anhct84

New Member

Download miễn phí Đồ án Giải pháp thi công vỏ bêtông hầm dẫn nước nhà máy thuỷ điện A Vương





Để di chuyển cho xe nâng phục vụ cho công việc neo buộc cốt thép trong hầm dẫn nước, ta có ba phương án di chuyển: di chuyển bằng ray, di chuyển bằng bánh lốp và di chuyển bằng bánh xích.
- Phương án 1: Di chuyển bằng bánh lốp, với phương án di chuyển bằng bánh lốp, cần có thiết bị truyền lực, các bánh xe, hệ thống treo và hệ thống điều khiển (cơ cấu lái). Mặt khác trong đường hầm có độ dốc, và bề mặt đường hầm nhấp nhô, không tiện cho di chuyển bằng bánh lốp.
- Phương án 2: Di chuyển bằng bánh xích, phương án này có ưu điểm là áp suất phân bố đều trên mặt tựa, làm việc tốt cả ở nền đất yếu và nền đất cứng, nhấp nhô, không bằng phẳng. Bộ di chuyển xích có lực bám lớn, tính năng thông qua tốt, có khả năng vượt dốc lớn. Tuy nhiên phương án này có nhược điểm là trọng lượng bản thân lớn, cấu tạo phức tạp, chế tạo, lắp ráp và sửa chữa khó khăn, các chi tiết chóng mòn, và vì vậy tăng giá thành đầu tư, không kinh tế.
- Phương án 3: Di chuyển xe bằng cơ cấu di chuyển trên ray, trong đường hầm dẫn nước, hầm được đào thằng và có độ dốc không lớn, do vậy thích hợp với di chuyển trên ray, lắp đặt ray được dễ dàng. Mặt khác vì trọng lượng xe không lớn, nên di chuyển bằng ray vẫn đảm bảo được. Xe neo buộc cốt thép có tốc độ di chuyển chậm vì sau khi neo buộc thép cho cả một đoạn đường hầm dài 11,7 m xong thì mới di chuyển đến đoạn neo buộc tiếp theo, mà mỗi đoạn neo buộc như vậy thời gian là tương đối dài. Mặt khác đại bộ phận cơ cấu di chuyển trên ray được dấn động bằng điện nên thích hợp trong môi trường thi công hầm trong điều kiện thông gió khó khăn.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

măng dùng trong công trình hầm ngầm phổ biến là ximăng Poóclăng, ximăng Puzơlan hay ximăng Puzơlan xỉ (trong trường hợp có nước xâm thực, hay cần nâng cao tính chống thấm của vỏ hầm thuỷ lợi có áp - đường hầm áp lực).
Trong thực tế trước khi đổ bêtông vỏ hầm người ta phải gia cố vỏ hầm bằng cách cắm các neo là cac thanh sắt vào trong vỏ đất đá của hầm. Sau đó người ta phun lên vách hang hỗn hợp bêtông thành lớp dày từ 3 – 5 cm với chiều dày tổng cộng có khi đến 20cm hay hơn nhờ vào khí nén mà không cần ván khuôn để gia cố tạm làm vỏ hầm tạm trước khi thi công vỏ hầm.
Với công trình thuỷ điện A Vương, đường hầm lực cũng là công trình vĩnh cửu do đó cần có vật liệu làm vỏ hầm cũng phải có tính vĩnh cửu tốt. Vật liệu đã được chọn ở đây để thi công vỏ hầm là bêtông cốt thép. Sau khi hầm được thi công đào xong và cắm neo, phun bêtông gia cố xong sẽ tiến hành thi công bêtông – cốt thép vỏ hầm. Mà công việc trước tiên trong thi công bêtông – cốt thép vỏ hầm là tiến hành neo buộc cốt thép. Công việc này cần có một thiết bị chuyên dùng để phục vụ, sau đây là trình tự thiết kế chiếc xe này.
