Thearl

New Member

Download miễn phí Kỹ thuật chế biến vỏ quả cà phê thành phân hữu cơ sinh học





Mục lục
1. Giới thiệu . 3
2. Lợi ích của việc sửdụng vỏquảcà phê đểsản xuất phân hữu cơsinh học . 3
Lợi ích vềkinh tế. 4
Lợi ích vềmôi trường . 4
3. Hướng dẫn chếbiến . 4
Nguyên vật liệu . 4
Lao động . 5
Dụng cụ. 5
Hoạt hoá men sinh học . 6
Thực hiện chếbiến . 6
Phối trộn nguyên vật liệu khô. 6
Tưới nước và trộn vật liệu . 7
Phối trộn men đã hoạt hoá và chất đổng ủ. 7
Kiểm tra sau khi ủ. 8
Đảo trộn, chất đổng ủlần 2 . 9
Kiểm tra lần cuối . 9
Khối lượng phân hữu cơsinh học được tạo thành . 9
4. Sửdụng . 10
5. Tóm tắt kỹthuật chếbiến vỏquảcà phê thành phân hữu cơsinh học . 12
PHỤLỤC . 13



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

1
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
ĐĂK LĂK
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ĐĂK LĂK
Buôn Ma Thuột, 5/2008
KỸ THUẬT CHẾ BIẾN VỎ QUẢ CÀ PHÊ
THÀNH PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC
TRUNG TÂM KHUYÊN NÔNG ĐĂK LĂK DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐĂK LĂK
2
Mục lục
1. Giới thiệu .......................................................................................................................... 3
2. Lợi ích của việc sử dụng vỏ quả cà phê để sản xuất phân hữu cơ sinh học ................... 3
Lợi ích về kinh tế ....................................................................................................... 4
Lợi ích về môi trường ................................................................................................ 4
3. Hướng dẫn chế biến ......................................................................................................... 4
Nguyên vật liệu .......................................................................................................... 4
Lao động .................................................................................................................... 5
công cụ ..................................................................................................................... 5
Hoạt hoá men sinh học .............................................................................................. 6
Thực hiện chế biến .................................................................................................... 6
Phối trộn nguyên vật liệu khô.............................................................................. 6
Tưới nước và trộn vật liệu ................................................................................... 7
Phối trộn men đã hoạt hoá và chất đổng ủ ......................................................... 7
Kiểm tra sau khi ủ ............................................................................................... 8
Đảo trộn, chất đổng ủ lần 2 ................................................................................ 9
Kiểm tra lần cuối ................................................................................................. 9
Khối lượng phân hữu cơ sinh học được tạo thành .............................................. 9
4. Sử dụng .......................................................................................................................... 10
5. Tóm tắt kỹ thuật chế biến vỏ quả cà phê thành phân hữu cơ sinh học .......................... 12
PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 13
TRUNG TÂM KHUYÊN NÔNG ĐĂK LĂK DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐĂK LĂK
3
1. Giới thiệu
Tây Nguyên là vùng đất rộng
lớn giàu tiềm năng phát triển
nông nghiệp với nhiều loại
cây trồng khác nhau, đất đai
ở đây được đánh giá là thiên
đường để trồng cây công
nghiệp, đặc biệt là cây cà
phê, cao su và các cây trồng
khác. Nhưng do các yếu tố tự
nhiên, địa hình dốc bị chia cắt
mạnh và sự khai thác đất không hợp lý, không đúng kỹ thuật của con người nên đã làm suy
thoái sức sản xuất của đất, mà trước hết là làm sụt giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất,
