ablyboy

New Member

Download miễn phí Khóa luận Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu đến các loài chân khớp trên cây dưa leo tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ Chí Minh





Những ký sinh trứng sâu đục thân có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm giảm mật độ sâu đục thân trên ruộng, chúng là những con ong rất nhỏ, bằng khoảng hạt cát, chúng dễ dàng diệt trên 70% trứng sâu đục thân trên ruộng. Từng con ong cái lùng kiếm những ổ trứng sâu đục thân để đẻ những quả trứng nhỏ xíu của ong vào trong đó. Những trứng sâu đục thân đã bị ký sinh sẽ bị tiêu diệt bởi những con ong phát triển ở bên trong. Kể từ khi trứng ong được đẻ vào bên trong trứng sâu đục thân cho tới khi ong đã phát triển hoàn toàn và chui ra khỏi quả trứng của sâu đục thân, thời gian này khoảng 2 tuần.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i gân lá, ngoài ra chúng còn gặm ăn vỏ trái non làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.
Đặc điểm sinh học
Vòng đời: 20 -40 ngày
Trứng: 2 - 3 ngày.
Sâu non: 20 -28 ngày.
Nhộng: 8 - 12 ngày.
Trưởng thành: 2- 3 ngày.
Trưởng thành đẻ trứng từng quả hay theo nhóm ở mặt dưới lá, trung bình khoảng 0,2 -4,8 trứng/ lá. Số lượng trứng đẻ tùy thuộc vào điều kiện sinh thái như thời vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây, thời tiết... một con trưởng thành có thể đẻ 340 - 510 trứng.
Thiên địch
Có nhiều loại thiên địch, theo tài liệu nước ngoài có các loài như:
Ong ký sinh sâu non: Apanteles machaeralis; Apanteles taragamae; Argyroplylax proclinata.
Ong ký sinh trứng: Trichogramma chinosis.
Vi khuẩn gây bệnh cho ấu trùng: Bacillus thuringensis.
Biện pháp phòng trừ
Nhiều loại thuốc hóa học có thể dùng để trừ sâu xanh có hiệu quả cao như Cyperin, Sherzol, Vertimex, Tập kỳ..., lưu ý khi dùng thuốc:
Dùng thuốc khi sâu còn nhỏ.
Khi dưa có trái nên dùng thuốc sinh học như nhóm thuốc gốc BT cũng có hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.
2.5.1.2. Sâu khoang
Phân bố và ký chủ
Xuất hiện nhiều nước trên thế giới, vùng nhiệt đới, Đông nam Á, Đông Âu, Úc.
Ở nước ta sâu khoang phá hại nhiều loại cây trồng (200 loại cây trồng).
Biện pháp phòng trị
Cày bừa phơi đất, diệt nhộng;
Gom trứng và sâu tiêu huỷ;
Dùng bẫy chua ngọt.
Kiểm tra trứng và sâu trên 100 cây/1.000m2, định kỳ 5 – 7 ngày/lần, nếu có trung bình một ổ trứng hay 1 – 2 con/cây phải phun thuốc phòng trị;
Dùng thuốc gốc hữu cơ hay cúc tổng hợp, phun thuốc vào sáng sớm hay chiều mát: Olong 55WP, Sapen Alpha 5EC, Secsaigon 5EC, 10EC, 25EC, 50EC. Thời gian cách ly 7 – 10 ngày
2.5.1.3. Sâu xanh đục quả
Triệu chứng
Sâu xanh đục quả thường gây hại trên cây cà chua, cà tím và nhiều loại rau ăn quả khác Sâu non thường ăn lá, hoa, quả, đặc biệt chúng thường ăn các bộ phận của quả, sâu đục vào quả làm quả bị thủng, thối.
Đặc điểm sinh học và sinh thái
Vòng đời: 28-45 ngày
Trứng: 2-7 ngày
Sâu non: 14-20 ngày
Nhộng: 10-14 ngày
Trưởng thành: 2-4 ngày
Bướm hoạt động vào ban đêm hay chiều tối,bướm có thể đẻ 1.000 quả trứng, trứng đẻ riêng từng quả thường ở mặt trên của lá non và gần quả.