I.1)Nhiệm vụ của xe nâng buộc cốt thép:
- Xe nâng, neo buộc cốt thép được sử dụng trong quá trình neo buộc công trình để tiến hành đổ bêtông cốt thép vỏ hầm. Với hầm có đường kính 6m và dài thì việc neo cốt thép cũng được xem là một công việc có khối lượng lớn. Nhiệm vụ của xe nâng, neo buộc cốt thép là nâng người và cốt thép lên các độ cao khác nhau trong hầm để tiến hành neo buộc công trình được thuận tiện và nhanh chóng. Xe nâng, neo buộc cốt thép sẽ di chuyển trong hầm, và lần lượt sẽ đưa người và cốt thép tới các vị trí cần neo buộc cốt thép để tiến hành công việc. Tại vị trí làm việc của mình, người công nhân và cốt thép sẽ đứng lên trên xe và tiến hành neo buộc. Sau các vị trí đã tiến hành neo buộc xong trong một đoạn neo buộc, xe nâng sẽ tự nâng lên hay hạ người và vật liệu xuống để tiến hành các vị trí neo buộc tiếp theo trong một đoạn làm việc. Mỗi thanh thép được neo buộc có độ dài là 11.7 m, do đó cần có ít nhất là hai công nhân làm việc một lúc.
I.2). Phương án chọn xe:
- Phương án 1: Chọn xe phục vụ công tác neo buộc là cần trục ôtô thuỷ lực, di chuyển tự hành trên bánh lốp.
hình 7: Mô hình xe neo buộc cốt thép dùng cần trục tự hành ôtô thuỷ lực
+ ưu điểm của phương án này là: cơ động được vị trí làm việc mà không cần lắp đặt đường ray.
+ Nhược điểm của phương án này là: do mỗi đoạn thép tiến hành buộc dài 11.7m mà chỉ có thể có hai người tiến hành công việc thì trong qúa trình làm và trong quá trình đưa cốt thép lên vị trí neo buộc thép sẽ bị võng. Và với khối lượng lớn như vậy mà chỉ có thể có hai người tiến hành làm cùng một lúc sẽ kéo dài tiến độ công việc rất lâu, và làm chậm tiến độ công trình. Thứ ba là theo phương án này thì phải cần cả hai xe thì mới tiến hành công việc này được, mà như vậy thì phương án này sẽ không được kinh tế vì phải mua 2 chiếc xe tiến hành công việc này mà tiến độ thi công công việc lại không nhanh do chỉ có hai người cùng làm việc và vì di chuyển bánh lốp nên lại phải tiến hành làm bằng phẳng mặt bằng đường hầm trước khi đưa xe vào tiến hành công việc.
- Phương án 2 : Thiết kế xe nâng tiến hành công việc neo buộc cốt thép.
Mô tả xe nâng phục vụ công tác neo buộc cốt thép :
Theo phương án này, xe được thiết kế gồm có hai cánh xe ở hai bên, hai cánh này có thể quay được nhờ hai xy lanh thuỷ lực được bố trí ở hai đầu (như hình vẽ).
Hình 8: Mô hình xe nâng phục vụ neo buộc cốt thép.
1-Sàn công tác;2:Lan can sàn công tác; 3:Tay cần phụ; 4:Tay cần chính
2-Tay chống; 6:Tay chống; 7:Khung xe; 8:Ray dẫn hướng; 9:Bánh xe dẫn động
10- Bệ dưới của xe; 11- Pít tông- xy lanh nâng hạ cần;13- Trục dẫn động bánh xe;12- Gân tăng cứng cho khung xe
Công nhân làm việc và vật liệu (sắt thép), trang thiết bị công cụ làm việc (kìm kẹp…) được đặt trên sàn công tác (1), trên sàn công tác có lan can (2) để bảo vệ công nhân và tránh cho vật liệu, trang thiết bị công cụ khỏi rơi xuống dưới trong quá trình làm việc. Sàn công tác (1) luôn được giữ nằm ngang trong quá trình làm việc và di chuyển (quay từ vị trí dưới lên hay từ trên xuống dưới) nhờ vào các tay quay (3) và (4) các tay quay này được nối khớp quay với khung máy (7). Khung máy này được chế tạo từ các thép hình chữ L được hàn cứng với nhau thành hộp.
hình 9: Liên kết giữa sàn thao tác và tay cần, giữa cần và bệ đứng của xe
Trên khung máy này được hàn gắn các tai (16) và (18), các tay cần (số 4) và (số 3) được lắp chốt quay vào các tai này nhờ vào các chốt (15) và (17). Sàn thao tác (1) được liên kết với tay cần 3 và 4 nhờ vào các chốt (19), cả 4 cơ cấu (7), (3), (4) và (1) làm thành một cơ cấu hình bình hành làm cho sàn thao tác (1) luôn được đặt nằm ngang ngay cả khi làm việc và khi di chuyển.
