Curran

New Member

Download miễn phí Hình thái cung hàm mất răng toàn bộ hàm trên





Cung hàm hình vuông
Đường đỉnh sống hàm là đường cong chuyển từ vùng
răng cửa đến vùng răng cối tương đối gấp khúc, tạo thành
một góc ở vùng răng nanh; từ vùng răng cối nhỏ đến
vùng răng cối lớn thì gần như thẳng và hai đường hai bên
gần song song nhau.
Cung hàm hình parabole
Đường đỉnh sống hàm không tạo thành một góc ở
vùng răng nanh, tương đối rộng ở vùng răng cửa và là
một cung cong liên tục từ răng cối bên này đến răng cối
bên kia.
Cung hàm hình tam giác
Đường đỉnh sống hàm tương đối hẹp ở vùng răng
cửa, đường nối từ vùng răng nanh đến vùng răng cối
tương đối thẳng và theo hướng phân kỳ



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008 Nghiên cứu Y học
143
HÌNH THÁI CUNG HÀM MẤT RĂNG TOÀN BỘ HÀM TRÊN
Lê Hồ Phương Trang*
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các đặc điểm kích thước và hình dạng của cung hàm mất răng toàn bộ
hàm trên trên một mẫu dân số người Việt Nam.
Phương pháp: 175 mẫu hàm trên của các bệnh nhân (109 nữ và 66 nam) đến làm phục hình toàn hàm tại khoa RHM,
ĐHYD được vẽ đường đỉnh sống hàm, chụp ảnh và chuyển vào máy tính. Vẽ và đo các đoạn thẳng tiêu biểu cho chiều trước
sau và chiều rộng của cung hàm hàm trên bằng phần mềm AutoCAD.
Kết quả: Kích thước trung bình của cung hàm mất răng toàn bộ hàm trên theo chiều trước sau là 44,01 ±
3,36 mm; theo chiều ngang tại vị trí 1/4 trước là 34,46 ± 3,34 mm, tại vị trí giữa là 43,38 ± 3,4 mm, vị trí ¼ sau
là 47,22 ± 3,12 mm, vị trí sau cùng là 44,76 ± 2,75 mm. Chiều ngang lớn nhất của cung hàm là 48,23 ± 3,06 mm
với 96,57% trường hợp nằm ở vị trí ¼ sau. Chiều trước-sau của cung hàm nhỏ hơn chiều ngang lớn nhất của
cung hàm trong 86,29% trường hợp. Tỷ số rộng sau (d) / rộng trước (b) có giá trị từ 1,14 đến 1,68. Tiêu chuẩn
phân loại mới về hình dạng cung hàm dựa theo tỉ số d/b như sau: vuông khi d/b 1,3; parabole khi 1,3 < d/b ≤ 1,5
; tam giác khi d/b >1,5. Cung hàm dạng parabole chiếm đa số (68,39%), kế đến là dạng vuông (25,81%), ít nhất
là dạng tam giác (5,81%).
Kết luận: Giữa nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kích thước trước-sau của cung hàm,
nhưng ở kích thước ngang, cung hàm nam lớn hơn nữ có ý nghĩa thống kê. Khác biệt về phân bố hình dạng cung
hàm ở hai giới không có ý nghĩa thống kê.
ABSTRACT
MORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS OF THE UPPER EDENTULOUS ARCH
Le Ho Phuong Trang* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 3 – 2008: 143 - 148
The objective of this study was to determine the average arch width and antero-posterior distance of upper edentulous
arch and suggest a way to classify edentulous arch shape and determining distribution proportion of edentulous arch
shapes.
Method: One hundred and seventy five edentulous casts with the ridge crest line marked were photographed and
images transferred to a computer. AutoCAD software was used for measuring.
The results showed that the antero-posterior distance averaged 44.01 ± 3.36mm. The average arch width measured at
¼ anterior, mid, ¼ posterior and the furthest posterior site was 34.46 ± 3.34mm, 43.38 ± 3.4 mm, 47.22 ± 3.12 mm, and
44.76 ± 2.75 mm, respectively. The maximum arch width was 48.23 ± 3.06 mm with 96.57% of the cases falled in the ¼
posterior area. In 86.29% of the cases, the antero-posterior distance was smaller than the maximum arch width. The
proportion of ¼ posterior width (d) /¼ anterior width (b) ranged from 1.14 to 1.68 and was used as a suggested criterium
for categorization for upper edentulous arch shape: arch shape considered square shaped if d/b 1.3; parabolic if 1.3 < d/b
≤ 1.5 ; V-shaped if d/b >1.5. The majority of edentulous arch (68.39%) showed parabolic shape. The occurence of square
shape and V-shaped arch were respectively 25.81% and 15.81%.
Conclusion: There was no significant difference between male and female in antero-posterior distance, but all
dimensions of arch width were larger in male than in female significantly. There was no significant difference between male
and female in distribution proportion of edentulous arch shape.
* Răng-Hàm-Mặt – Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008 Nghiên cứu Y học
144
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hình thái cung hàm là một trong những yếu tố giải
phẫu sinh lý quan trọng ảnh hưởng đến sự nâng đỡ,
vững ổn và dính của phục hình. Do đó, cần được đánh
giá một cách khách quan và đúng đắn. Nhiều tác giả