Sâu thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa rộ và tạo quả
Thiên địch
Nhóm ăn mồi: Bọ xít, Bọ rùa, Chuồn chuồn cỏ...
Nhóm ký sinh: Các loài ong ký sinh Trichograma sp.
Nhóm vi sinh vật gây bệnh: Nấm Metarhizium, virus NPV.
Biện pháp phòng trừ
Thời vụ gieo cấy đồng loạt. Mật độ gieo trồng thích hợp theo từng giống.
Bón phân cân đối.
Bắt sâu bằng tay giai đoạn đầu của cây, ngắt và hủy bỏ những chồi và quả bị đục.
Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch như bọ rùa, nhện, ong ký sinh, chuồn chuồn...
Khi phát hiện có nhiều sâu xanh mới nở có thể phun thuốc trong nhóm Pyrethroid, thuốc vi sinh có nguồn gốc BT, các loại thuốc gốc Abamectin, thuốc chống lột xác như Atabron. Lưu ý để phòng trị có hiệu quả cần phát hiện sâu non khi chưa đục vào quả và trong thời kỳ thu hoạch trái nên dùng các loại thuốc có thời gian cách ly ngắn.
2.5.1.4. Bọ trĩ (bù lạch)
Phân bố
Loài bù lạch này có diện phân bố rất rộng và có thể tấn công trên nhiều loại cây trồng.
Biện pháp phòng trị
Đốt các tàn dư thực vật.
Áp dụng màn phủ nông nghiệp.
Dùng bẩy màu vàng đặt vào rẫy từ khi cây con đến lúc trổ hoa để xác định mật số và quyết định khi nào áp dụng thuốc.
Bù lạch rất khó trị vì nơi ẩn náu cũng như khả năng quen thuốc rất nhanh. Có thể lợi dụng thiên địch để khống chế mật số bù lạch. Nếu sử dụng thuốc hoá học để trị và nên thay đổi thuốc thường xuyên để tránh bù lạch quen thuốc. Dùng thuốc Actara hay Vertimec kết hợp với dầu khoáng.
2.5.1.5. Bọ dưa
Ký chủ
Đây là loài côn trùng đa ký chủ, gây hại rất nhiều loại cây trồng nhưng chủ yếu trên các cây thuộc họ Cucurbitacea, như dưa hấu, dưa leo, bầu, bí đao, bí đỏ. Đôi khi Bọ Dưa cũng ăn trên bắp, lúa miến và cả bông phấn lúa.
Biện pháp phòng trị
Sau khi thu hoạch, gom dây dưa lại để thu hút thành trùng tới xong dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt;
Bảo vệ cây con tích cực lúc ban đầu;
Khi thấy có thành trùng bay trong ruộng dưa mà mật số còn ít, sáng sớm hay chiều tối nên soi đèn bắt;
Sử dụng thuốc hóa học để trừ thành trùng. Sau đó từ 5 - 7 ngày áp dụng lại nếu mật số còn cao, nhất là khi cây còn nhỏ. Áp dụng thuốc hạt để rãi đầu vụ, hay thuốc nhóm gốc lân hay cúc tổng hợp phun giai đoạn cây còn non theo khuyến cáo.
2.5.1.6. Ruồi đục lá
Ký chủ
Đây là loài côn trùng phá hại trên nhiều loại cây như bầu bí dưa leo dưa gan, cà chua, ớt, đậu nành, đậu trắng…
Biện pháp phòng trị
Biện pháp canh tác:
Làm sạch cỏ chung quanh ruộng dưa trước khi xuống giống;
Cày sâu sau khi thu hoạch;
Áp dụng màn phủ nông nghiệp;
Xuống giống đồng loạt;
Biện pháp sinh học: Ngoài thiên nhiên ruồi có rất nhiều thiên địch. Nếu áp dụng thuốc trừ sâu nhiều sẽ làm cho mật số ruồi tăng cao và tạo thành dịch dễ dàng;
Biện pháp hóa học: Nếu mật số thiên địch trên 50% không cần áp dụng thuốc để trừ ruồi, nhưng nếu mật số thiên địch thấp, không thể khống chế mật số ruồi thì nên áp dụng thuốc khi cây con bắt đầu có lá mầm và lá thật đầu tiên. Ở những vùng ruồi có điều kiện nhân mật số nhanh thì cần áp dụng thuốc lại khi cần. Áp dụng thuốc nhóm gốc lân hay gốc cúc, kết hợp với sử dụng dầu khoáng.