Cần (số 3) và (số 4) được nâng lên, hạ xuống nhờ vào các tay đòn 5 và tay đòn 6, và xy lanh thuỷ lực số 13. Khi cần nâng cần số 3 và số 4 lên thì xi lanh 13 được đẩy lên, khi thu xy lanh 13 lại thì cần số 3 và số 4 được hạ xuống. Hành trình của xy lanh 13 làm thay đổi vị trí của tay cần số 3 và 4. Tại vị trí mà hành trình của xy lanh là nhỏ nhất thì tay cần 3, 4 được hạ xuống thấp nhất, sàn công tác số 1 cũng ở vị trí thấp nhất. Đây là vị trí mà sau khi công nhân làm việc không thể đứng dưới để neo buộc cốt thép sẽ lên xe để tiến hành công việc ở trên cao hơn vị tầm với của người đứng dưới mặt bằng hầm. Và vị trí này cũng là vị trí mà người ta chuyển cốt thép lên sàn công tác để tiến hành công việc ở trên cao hơn tầm với của người đứng dưới mặt bằng hầm. Tại vị trí mà hành trình của xy lanh là lớn nhất là vị trí cao nhất của sàn công tác (1), tại vị trí này người công nhân đứng trên sàn sẽ thao tác tại vị trí cao nhất của vỏ hầm.
2. Chọn phương án di chuyển và dẫn động cho xe
Để di chuyển cho xe nâng phục vụ cho công việc neo buộc cốt thép trong hầm dẫn nước, ta có ba phương án di chuyển: di chuyển bằng ray, di chuyển bằng bánh lốp và di chuyển bằng bánh xích.
- Phương án 1: Di chuyển bằng bánh lốp, với phương án di chuyển bằng bánh lốp, cần có thiết bị truyền lực, các bánh xe, hệ thống treo và hệ thống điều khiển (cơ cấu lái). Mặt khác trong đường hầm có độ dốc, và bề mặt đường hầm nhấp nhô, không tiện cho di chuyển bằng bánh lốp.
- Phương án 2: Di chuyển bằng bánh xích, phương án này có ưu điểm là áp suất phân bố đều trên mặt tựa, làm việc tốt cả ở nền đất yếu và nền đất cứng, nhấp nhô, không bằng phẳng. Bộ di chuyển xích có lực bám lớn, chức năng thông qua tốt, có khả năng vượt dốc lớn. Tuy nhiên phương án này có nhược điểm là trọng lượng bản thân lớn, cấu tạo phức tạp, chế tạo, lắp ráp và sửa chữa khó khăn, các chi tiết chóng mòn, và vì vậy tăng giá thành đầu tư, không kinh tế.
- Phương án 3: Di chuyển xe bằng cơ cấu di chuyển trên ray, trong đường hầm dẫn nước, hầm đư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện ân thi, tỉnh hưng yên Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
N Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng máy móc thiết bị thi công cơ giới ở công ty Tây Hồ Luận văn Kinh tế 2
C Lập và lựa chọn các giải pháp kỹ thuật công nghệ và tổ chức thi công Luận văn Kinh tế 0
G Quan điểm định hướng và các giải pháp thực thi chính sách tiền tệ Luận văn Kinh tế 0
G Điều hành dự án bằng phương pháp Pert - Pcm và ứng dụng giải bài toán lập lịch thi công công trình Luận văn Kinh tế 0
D Đề thi Pháp Luật Đại Cương ĐHBKHN K60 có lời giải gợi ý Luận văn Luật 0
B Lễ hội thi bắn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp Marketing Địa lý & Du lịch 0
B Pháp luật thi hành án dân sự, thực trạng và giải pháp, liên hệ thực tiễn ở tỉnh Hải Dương : Luận văn Luận văn Luật 0
H Thực tiễn thi hành pháp luật về giải phóng mặt bằng ở tỉnh Hà Tĩnh : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top