phuocthinhdl

New Member
Download miễn phí Đồ án Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản Công ty thủy sản Thanh Khiết



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Đặt vấn đề 1
Mục đích của đề tài 2
Nội dung của đề tài 2
Phương pháp làm đề tai 2
Phạm vi của đề tài 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN 2
1.1. Tổng quan nghành chế biến thủy sản ở Việt Nam 3
1.2. Tổng quan về Công ty thủy sản Thanh Khiết 5
1.2.1. Giới thiệu chung về công ty 5
1.2.2. Cơ cấu tổ chức 5
1.3. Tóm tắt hiện trạng sản xuất 6
1.3.1. Nhà xưởng 6
2.3.2. Trang thiết bị chính 6
1.3.3. Hệ thống phụ trợ 7
1.3.3.1. Nguồn nước sử dụng cho khu vực sản xuất 7
1.3.3.2. Nguồn nước đá 7
1.3.3.3. Hệ thống xử lý chất thải 7
1.4. Quy trình sản xuất tại công ty 8
1.4.1. Đặc tính nguyên liệu – nhiên liệu 8
1.4.1.1. Nguyên liệu 8
1.4.1.2. Nhiên liệu 8
1.4.2. Quy trình sản xuất 9
1.5. Vấn đề gây ô nhiễm của công ty 11
1.5.1. Ô nhiễm do khí thải, bụi, mùi 12
1.5.2. Ô nhiễm do chất thải rắn 12
1.5.3. Ô nhiễm do nước thải 12
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN 15
2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học 15
2.1.1. Song chắn rác 15
2.1.2. Bể lắng 15
2.1.2.1. Bể lắng đứng 16
2.1.2.2. Bể lắng ngang 16
2.1.2.3. Bể lắng ly tâm 16
2.1.3. Bể vớt dầu mỡ 16
2.1.4. Bể lọc 17
2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý 17
2.2.1. Phương pháp đông tụ và keo tụ 17
2.2.1.1. Phương pháp đông tụ 18
2.2.1.2. Phương pháp keo tụ 19
2.2.2. Tuyển nổi 19
2.2.3. Khử trùng nước thải 20
2.2.3.1. Phương pháp phổ biến nhất hiện nay là phương pháp Chlor hoá 20
2.2.3.2. Phương pháp Clor hoá nước thải bằng Clorua vôi 20
2.2.3.3. Phương pháp Ozon hoá 20
2.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 21
2.3.1. Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên 21
2.3.1.1. Hồ sinh vật 22
2.3.1.2. Cánh đồng tưới - Cánh đồng lọc 23
2.3.2. Xử lý bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo 23
2.3.2.1. Bể lọc sinh học 23
2.3.2.2. Bể hiếu khí có bùn hoạt tính – Bể Aerotank 25
2.3.2.3. Quá trình xử lý sinh học kỵ khí - Bể UASB 25
2.4. Một số công nghệ xử lý nước thải thủy sản ở Việt Nam 28
2.4.1. Hệ thống xử lý nước thải công ty chế biến thủy sản xuất khẩu Nha Trang ( F17) 500 m3/ngày đêm 29
2.4.2. Hệ thống xử lý nước thải xí nghiệp chế biến thủy sản Ngô Quyền, Rạch Giá, Kiên Giang, công suất 520 m3/ngày đêm 30
2.4.3. Hệ thống xử lý nước thải đông lạnh Việt Thắng, Nha Trang 28
2.4.4. Hệ thống xử lý nước thải XN đông lạnh thủy hải sản Cofidec 31
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO CÔNG TY THỦY SẢN THANH KHIẾT 32
3.1. Phương án 1 35
3.2. Phương án 2 37
CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 32
4.1. Tính toán phương án 1 38
4.1.1. Song chắn rác 38
4.1.2. Hố thu gom 41
4.1.3. Bể điều hoà 42
4.1.4. Bể lắng I 47
4.1.5. Bể tuyển nổi 52
4.1.6. Bể Aerotank 60
4.1.7. Bể lắng II 70
4.1.8. Bể khử trùng 75
4.1.9. Sân phơi bùn 77
4.2. Tính toán phương án 2 79
4.2.1. Song chắn rác tính tương tự phương án 1 79
4.2.2. Hố thu gom tính tương tự phương án 1 79
4.2.3. Bể điều hòa tính tương tự phương án 1 79
4.2.4. Bể UASB 79
4.2.5. Bể Aerotank tính tương tự phương án 1 89
4.2.6. Bể lắng 2 tính tương tự phương án 1 98
4.2.7. Bể khử trùng tính tương tự phương án 1 98
3.2.8. Sân phơi bùn tính tương tự phương án 1 98
CHƯƠNG 5 KHÁI TOÁN CÔNG TRÌNH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ 998
5.1. Vốn đầu tư cho từng hạng mục công trình trong phương án 1 998
5.1.1. Phần xây dựng 999
5.1.2. Phần thiết bị 100
5.1.3. Chi phí quản lý và vận hành 101
