Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề Trang 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Nội dung của đề tài 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.5. Tính khoa học và thực tiễn của đề tài 3
1.6. Ý nghĩa của đề tài 3

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KCN HIỆP PHƯỚC – NHÀ BÈ, TP.HCM
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của KCN Hiệp Phước – Nhà Bè 4
2.2. Điều kiện tự nhiên 11
2.2.1. Vị trí địa lý 11
2.2.2. Địa hình 14
2.2.3. Nhiệt độ 15
2.2.4. Chế độ mưa và độ ẩm 15
2.3. Hiện trạng kinh tế xã hội 15
2.4. Giới thiệu sơ lược về hiện trạng công nghiệp ở nước ta 15
2.4.1. Hiện trạng phát triển công nghiệp và khu công nghiệp tập trung 16
2.4.2. Hiện trạng môi trường công nghiệp và khu công nghiệp tập trung 20

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
3.1 Khái niệm về phát triển bền vững 26
3.2 Nhu cầu phát triển bền vững công nghiệp và thái độ ứng xử của các nhà SXCN trong trách nhiệm BVMT 26
3.3 Phát triển khu công nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững 29



CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG & CÔNG TÁC QUẢN LÝ BVMT CỦA KCN HIỆP PHƯỚC – NHÀ BÈ, TP.HCM
4.1. HIỆN TRANG VỀ CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM
4.1.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước thải 31
4.1.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường khí thải 35

4.1.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn 38
4.1.4. Hiện trạng ô nhiễm môi trường đối với chất thải rắn 42
4.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA KCN
HIỆP PHƯỚC – NHÀ BÈ 43
4.2.1. Công tác quản lý hành chánh về môi trường 43
4.2.2. Công tác đầu tư hệ thống kỹ thuật BVMT 45
4.2.2.1. Đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải 45
4.2.2.2. Đầu tư Trạm thu gom, phân loại và trung chuyển CTR 45
4.2.2.3. Bộ phận chuyên môn về Bảo Vệ Môi Trường 46
4.2.3. Tổng hợp về công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường
tại KCN 46
4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KCN HIỆP PHƯỚC VÀ CÔNG TÁC BVMT KCN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
4.3.1. Đánh giá công tác kiểm soát ô nhiễm nước thải sinh hoạt 47
4.3.2. Đánh giá công tác kiểm soát ô nhiễm nước thải công nghiệp 47
4.3.3. Đánh giá công tác kiểm soát ô nhiễm khí thải 48
4.3.4. Đánh giá công tác kiểm soát ô nhiễm không khí, tiếng ồn
và bụi 48
4.3.5. Đánh giá công tác kiểm soát ô nhiễm CTR công nghiệp 48
4.3.6. Đánh giá tổng hợp về công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường 51
4.3.7. Đánh giá tiềm năng ứng dụng thực tiễn các mô hình kiểm soát ô
nhiễm MT trong KCN 51
4.3.8. Đánh giá tiềm năng ứng dụng thực hiện mô hình KCN thân thiện với MT theo hướng PTBV trong điều kiện thực tế ở nước ta 58

CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MT KCN HIỆP PHƯỚC HƯỚNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
5.1. Các biện pháp quản lý MT cho KCN 62
5.1.1. Các công cụ pháp lý 62
5.1.1.1. Tiêu chuẩn môi trường 62
5.1.1.2. Chứng nhận đang ký đạt tiêu chuẩn môi trường - nghiệm
thu môi trường 62
5.1.1.3. Các văn bản pháp lý liên quan: 63
5.1.1.4. Kiểm soát môi trường 63
5.1.1.5. Đánh giá tác động môi trường: 64
5.1.1.6. Các công cụ kinh tế: 64
5.1.1.7. Công cụ kỹ thuật 64
5.1.1.8. Quản lý chất thải rắn công nghiệp-nguy hại 65
5.2. Đề xuất biện pháp BVMT KCN hướng đến sự phát triển bền vững 66
5.2.1. Các biện pháp bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm
nước thải tại KCN 66
5.2.2. Các biện pháp kỹ thuật làm giảm ô nhiễm nguồn nước 68
5.2.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do không khí
giao thông KCN 71
5.2.4. Các biệp pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường CTR tại KCN. 71. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận 73
6.2. Kiến nghị 74

