Kearney

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Phương pháp thực hiện 2
4.1. Phương pháp lấy mẫu 3
4.2. Phương pháp xử lý số liệu 3
4.3. Phương pháp SWOT (Thế mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức) 3
5. Giới hạn của đề tài 3
6. Kết cấu của ĐA/KLTN 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN BÔ RÁC TƯ SÒ 5
1.1. Vị trí địa lý và quá trình hoạt động 5
1.2. Thực trạng môi trường tại Bô rác 12
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC RỈ RÁC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC 12
2.1. Tổng quan về nước rỉ rác 13
2.1.1. Khái niệm 13
2.1.2. Nguồc gốc phát sinh 13
2.1.3. Thành phần, đặc điểm tính chất nước rỉ rác 17
2.1.4. Ảnh hưởng của nước rỉ rác đến con người và môi trường 23
2.2. Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý nước rỉ rác 24
2.3. Các phương pháp xử lý nước rỉ rác 26
2.3.1. Xử lý để xả ra nguồn tiếp nhận 26
2.3.2. Xử lý sơ bộ để không thải, tuần hoàn nước 52
2.3.3. Xử lý sơ bộ nước rác để đưa vào hệ thống cống rãnh đô thị 53
2.4. Một số công nghệ xử lý nước rỉ rác tại ở Việt Nam 53
2.4.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác tại Bô rác Đào Trí, Quận 7 53
2.4.2. Hệ thống xử lý nước rỉ rác tại Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Rắn Đa Phước 57
2.4.3. Hệ thống xử lý nước rỉ rác tại Bãi Chôn Lấp Gò Cát 61
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 63
3.1. Khảo sát hiện trạng nước rỉ rác tại Bô rác Tư Sò 63
3.1.1. Hiện trạng nước rỉ rác tại Bô rác Tư Sò 63
3.1.2. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải 63
3.1.3. Lưu lượng nước rỉ rác 64
3.2. Đề xuất phương pháp xử lý nước rỉ rác tại bô rác Tư Sò 65
3.2.1. Tiêu chuẩn thiết kế 65
3.2.2. Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý và tiến hành thí nghiệm 67
3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của xúc tác lên hiệu quả xử lý của quá trình Fenton 73
3.2.4. Chọn lựa quy trình công nghệ xử lý 80
3.2.5. Sơ đồ quy trình công nghệ 80
3.2.6. Thuyết minh quy trình công nghệ 81
3.2.7. Ưu điểm của công nghệ 87
CHƯƠNG 4. CHI TIẾT CÁC HẠNG MỤC 89
4.1. Song chắn rác 89
4.2. Bể thu gom kết hợp lắng 1 89
4.3. Bể keo tụ tạo bông 90
4.4. Bể lắng 2 91
4.5. Bể oxy hóa 92
4.6. Bể lắng 3 92
4.7. Cột lọc nhanh 93
4.8. Bể chứa nước sau xử lý 94
4.9. Bể chứa bùn 94
CHƯƠNG 5. TỔNG HỢP CHI PHÍ ĐẦU TƯ 96
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
6.1. Kết luận 102
6.2. Kiến nghị 102
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống dần được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng thì lượng rác sinh ra ngày càng lớn, đặc biệt là rác sinh hoạt. Ước tính có khoảng 5.500 tấn rác sinh hoạt được thải ra mỗi ngày ở TP. HCM, đoán vào năm 2010, lượng rác sẽ gia tăng lên tới 7.600 tấn/ngày. Lượng rác sinh hoạt gia tăng dẫn đến lượng nước rỉ rácnước rỉ rác sinh ra ngày càng nhiều. Ô nhiễm bởi nước rác từ lâu đã là vấn đề nan giải, được sự quan tâm của toàn xã hội. Tại TP HCM, hàng loạt nghiên cứu, áp dụng nhiều công nghệ xử lý khác nhau đã được triển khai, với mục tiêu cuối cùng là xác định phương án xử lý nước rác thích hợp đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải, không gây nguy hại đến sinh thái môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Bên cạnh vấn đề ô nhiễm nước rác sinh ra từ các bãi chôn lấp, nước rác phát sinh tại trạm trung chuyển cũng là một vấn đề đang được quan tâm rất nhiều bởi mức độ gây ô nhiễm cao: COD rất cao lên đến 75.000 mg/l, pH lại rất thấp dao động khoảng 4.3 – 5.4, SS lên đến 3.500 mg/l, hàm lượng Nitơ cũng rất cao dao động từ 1.500 – 2.300 mg/l. Nước có mùi hôi, chua nồng.
Ô nhiễm bởi nước rác đang là vấn đề bức xúc, cần được giải quyết ngay cấp thiết tại các trạm trung chuyển. Hiện nay, phần lớn nước rác tại các trạm trung chuyển đều thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung của thành phố, gây tác hại trực tiếp đến môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ô nhiễm cho các nguồn tiếp nhận. Tại một số trạm trung chuyển, nước rác được chuyên chở đến các bãi chôn lấp, với tổng chi phí vận chuyển và xử lý khá cao. Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu tìm ra công nghệ thích hợp xử lý nước rác tại trạm trung chuyển là hết sức cần thiết.


2. Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về đề xuất phương án xử lý nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp lớn ( như bãi chôn lấp Gò Cát, Đông Thạnh, Phước Hiệp…) nhưng hầu như chưa có hay rất ít đề tài nào nghiên cứu về xử lý nước rỉ rác tại các bô rác (hay các bãi rác có công suất nhỏ). Trong khi đó, các bô rác có công suất nhỏ tương đương Bô rác Tư Sò lại rất phổ biến ở TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Cụ thể như đề tài: “Hoàn chỉnh quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác Gò Cát công suất 10 m3+/ngày” tác giả KS. Nguyễn Việt Thu (tháng 05/2007) đã tập trung đề cập đến việc xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp nuôi cấy vi sinh cho bể yếm khí.Bên cạnh đó giới thiệu việc bổ sung chế phẩm sinh học GemK vào bể hiếu khí…
3. Mục đích nghiên cứu
• Khảo sát hiện trạng hoạt động và chất lượng môi trường tại Bô rác Tư Sò.
• Tổng quan các công nghệ xử lý nước rỉ rỉ rác.
• Xác định công nghệ phù hợp xử lý nước rỉ rác tại trạm trung chuyển (phương pháp oxy hóa bậc cao) nhằm góp phần giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường do nước rác gây ra.
• Tối ưu hóa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong công nghệ xử lý nước rỉ rác tại Bô rác Tư Sò.
• Đề xuất công nghệ xử lý nước rác bằng phương pháp oxy hóa bậc cao tại Bô rác sao cho nước đầu ra đạt QCVN 25:2009/BTNMT cột B1.
4. Phương pháp thực hiện
4.1. Phương pháp lấy mẫu
Mục đích của việc lấy mẫu nhằm xác định thành phần, tính chất của nước rỉ rác để từ đó có những tính toán thích hợp cho lượng hoá chất cần xử lý. Mẫu sẽ được lấy ngẫu nhiên ở hố thu gom tập trung nước rỉ rác từ bãi rác. Mẫu được bảo quản theo TCVN 5993-1995.
4.2. Phương pháp thí nghiệm thực nghiệm
Đề tài thực hiện nghiên cứu thực nghiệm từ phòng thí nghiệm Công Ty TNHH MTV ViNa có đủ dụng cụ, thiết bị, hóa chất cần thiết. Tiến hành thí nghiệm được lặp lại nhiều lần để lấy kết quả tin cậy.
4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả thí nghiệm và khảo sát được nhập vào phần mềm Microsoft Word, Excel, để xử lý đưa ra bảng biểu, đồ thị, tìm các kết quả nghiên cứu tin cậy và tối ưu.
Phân tích, đánh giá, nhận xét các thông số thực nghiệm.
Các tài liệu liên quan đề tài được thu thập từ sách, báo, internet, thư viện… được tổng hợp so sánh, phân tích, tích đánh giá.
Xử lý số liệu, báo cáo.
4.4. Phương pháp SWOT (Thế mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức)
Phân tích các số liệu nhằm hệ thống hoá các vấn đề, xác định mức độ, giả thiết phương án nhằm tìm ra phương án tốt nhất trong việc lựa chọn và đề xuất các giải pháp. Phương pháp SWOT là phương pháp phân tích hệ thống đơn giản mà hiệu quả nhất thường được sử dụng trên Thế Giới và cả ở Việt Nam.
5. Giới hạn của đề tài
Đề tài được nghiên cứu trong giới hạn trong phạm vi Bô rác Tư Sò, P. Tân Kiểng, Q. 7
Thời gian thực hiện đề tài: 03 tháng
6. Kết cấu của ĐA/KLTN
Đồ án/Khóa luận tốt nghiệp gồm có 06 chương:
Chương I: Tổng quan Bô rác Tư Sò
Chương II. Tổng quan về nước rỉ rác và các phương pháp xử lý nước rỉ rác
Chương III. Nội dung và phương pháp thực hiện
Chương IV. Chi tiết các hạng mục
Chương V. Tổng hợp chi phí đầu tư
Chương VI. Kết luận và kiến nghị

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top