5.1.4. Tổng chi phí đầu tư 102
5.2. Vốn đầu tư cho từng hạng mục công trình trong phương án 2 102
5.2.1. Phần xây dựng 102
5.2.2. Phần thiết bị 103
5.2.3. Chi phí quản lý và vận hành 104
5.2.4. Tổng chi phí đầu tư 104
5.3. Chọn lựa công nghệ xử lý 105
CHƯƠNG 6 QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ 105
6.1. Chạy thử 106
6.2. Vận hành hàng ngày 106
6.3. Các sự cố và cách khắc phục 107
6.4. Một số sự cố ở các công trình đơn vị 107


MỞ ĐẦU
 Đặt vấn đề
Nguồn gốc mọi sự biến đổi về môi trường sống đang xảy ra hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta là các hoạt động kinh tế, phát triển của xã hội loài người. Các hoạt động này một mặt làm cải thiện chất lượng cuộc sống của con người , mặt khác lại đang tạo ra hàng loạt khan hiếm, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường khắp mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ môi trường trở thành vấn đề toàn cầu, là quốc sách của hầu hết các nước trên thế giới.
Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế thị trường là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi ngành kinh tế, trong đó có ngành chế biến lương thực, thực phẩm tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành này cũng tạo ra một lượng lớn chất thải rắn, khí, lỏng… là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường chung của đất nước. Cùng với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thì ngành chế biến thuỷ sản cũng trong tình trạng đó. Do đặc điểm công nghệ của ngành, ngành chế biến thuỷ sản đã sử dụng một lượng nước khá lớn trong quá trình chế biến. Vì vậy, ngành đã thải ra một lượng nước khá lớn cùng với các chất thải rắn, khí thải. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do ngành chế biến thuỷ sản thải trực tiếp ra môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý môi trường. Nước bị nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng đến con người và sự sống của các loài thuỷ sinh cũng như các loài động thực vật sống gần đó. Vì vậy, việc nghiên cứu xử lý nước thải ngành chế biến thuỷ sản cũng như các ngành công nghiệp khác là một yêu cầu cấp thiết đặt ra không chỉ đối với những nhà làm công tác bảo vệ môi trường mà còn cho tất cả mọi người chúng ta.


 Mục đích đề tài
Với hiện trạng môi trường như vậy, mục đích đề tài là lựa chọn công nghệ thích hợp xử lý nước thải cho Công ty thủy sản Thanh Khiết đạt tiêu chuẩn loại A xả thải ra sông không gây ô nhiễm môi trường đến nguồn nước sông cũng như làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
 Nội dung đề tài
- Điều tra thực địa, thu thập số liệu về các hoạt động của công ty, lấy mẫu nước thải tại nguồn xa thải.
- Phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm, đánh giá mức độ ô nhiễm tại các nguồn thải.
- Đề xuất và lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp.
- Tính toán và thiết kế công nghệ đã lựa chọn.
- Khái quát chi phí công trình.
 Phương pháp làm đề tài
Quá trình làm đồ án đòi hỏi người thực hiện phải tiến hành với nhiều khía cạnh khác nhau, do đó phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp phân tích, so sánh các quy trình công nghệ xử lý có liên quan. đến nghành chế biến thủy sản.
 Phạm vi đề tài
Việc ứng dụng công nghệ xử lý chung cho một ngành công nghiệp là rất khó khăn , do mỗi nhà máy có đặc trưng riêng về công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu… nên thành phần và tính chất nước thải khác nhau. Phạm vi ứng dụng của đề tài là xử lý nước thải của Công ty thủy sản Thanh Khiết và một số công ty khác nếu có cùng đặc tính chất thải đặc trưng.
