuyến.
Do dùng thuốc an thần hay thuốc lợi tiểu
Nguyên nhân thần kinh:
Gai đôi cột sống.
Chấn thương cột sống.
Tổn thương thần kinh trong tiểu tháo đường.
Tai biến mạch máu não.
Nguyên nhân ngoài cơ thắt:
Rò niệu đạo - âm đạo.
Rò bàng quang – âm đạo.
Dị dạng bẩm sinh: niệu quản cắm vào âm đạo
Nguyên nhân hỗn hợp.
Đi đái dắt:
Là đi tiểu nhiều lần ít một, đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều gọi là đa niệu.
Đa niệu là triệu chứng viêm thận mạn tính. Uống nhiều nước, uống thuốc lợi tiểu cũng gây đa niệu.
Gia súc đa niệu nước tiểu nhạt màu, tỷ trọng thấp, trong suốt.
KHÁM THẬN:
Ở gia súc thường chú ý bệnh thận; hội chứng thận hư, viêm bể thận.
Những triệu chứng chung khi thận bị bệnh:
Phù ở những vùng tổ chức lỏng lẻo: mi mắt, âm nang, dưới bụng bốn chân.
Thay đổi động tác đi tiểu: (số lần, tư thế đi tiểu).
Thay đổi số lượng, thành phần và tính chất nước tiểu (trong nước tiểu có huyết sắc tố, những cặn bệnh lý khác…)
Trúng độc do hội chứng ure huyết, chất độc tích tụ trong tổ chức cơ thể gây ra, gia súc ủ rũ, tiêu hóa rối loạn…
Tần số tim mạch và huyết áp bị thay đổi:
Vi mạch quản đáy mắt bị xung huyết, thần kinh thị giác bị thuỷ thũng.
Quan sát và sờ nắn vùng thận:
Nhìn vùng thận có thể phát hiện những thay đổi vùng thận nhưng gia súc nhỏ khi thận có bệnh.
Vị trí thận:
Ở trâu, bò, dê, cừu:
Thận trái: đốt sống lưng thứ 2,3 đến đốt thứ 5, 6.
Thận phải: Sương sườn thứ 12 đến đốt sống lưng thứ 2,3.
Thận trâu, bò phân thuỳ. Thận dê, cừu trơn, nhẵn.
Ở ngựa:
Thận trái: xương sườn thứ 17, 18 đến đốt sống lưng 2,3.
Thận phải: xương sườn 14,15 – xương sườn 17, 18.
Ở lợn: thận nằm dưới đốt sống lưng 1-4.
Ở loài ăn thịt:
Thận trái: đốt sống lưng 2 – 4.
Thận phải: đốt sống lưng 1- 3.
Phương pháp khám:
Gia súc nhỏ để đứng tự nhiên, gia súc lớn phải cố định và khám qua trực tràng.
Sờ nắn:
Sờ nắn từ bên ngoài: gõ nhẹ lên sống lưng theo vùng thận đồng thời theo dõi phản ứng của thú.
Vd: nếu viêm thận nặng, gõ vùng thận gia súc đau và tránh xa.
Sờ nắn qua trực tràng: tùy từng loài gia súc mà ta có cách sờ nắn khác nhau.
Trâu bò: Lần thẳng tay về phía trước, sờ được thận trái treo dưới cột sống, di động. Ví dụ: Thận sưng to do viêm, mặt quả thận gồ ghề( viêm thận mãn tính, lao thận).
Ở ngựa qua trực tràng, thẳng tay lần đến đốt sống lưng thứ 2-3 thì sờ được thận trái. Ấn nhẹ quả thận gia súc đau tỏ ra khó chịu: viêm thận cấp tính hay ổ mủ. Quả thận to, sờ lùng nhùng: thận thủy thũng. thận cứng, gồ ghề: u thận.
Khám thận gia súc nhỏ: Hai tay hai bên theo cột sống vùng khum, lần mạnh sờ vùng thận, chú ý gia súc có biểu hiện đau đớn. Lợn có tần mỡ dày sờ nắn bên ngoài để khám kết quả không rõ.
KHÁM BỂ THẬN:
Sờ nắn qua trực tràng: trong trường hợp viêm bàng quang, ống dẫn tiểu sưng cứng.
Chú ý: viêm bể thận chỉ gặp ở gia súc lớn.
KHÁM BÀNG QUANG:
Bàng quang nằm trong hay ở cửa xoang chậu (tuỳ từng trường hợp vào từng loài). Bàng quang của trâu, bò hình quả lê, ngựa hình tròn.
Khám bàng quang bằng phương pháp sờ nắn bên ngoài ( quan sát phản ứng của thú), sờ nắn qua trực tràng và có thể dùng phương pháp.
KHÁM NIỆU ĐẠO:
Niệu đạo con đực bị tắc, viêm, bị sỏi. Niệu đạo con cái có thể bị viêm, tắc, hẹp.
Khám niệu đạo con đực phần nằm trong xoang chậu ta có thể khám qua trực tràng nhưng khó khăn, đoạn vòng qua dưới xương ngồi thì sờ nắn bên ngoài.
Niệu đạo con cái khám bằng cách cho ngón tay vào sờ nắn qua âm đạo
Một số ca bệnh cần thông niệu đạo,mục đích là để điều trị viêm tắc niệu đạo
Để thông niệu đạo người ta dùng ống thông niệu đạo, gồm nhiều loại tùy gia súc lớn nhỏ.
Các bệnh thường xảy ra ở niệu đạo:
Viêm niệu đạo xuất huyết.
Viêm niệu đạo hóa mủ.
Viêm niệu đạo tăng sinh.
U niệu đạo.
Sỏi niệu đạo.
Viêm bao quy đầu.
KHÁM CẬN LÂM SÀNG:
XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU.
Phương pháp lấy mẫu nước tiểu:
Nước tiểu dùng xét nghiệm phải được lấy trực tiếp khi gia súc tiểu hay thông từ bàng quang.
Ngay sau khi lấy phải làm xét nghiệm càng sớm càng tốt
Nước tiểu dùng xét nghiệm VSV phải được lấy vô trùng và xét nghiệm tươi.
Khi cần thiết phải bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng một trong các hóa chất sau:
Dung dịch thymol 1% trong rượu theo tỷ lệ 1ml/ 100 ml nước tiểu. (Không dùng thymol khi xét nghiệm protein niệu).
Dầu Toluen, benzen, parafin đổ thành lớp mỏng tráng kín trên bề mặt nước tiểu
Phenol 1 giọt/ 30 ml nước tiểu.
Formol nguyên chất 1 giọt/ 30 ml nước tiểu.
Dung dịch AgCN 2%, 5ml/ 1 l nước tiểu
Nước tiểu để xét nghiệm vi trùng thì lấy phải tuyệt đối vô trùng và không cho chất chống thối.
Trước khi xét nghiệm nước tiểu nên lọc qua giấy lọc
Xét nghiệm lý tính.
Số lượng nước tiểu:
Gia súc tiểu ít, tiểu nhiều, số lượng nước tiểu tăng hay giảm đều là những dấu hiệu bệnh lý.
Nguyên nhân:
Thay đổi sinh lý:
Tùy theo chế độ ăn, uống
Tùy theo thời tiết
Thay đổi bệnh lý:
Tăng:
Tiểu tháo đường.
Tiểu tháo nhạt.
Giai đoạn hạ sốt.
Viêm thận cấp tính ở thời kỳ hồi phục.
Viêm thận mạn tính – tiểu nhiều về đêm.
Giảm...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top