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sau hơn 15 năm triển khai xây dựng các khu công nghiệp (KCN), trong cả nước đã hình thành một mạng lưới các KCN, và đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của các địa phương, vùng và cả nước, thể hiện vai trò đi đầu trong tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.
Tính đến 12/2009, cả nước đã có 183 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên là 43.687 ha, phân bố trên 54 tỉnh, thành phố trên cả nước; trong đó, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch đạt 29.179 ha, chiếm 66,8%; thu hút trên 3.020 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 29.872 triệu USD và 3.070 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 197.382 tỷ đồng, chưa kể 31 dự án FDI và 152 dự án đầu tư trong nước vào phát triển kết cấu hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư 1.872 triệu USD và 57.600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sự phát triển của các KCN ở nước ta chưa thực sự vững chắc, việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN chưa đồng bộ, chưa gắn chặt với yêu cầu bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm, vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ còn yếu, liên kết kinh tế và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN chưa cao, khả năng tạo việc làm, thu hút lao động vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thế, cần xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá các KCN theo yêu cầu phát triển bền vững, từ đó, đưa ra các giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững các KCN ở Việt Nam.
Bảo vệ MT bền vững là nhiệm vụ hàng đầu của các nước trên thế giới, Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết đó. Cùng với cả nước KCN Hiệp Phước – Nhà Bè, TPHCM trong nhiều năm vừa qua đã thực hiện tốt công tác nêu trên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số lĩnh vực chưa đạt yêu cầu đề ra,trong đó công tác bảo vệ môi trường….còn chưa được chú trọng.Chính vì vậy, việc khảo sát và đánh giá hiện trạng MT, đánh giá tình hình công tác BVMT của KCN HP.Từ đó đề xuất biện pháp BVMT thích hợp, toàn diện, khả thi và mang tính bền vững là việc làm cần thiết và mang nhiều ý nghĩa thiết thực.
Xuất phát từ những luận điểm trên, em chọn đề tài “QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP HIỆP PHƯỚC – NHÀ BÈ, TPHCM THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” để làm đồ án tốt nghiệp.

1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
• Nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động công nghiệp và cải thiện môi trường: giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên của khu vực hướng đến sự phát triển bền vững…
• Đề xuất các giải pháp BVMT cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong cụm KCN Hiệp Phước –Nhà Bè, TPHCM. Đồng thời khắc phục tình trạng ô nhiễm MT do việc sản xuất của các nhà máy trong KCN.

1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
• Khảo sát hiện trạng ô nhiễm môi trường và đánh giá công tác quản lý BVMT của KCN Hiệp Phước – Nhà Bè, TP.HCM.
• Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại KCN Hiệp Phước.
• Đánh giá tác động của các chất thải trong hoạt động sản xuất của KCN đối với môi trường.
• Đề xuất các giải pháp quản lý MT cho KCN Hiệp Phước nhằm BVMT cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất hướng đến sự phát triển bền vững.

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• Đối tượng nghiên cứu: Khu công nghiệp Hiệp Phước – Nhà Bè, TP.HCM.
• Phạm vị nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện giới hạn ở các đối tượng và hoạt động liên quan tới công tác bảo vệ môi trường đối với KCN Hiệp Phước – Nhà Bè,TPHCM.
1.5. TÍNH KHOA HỌC VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
• Cơ sở khoa học: Áp dụng các giải pháp quản lý môi trường để xây dựng một khu công nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
• Cơ sở thực tiễn:
+ Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai.
+ Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai.
+ Hướng tới một khu công nghiệp thân thiện với môi trường. Xây dựng, phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường.
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
• Góp phần vào công tác bảo vệ môi trường cho KCN Hiệp Phước – Nhà Bè, TP HCM nói riêng và cho các KCN trong cả nước nói chung.
• Công tác BVMT đối với KCN được đảm bảo sẽ là một trong những điều kiện thuận lợi để KCN mở rộng và đầy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng phát triển bền vững.
• Cải thiện hiệu quả kinh tế của các công ty thành viên trong khi tối thiểu hóa các tác động môi trường của các công ty này.
• Các thành tố của cách tiếp cận này bao gồm các thiết kế xanh cho cơ sở hạ tầng và cây xanh; sản xuất sạch hơn, phòng chống ô nhiễm; sử dụng năng lượng hiệu quả và hợp tác liên công ty. Một KCN hoạt động theo hướng phát triển bền vững cũng cố gắng mang lại lợi ích cho cộng đồng xung quanh để bảo đảm rằng các tác động ròng của sự phát triển là tích cực.
• Đứng ở góc độ nào đó, đề tài có thể được sử dụng làm cơ sở tham khảo cho các nhà máy, doanh nghiệp khác trong khu vực.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

kabigon143

New Member
Ad ơi mình đang cần tài liệu này để tham khảo Ad có thể cho mình xin link download được không.
Trân thành Thank Ad.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý môi trường khu công nghiệp Lê Minh Xuân, thành phố Hồ Chí Minh Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh thành phố Thái Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Những thách thức trong quản lý nguồn nhân lực khu vực công ở việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện đa khoa khu vực bắc Quảng Bình Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các hoạt động có thu ở các đơn vị dự toán thuộc quân khu i Luận văn Kinh tế 0
D Tiểu luận môn quản lý công KHU VỰC CÔNG VÀ QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp quản lý tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bả Khoa học Tự nhiên 0
T Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại công ty cổ phần Thuỷ sản khu vực I Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top