trên thế giới đã đề cập đến vấn đề này nhưng tại Việt
Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào.
Vì vậy, chúng tui cố gắng bước đầu thực hiện
nghiên cứu hình thái cung hàm mất răng toàn bộ hàm
trên trên một mẫu dân số người Việt với các mục tiêu
sau:
1. Xác định kích thước trung bình theo chiều
rộng (trước, giữa, sau, sau cùng và lớn nhất) và chiều
trước sau của cung hàm mất răng toàn bộ hàm trên ở
một mẫu dân số người Việt.
2. Đưa ra những số liệu để phân loại cung hàm
"nhỏ, trung bình hay lớn".
3. So sánh kích thước, hình dạng cung hàm mất
răng toàn bộ hàm trên giữa giới nam và nữ.
4. Xác định tỉ lệ phân bố các loại hình dạng và đề
nghị cách phân loại cung hàm hàm trên mất răng toàn
bộ về mặt kích thước cũng như hình dạng.
5. Đề nghị các kích thước và hình dạng để góp
phần chế tạo khay lấy dấu toàn hàm hàm trên phù hợp
với người Việt.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
Mẫu hàm đổ từ dấu sau cùng của 175 bệnh nhân
mất răng toàn bộ hai hàm đến điều trị tại khoa Răng
Hàm mặt, Đại Học Y Dược TPHCM từ tháng 9-2003
đến tháng 4-2006. Chúng tui loại khỏi mẫu nghiên cứu
những mẫu hàm của bệnh nhân mới nhổ răng trong
thời gian ít hơn 3 tháng hay có điều trị phẫu thuật
điều chỉnh sống hàm, phẫu thuật trên xương hàm làm
thay đổi hình dạng cung hàm trước đó.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Chuẩn hoá vị trí của mẫu hàm bằng cách:
- xác định một mặt phẳng chuẩn từ 3 điểm
(hình 1 và 2):
" điểm mào xương ổ trên đường giữa: điểm A.
" hai điểm hai bên rãnh chân bướm hàm: là điểm
giới hạn sau cùng của lồi củ, nơi tiếp giáp giữa lồi củ và
dây chằng chân bướm hàm trên đường đỉnh sống hàm
kéo dài: điểm E và E'.
- Mẫu hàm được gắn trên bàn điều chỉnh của song
song kế và được điều chỉnh sao cho mặt phẳng chuẩn
song song với mặt phẳng nằm ngang.
- Sau khi xác định mặt phẳng chuẩn, vẽ đường đỉnh
sống hàm bằng một công cụ nhỏ có một đầu chì được cố
định vuông góc với thanh đứng của song song kế (hình
3).
Hình 1 :Thước chữ T dùng để xác định các điểm
chuẩn.
Hình 2 : 3 điểm chuẩn.
Hình 3 : Vẽ đường đỉnh sống hàm bằng một công cụ
cố định vuông góc với thanh đứng của song song kế.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008 Nghiên cứu Y học
145
Hình 4 : Hình ảnh mẫu hàm sau khi chụp.
Hình 5 : Các kích thước cần đo đạc
- Chiếu 3 điểm chuẩn và đường đỉnh sống hàm lên
một mặt phẳng nằm ngang bằng phương pháp chụp hình
với máy ảnh kỹ thuật số. Ta có hình chiếu của cung hàm
mất răng toàn bộ trong mặt phẳng chuẩn đã xác định
(hình 4).
- Hình ảnh được chuyển từ máy ảnh vào máy vi
tính để đo đạc.
- Đo các kích thước của cung hàm: dùng phần mềm
AutoCAD 2004 để vẽ và đo các đoạn thẳng sau (hình 5):
Nối hai điểm chuẩn phía sau ta có đường thẳng EE'
" Từ điểm A vẽ 1 đường thẳng ngang qua điểm
giữa EE'(điểm A'). Chia đoạn AA' thành 4 đoạn thẳng
bằng nhau: AB = BC = CD = DA'.
" Từ các điểm B, C, D vẽ đường song song với
EE'. Đường thẳng qua B gặp đường đỉnh sống hàm tại 2
điểm B1 và B2.
Tương tự ta có C1 và C2, D1 và D2.
Xác định chiều rộng lớn nhất của cung hàm: quan sát
và nhận ra vị trí cung hàm rộng nhất, vẽ đường thẳng
song song với EE' tại vị trí đó.
Các kích thước cần đo đạc là
AA' = a = kích thước cung hàm theo chiều trước sau,
B1B2 = b = chiều rộng cung hàm phía trước (rộng
trước),
C1C2 = c = chiều rộng cung hàm ở giữa,
D1D2 = d = chiều rộng cung hàm phía sau (rộng
sau), EE' = e = chiều r
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Nhận xét hình thái cung răng ở một nhóm sinh viên có lệch lạc khớp cắn loại I Tài liệu chưa phân loại 0
D Định danh và phân loại một số loài cá nước ngọt phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu hình thái cấu trúc và đặc tính điện hóa của polyaniline tổng hợp bằng con đường điện hóa Khoa học Tự nhiên 0
D Một số đặc điểm hình thái của sò lông Anadara antiquata (Linnaeus, 1758) ở miền Trung Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
M Tìm hiểu phép toán hình thái và ứng dụng Luận văn Kinh tế 2
B Hình thái kinh tế với sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
C Chứng minh sự phát triển của hình thái kinh tế - Xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên Luận văn Kinh tế 0
P Học thuyết hình thái kinh tế - Xã hội với sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
Q Khảo sát mô hình du lịch sinh thái ở khu DLST Bình Qưới 1 nhằm đề xuất phát triển du lịch bền vững c Khoa học Tự nhiên 0
O Ứng dụng phép toán hình thái cho bài toán phát hiện khuôn mặt dựa vào màu da Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top