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN
1.1 Tổng quan nghành chế biến thủy sản ở Việt Nam
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm ướt cũng như chịu sự chi phối của các yếu tố như gió, mưa, địa hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật nên tạo điều kiện hình thành dòng chảy với hệ thống sông ngoài dày đặc. Không kể đến các sông suối thì tổng chiều dài của các con sông l 41.000 km.
Theo thống kê của Bộ thuỷ sản thì hiện nay chúng ta có hơn 1.470.000 ha mặt nước sông ngoài có thể dùng cho nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra còn có khoảng 544.500.000 ha ruộng trũng và khoảng 56.200.000 ha hồ có thể dùng để nuôi cá. Tính đến nay cả nước xây dựng được 650 hồ, đập vừa và lớn, 5.300 hồ và đập nhỏ với dung tích xấp xỉ 12 tỉ m3, đặc biệt chúng ta có nhiều hồ thiên nhiên và nhân tạo rất lớn như hồ Tây ( 10 – 14 triệu m3), hồ Thác Bà (3000 triệu m3), hồ Cấm Sơn (250 triệu m3).
Mặt khác, chúng ta có bờ biển dài trên 3200 km , có rất nhiều vịnh thuận lợi kết hợp với hệ thống sông ngòi, ao hồ là nguồn lợi to lớn để phát triển ngành nghề nuôi trồng, đánh bắt và chế biến động thực vật chế biến thuỷ hải sản. Rong biển và các loài thuỷ sản thân mềm, cá và các loài nhuyễn thể, giáp xác có trong biển, ao, hồ, sông suối là nguồn protit có giá trị to lớn, giàu các vitamin và các nguyên tố vi lượng, là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp, là kho tàng và tài nguyên vô tận về động vật, thực vật. Biển Việt Nam thuộc vùng biển nhiệt đới nên có nguồn lợi vô cùng phong phú. Theo số liệu điều tra của những năm 1980- 1990 thì hệ thực vật thuỷ sinh có tới 1300 loài và phân loài gồm 8 loài cỏ biển và gần 650 loài rong, gần 600 loài phù du, khu hệ động vật có 9250 loài và phân loài trong đó có khoảng 470 loài động vật nổi, 6400 loài động vật đáy, trên 2000 loài cá, 5 loài rùa biển, 10 loài rắn biển. Tổng trử lượng cá ở tầng trên vùng biển Việt Nam khoảng 1.2 – 1.3 triệu tấn, khả năng khai thác cho phép là 700-800 nghìn tấn/ năm. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì tôm he khoảng 55- 70 nghìn tấn/năm và khả năng cho phép là 50 nghìn tấn/năm. Các nguồn lợi giáp xác khác là 22 nghìn tấn/năm. Nguồn lợi nhuyễn thể (mực) là 64-67 nghìn tấn/năm với khả năng khai thác cho phép là 13 nghìn tấn /năm. Như vậy nguồn lợi thuỷ sản chủ yếu là tôm cá, có khoảng 3 triệu tấn/ năm nhưng hiện nay mới khai thác hơn 1 triệu tấn/năm.
Cùng với ngành nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thuỷ sản thì ngành chế biến thuỷ sản đã đóng góp xứng đáng chung trong thành tích của ngành thuỷ sản Việt Nam. Nguồn ngoại tệ cơ bản của ngành đem lại cho đất nước là của ngành chế biến thuỷ sản. Trong đó mặt hàng đông lạnh chiếm khoảng 80%. Trong 5 năm (1991-1995) ngành đã thu về 13 triệu USD, tăng 529,24% so với kế hoạch 5 năm (1982-1985) và tăng 143% so với kế hoạch 5 năm (1986-1990), tăng 49 lần trong 15 năm. Tốc độ trung bình trong 5 năm (1991-1995) đạt trên 21% / năm, thuộc nhóm hàng tăng trưởng phát triển nhất của ngành kinh tế quốc doanh Việt Nam (trong năm 1995 đạt 550 triệu USD). Tổng kim ngạch xuất khẩu (1991-1995) có được là do ngành đã xuất khẩu được 127.700 tấn sản phẩm (tăng 156,86% so với năm 1990) cho 25 nước trên thế giới, trong đó có tới 75% lượng hàng được nhập cho thị trường Nhật, Singapore, Hong Kong, EU, đạt 30 triệu USD/ năm. Sản phẩm thuỷ hải sản của Việt Nam đứng thứ 19 về sản lượng, đứng thứ 30 về kim ngạch xuất khẩu, và đứng hàng thứ năm về nuôi tôm.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top