Download miễn phí Khóa luận Thuyết kiến tạo mảng

LỜI NÓI ĐẦU
Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam chỉ mới được thành lập nhưng đã khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân và trong cộng đồng các nước sản xuất dầu khí trên thế giới. Cho đến nay, Việt Nam đã khai thác hơn 130 triệu tấn dầu thô và 8.5 tỷ m3 khí đồng hành.
Hiện nay, chúng ta đang đẩy nhanh quá trình tìm kiếm – thăm dò dầu khí trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Tiềm năng dầu khí của Việt Nam được tập trung nhiều nhất là trên thềm lục địa miền Nam Việt Nam.
Để quá trình tìm kiếm – thăm dò dầu khí được thuận lợi hơn, chúng ta cần nghiên cứu kỹ về các bối cảnh kiến tạo hình thành nên các tích tụ dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn quá trình hình thành, di chuyển và tích tụ của hydrocarbon, từ đó đề ra những phương án khả thi để việc tìm kiếm – thăm dò đạt hiệu quả hơn.
Trên tinh thần nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp các tài liệu về các vấn đề nêu trên, được sự cho phép của Khoa Địa Chất trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên cùng sự hướng dẫn trực tiếp của Thạc Sỹ Nguyễn Ngọc Thủy, tui đã thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài : “THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG, CƠ CHẾ HÌNH THÀNH BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC BỒN DẦU KHÍ TRÊN THỀM LỤC ĐỊA MIỀN NAM VIỆT NAM”.
Mục đích của đề tài này là :
 Làm rõ cơ chế hình thành Biển Đông trên cơ sở thuyết kiến tạo mảng.
 Sự ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo đối với sự hình thành và tích tụ dầu khí trong các bồn trầm tích trên thềm lục địa miền Nam Việt Nam và cụ thể là trong hai bồn Cửu Long và Nam Côn Sơn.
Nội dung thực hiện :
 Thuyết kiến tạo mảng.
 Quá trình hình thành Biển Đông và các bồn trầm tích liên quan.
 Ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo đối với sự hình thành và tích tụ dầu khí trong bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn :
 Góp phần trong việc xem xét mối quan hệ giữa kiến tạo Biển Đông và các bồn dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam.
 Kết quả của đề tài là cơ sở tài liệu cho những nghiên cứu tiếp theo về kiến tạo Biển Đông và các bồn dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam.












PHẦN I
THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BIỂN ĐÔNG
VÀ CÁC BỒN TRẦM TÍCH LIÊN QUAN
TRÊN THỀM LỤC ĐỊA NAM VIỆT NAM.






CHƯƠNG 1
THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
I. SỰ HÌNH THÀNH THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG.
Theo quan niệm của học thuyết kiến tạo mảng, lúc đầu địa cầu chỉ gồm có một khối lục địa rộng lớn. Sau đó lục địa này vỡ thành từng nhiều mảnh, di chuyển đi và cuối cùng đạt đến vị trí hiện tại. Thật ra theo thuyết này thì toàn thể bề mặt địa cầu là những mảng thạch quyển cứng rắn. Một số mảng hoàn toàn là vỏ đại dương, một số khác lại là vỏ lục địa hay vừa có vỏ đại dương vừa có vỏ lục địa. Những mảng đó có thể tách rời xa nhau, va chạm với nhau hay cắm xuống dưới mảng kia đã tạo ra nhiều kiến trúc rộng lớn, như sự thành tạo các dải núi. Thuyết kiến tạo mảng không phải được đa số mọi người tán đồng, nên các nhà địa cầu học luôn luôn tìm ra các bằng chứng mới mẻ để chứng minh thuyết này là đúng. Thuyết dựa trên hai khái niệm là lục địa trôi và đáy biển trương nở. Mảng di chuyển ở mặt địa cầu là do lực lôi kéo của dòng đối lưu trong lớp manti.
A. Ý KIẾN BAN ĐẦU XUNG QUANH VẤN ĐỀ LỤC ĐỊA TRÔI:
Ý kiến về lục địa trôi ra đời cách đây khoảng 100 năm. Lúc đầu, người ta giải thích hố đại dương, các dải núi và các lục địa được thành lập từ những cuộc đại biến xảy ra trong một thời gian ngắn. Ý nghĩ hai lục địa tách ra rồi di chuyển rất chậm, 100 triệu năm đi được 500 km, khi người ta ghi nhận được trên bản đồ nhiều vùng bờ biển có thể lồng vào nhau một cách khít khao. Đặc biệt là bờ biển Phi Châu và Nam Mỹ. Các dấu vết địa chất như các nhóm đất đá giống nhau, hoá thạch giống nhau của các lục địa là do trước đây chúng dính liền nhau, sau đó mới bị biển chia cắt.



MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC BỒN TRẦM TÍCH LIÊN QUAN TRÊN THỀM LỤC ĐỊA NAM VIỆT NAM. 6
CHƯƠNG 1 : THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG 7
I. SỰ HÌNH THÀNH THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG. 7
II. CƠ CHẾ DỊCH CHUYỂN CỦA CÁC MẢNG. 14
III. LỊCH SỬ CỦA SỰ DI CHUYỂN CÁC MẢNG : 24
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC BỒN TRẦM TÍCH LIÊN QUAN TRÊN THỀM LỤC ĐỊA MIỀN NAM VIỆT NAM. 28
I. QUÁ TRÌNH TÁCH GIÃN HÌNH THÀNH BIỂN ĐÔNG. 28
II. CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM VÀ CÁC BỒN TRẦM TÍCH ĐỆ TAM. 32
III. PHÂN CHIA CÁC BỒN TRẦM TÍCH Ở VIỆT NAM THEO QUAN NIỆM KIẾN TẠO MẢNG. 37
PHẦN II: ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ TÍCH TỤ DDẦU KHÍ TRONG CÁC BỒN TRẦM TÍCH TRÊN THỀM LỤC ĐỊA MIỀN NAM VIỆT NAM 40
CHƯƠNG 3 : BỒN TRŨNG CỬU LONG. 41
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ. 41
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC KHU VỰC. 43
III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HYDROCARBON. 45
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH BẪY CHỨA. 47
V. ĐẶC TÍNH THẤM CHỨA CỦA ĐÁ MÓNG. 52
VI. ĐẶC ĐIỂM TẦNG CHẮN. 54
VII. MỎ BẠCH HỔ. 55
VIII. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG CỬU LONG. 64
CHƯƠNG 4 : BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN 66
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ. 66
II. CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT. 67
III. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT. 71
IV. HỆ THỐNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN. 73
V. MỎ ĐẠI HÙNG. 80
VI. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN. 87
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Tiểu luận thuyết kiến tạo mảng
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top