sau đó là độ phì, cấu trúc đất cũng bị sụt giảm theo.
Thực tế sản xuất đã khẳng định vai trò thiết yếu của phân hữu cơ trong việc duy trì độ phì
nhiêu của đất, ổn định năng suất cây trồng, góp phần vào sản xuất nông nghiệp bền vững.
Tuy nhiên, hiện nay nguồn phân hữu cơ từ chất thải của gia súc ngày càng khan hiếm không
đủ để đáp ứng cho canh tác nông nghiệp của Tây Nguyên, trong khi đó, vỏ quả cà phê
(VCP) một nguồn hữu cơ quí, có sẵn lại rất rẻ, có thể sản xuất thành phân hữu cơ để thay
thế một phần hay toàn bộ phân chuồng, chưa được chú trọng sử dụng trong sản xuất, thậm
chí nhiều hộ gia đình còn vứt bỏ cả nguồn hữu cơ quí giá này.
Nhìn thấy được tiềm năng của vỏ quả cà phê có thể góp phần vào sản xuất nông nghiệp bền
vững của Đăk Lăk, nên từ đầu năm 2005, Dự án Phát triển Nông thôn Đăk Lăk đã hợp tác
với Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk, Trạm Khuyến nông của 2 huyện Lăk và Ea H’leo tiến
hành thử nghiệm mô hình chế biến phân hữu cơ sinh học từ vỏ quả cà phê.
Cuốn sổ tay này được biên soạn là tổng hợp kết quả và kinh nghiệm thu được từ những mô
hình thử nghiệm trong những năm qua để cung cấp tài liệu hữu ích cho nông dân và cán bộ
khuyến nông trong việc xử lý vỏ quả cà phê thành phân hữu cơ sinh học tại nông hộ.
2. Lợi ích của việc sử dụng vỏ quả cà phê để sản xuất phân hữu cơ sinh học
Với diện tích cà phê hiện tại của Đăk Lăk nói riêng và Tây nguyên nói chung thì hàng năm
thải ra hàng trăm ngàn tấn vỏ quả cà phê từ quá trình xay xát, nếu lượng vỏ này được chế
biến thành phân hữu cơ sinh học thì mang lại lợi ích rất lớn cho mỗi gia đình và xã hội.
TRUNG TÂM KHUYÊN NÔNG ĐĂK LĂK DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐĂK LĂK
4
Lợi ích về kinh tế
Chỉ cần bỏ ra công lao động, vỏ quả cà phê và
ít tiền để mua men sinh học, phân chuồng (nếu
gia đình không có), phân urê, phân lân, vôi, và
đường ăn thì có thể sản xuất ra hữu cơ sinh
học có chất lượng tốt nhưng giá thành chỉ
bằng 30% so với giá phân cùng loại bán trên
thị trường. Do đó, có thể tiết kiệm được một
lượng kinh phí đáng kể để đầu tư cho công
việc khác. Mặt khác, bón phân hữu cơ sinh
học này cho cây trồng, góp phần ổn định năng
suất, giảm được lượng phân khoáng là hướng đi đầy tiềm năng để tiết kiệm chi phí sản xuất.
Lợi ích về môi trường
Sử dụng phân hữu cơ sinh học chế biến từ vỏ quả cà phê bón cho lúa, ngô, cà phê, hồ tiêu,
… có những ích lợi về môi trường sau đây:
- Không gây ô nhiểm môi trường sinh
thái, không ảnh hưởng đến sức khoẻ
con người, cây trồng, vật nuôi
- Cải thiện kết cấu, độ xốp và độ phì
nhiêu của môi trường đất
- Cân bằng hệ vi sinh vật trong môi
trường đất
- Có tác dụng phân huỷ, chuyển hoá các
chất hữu cơ khác trong đất để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
- Có tác dụng nâng cao được hệ số sử dụng phân khoáng bón cho cây trồng, dẫn đến
giảm thiểu lượng phân hoá học rữa trôi xuống tầng nước ngầm hay thăng hoa vào
môi trường không khí gây ô nhiểm môi trường.
3. Hướng dẫn chế biến
Nguyên vật liệu
- Nguyên liệu chính để chế biến phân sinh học là khoảng 1.000 kg vỏ quả cà phê được
lấy từ quá trình xay xát tạo ra 3.000 kg cà phê nhân.
- Phân chuồng: 200 kg
TRUNG TÂM KHUYÊN NÔNG ĐĂK LĂK DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐĂK LĂK
5
Vật liệu để chế biến phân hữu cơ sinh học
công cụ
- Phân lân nung chảy: 50 kg
- Phân urê: 10 kg
- Vôi bột: 15 kg
- Đường cát: 2 kg
- Men sinh học: 2 kg
Ghi chú: Men sinh học nhiều loại khác nhau:
- Loại men sinh học có thành phần chính là
vi sinh vật phân huỷ xen-lu-lô, protein,
chất khử mùi hôi thối
- Loại men sinh học có thành phần chính là nấm Trchoderma, xạ khuẩn Streptomyces
Lao động
- Cần 5 công lao động để chia 2 đợt để hoàn thành
công việc chế biến này:
o Đợt 1: cần 3 công để hoàn thành xong
đống ủ
o Đợt 2: sau đợt 1 là 40 ngày cần 2 công
lao động để đảo lại đống ủ
công cụ
Chuẩn bị các công cụ sau đây đủ để thực hiện công việc này:
- Cuốc: 02 cái
- Xẻng: 02 cái
- Cào xới: 02 cái
- Thùng...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top