2.5.1.7. Ruồi đục trái
Tên khoa học: Dacus cucurbitae Coquillet (Bactrocera cucurbitae)
Họ: Trypetidae
Bộ Diptera
Ký chủ
Ruồi gây hại trên các loại cây như dưa, bầu bí, mướp, ớt...
Đặc điểm hình thái – sinh học
Ruồi có hình dáng tương tự ruồi đục trái cây nhưng khác nhau là ở phần ngực có một vạch màu vàng ngay giữa ngực và cánh có màu đục hơn và cánh trước có một vệt màu đậm nằm ngang đầu cánh.
Trứng hình bầu dục màu trắng bóng. Thời gian ủ trứng từ 2 - 4 ngày
Dòi màu trắng ngà, đầu nhọn. Thời gian phát triển của dòi từ 7 - 11 ngày.
Nhộng hình trụ, màu vàng khi mới hình thành, nhưng khi sắp vũ hoá có màu nâu, nằm trong đất. Thời gian nhộng từ 8 - 10 ngày.
Chu kỳ sinh trưởng của ruồi từ 16 - 23 ngày.
Triệu chứng gây hại
Ruồi cái đẻ trứng vào bên trong trái thành từng chùm. Dòi nở ra đục lòn thành đường hầm bên trong trái làm cho trái bị hư thối. Khi sắp làm nhộng dòi buông mình xuống đất làm nhộng dưới mặt đất một lớp không sâu lắm, nhưng trong mùa mưa dòi làm nhộng ngay bên trong trái.
Biện pháp phòng trị
Luân canh các loại cây trồng không phải là ký chủ của ruồi như lúa, nhất là việc cho ruộng ngập nước sẽ làm chết nhộng rất nhiều
Bao trái lại để tránh ruồi đẻ trứng vào.
Thu gom các trái hư để thu hút thành trùng tới xong diệt bằng thuốc trừ sâu hay đốt.
2.5.1.8. Rầy mềm
Tên khoa học: Aphis gossypii Glover
Họ: Aphididae
Bộ Homoptera
Đặc điểm hình thái – sinh học
Thành trùng có hai dạng:
Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,5 - 1,9 mm và rộng từ 0,6 - 0,8 mm. Toàn thân màu xanh đen, xanh thẩm và có phủ sáp; một ít cá thể có dạng màu vàng xanh.
Dạng có cánh: cơ thể dài từ 1,2 - 1,8 mm, rộng từ 0,4 - 0,7 mm....
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát ảnh hưởng của bột chuối xanh thay thế đến chất lượng bánh mì Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng bảo quản bánh mì tươi Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát ảnh hưởng của giai đoạn tê cứng đến sự biến đổi chất lượng của sản phẩm cá tra Filleet cấp Khoa học Tự nhiên 0
L Khảo sát ảnh hưởng của một sốyếu tố đến chất lượng hạt sen nước đường đóng hộp Khoa học Tự nhiên 0
V Khảo sát ảnh hưởng của độ tuổi thu hoạch đến chất lượng hạt sen làm lạnh và bảo quản lạnh Khoa học Tự nhiên 0
A Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tôm Tempura Khoa học Tự nhiên 2
N Khảo sát ảnh hưởng của chế độ xử lý Chlorine và phương pháp bảo quản lạnh đến chất lượng cải ngọt Khoa học Tự nhiên 0
G Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ nước, thời gian mạ băng và khối lượng miếng cá Fillet đến tỉ lệ mạ b Khoa học Tự nhiên 2
Z Khảo sát ảnh hưởng của quá trình xử lý nguyên liệu ðến khả năng trích ly anthocyanin từ bắp cải tím Khoa học Tự nhiên 0
Q Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện bảo quản và hệ dung môi đến hiệu suất trích ly Carotenoids từ vỏ tô Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top