nhung48hb

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
BÁO CÁO THỰC TẬP
GIÁO TRÌNH TẠI TRƯỜNG

I. Mục đích, ý nghĩa.
Thực tập giáo trình là giai đoạn thực tập trong một khoảng thời gian nhất định, áp dụng cho sinh viên các khóa năm thứ III (đối với chuyên ngành đào tạo 4 năm như chuyên ngành đào tạo khoa học cây trồng, bảo vệ thực vật, công nghệ sinh học …), khóa năm thứ IV (đối với chuyên ngành đào tạo 5 năm như chuyên ngành đào tạo khoa học cây trồng tiên tiến, công nghệ thông tin, thú y…).
Thực tập giáo trình sẽ cung cấp cho sinh viên những bước cơ bản, những phương pháp luận chuẩn, các thao tác thực tập, làm số liệu, viết báo cáo … là nền tảng vững chắc cho việc làm đề tài tốt nghiệp cho năm cuối.
Thực tập giáo trình là là giai đoạn giúp sinh viên tìm hiểu được những ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ xuống các cơ sở, có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất của các cơ sở tại địa phương.
Thực tập giáo trình là bước đệm làm quen cơ sở, tại tiền đề tốt cho việc đăng ký làm thực tập tốt nghiệp, định hướng việc làm sau này cho sinh viên.
Thực tập giáo trình giúp cho sinh viên được thực hành một cách thực tế những kiến thức đã học, áp dụng những công nghệ ứng dụng trong sản xuất, từ đó tạo cho sinh viên khả năng áp dụng thực tế từ lý thuyết.
II. Nội dung thực tập giáo trình tại trường.
1. Thời gian thực tập giáo trình tại trường
- Thời gian thực tập giáo trình tại trường: Thứ 2 tức 04/05/2009 – thứ 6 tức 08/05/2009.
2. Địa điểm thực tập giáo trình tại trường
- Địa điểm thực tập giáo trình tại trường:
 Bộ môn Công nghệ Sinh học ứng dụng – Khoa Công nghệ Sinh học – ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.
 Bộ môn Sinh học phân tử và Công nghệ Vi sinh – Khoa Công nghệ Sinh học – ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.
 Ruộng thí nghiệm – Khoa Nông học.
3. Tổng quan kiến thức về sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
a. Tầm quan trọng của sản xuất lúa gạo
- Vai trò của lúa gạo
 Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người cùng kiệt nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 (kg gạo/ người/ năm) tại các nước châu á , khoảng 10 (kg gạo/ người/ năm) tại các nước châu Mỹ.
 Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính.
 Sản phẩm chính của cây lúa:
 Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa,bánh chưng, bún, rượu. Ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo.
 Sản phẩm phụ của cây lúa:
 Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.
 Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vi ta min B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hay làm nguyên liệu xà phòng.
 Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho phân chuồng, hay làm chất đốt.
 Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây dựng, đồ gia dụng ( thừng, chão, mũ, giầy dép), hay làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm...
 Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận khác của cây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau.
- Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo
Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô so với một số cây lấy hạt khác
Hàm lượng
Loại hạt Tinh bột
(%) Protein
(%)
Lipit
(%)
Xenluloza
(%) Tro
(%) Nước
(%)
Lúa 62,4 7,9 2,2 9,9 5,7 11,9
Lúa mì 63,8 16,8 2,0 2,0 1,8 13,6
Ngô 69,2 10,6 4,3 2,0 1,4 12,5
Cao lương 71,7 12,7 3,2 1,5 1,6 9,9
Kª 59,0 11,3 3,8 8,9 3,6 13,0
 Tinh bột: Hàm lượng tinh bột 62,4%. Là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 ca lo. Tinh bột được cấu tạo bởi Amylo se và amylopectin. Amylose có cấu tạo mạch thẳng và có nhiều ở gạo tẻ. Amylopectin có cấu tạo mạch ngang và có nhiều ở gạo nếp.
 Protêin: Các giống lúa Việt Nam có hàm lượng Protêin chủ yếu trong khoảng 7- 8%. Các giống lúa Nếp có hàm lượng prôtêin cao hơn lúa tẻ.
 Lipit: Chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo đã xát chỉ còn 0,52%
 Vitamin: Trong lúa gạo còn có 1số vi ta min nhất là vitamin nhóm B như B1, B2,B6, , PP... lượng vitamin B1 là 0,45 mg/100 hạt ( trong đó ở phôi 47%, vỏ cám 34,5%, hạt gạo 3,8%).
b. Quá trình phát triển nghề trồng lúa
- Nghề trồng lúa trên thế giới
 Nhiều nhà khoa học cho rằng, cây lúa trồng có nguồn gốc ở đông nam châu á, trong đó ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam là những nơi xuất hiện nghề trồng lúa đầu tiên của loài người.
 Sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2001- 2005 (số liệu của FAO năm 2006):
 Có 114 nước trồng lúa và phân bố ở tất cả các Châu lục trên thế giới.
 Trong đó, Châu Phi có 41 nước trồng lúa, Châu Á có 30 nước, Bắc Trung Mỹ có 14 nước, Nam Mỹ có 13 nước, Châu Âu có 11 nước và Châu Đại Dương có 5 nước.
 Diện tích lúa biến động và đạt khoảng 152.000 triệu ha, năng suất lúa bình quân xấp sỉ 4,0 tấn/ha.
 Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất 44.790 triệu ha, ngược lại Jamaica là nước có diện tích trồng lúa thấp nhất 24 ha.
 Năng suất lúa cao nhất đạt 9,45 tấn/ha tại Australia và thấp nhất là 0,9 tấn/ha tại IRAQ.
Bảng tổng hợp sản lượng lúa Thế giới và Châu lục giai đoạn 2001- 2005
(Số liệu thống kê của FAO, 2006)
Đơn vị tính: Triệu tấn
Thế giới, Châu lục 2001 2002 2003 2004 2005
- Toàn Thế giới
+ Châu á
+ Châu Âu
+ Châu Đại Dương
+ Nam Mỹ
+ Bắc,Trung Mỹ
+ Châu Phi 597.981
544.630
3.650
1.164
19.784
12.260
16.493 569.035
515.255
3.210
1.218
19.601
12.195
17.556 584.272
530.736
2.260
1.457
19.973
11.623
18.223 606.268
546.919
2.468
1.574
23.726
12.816
18.765 618.441
559.349
2.340
1.344
24.020
12.537
18.851
Giai đoạn 2001- 2005, sản lượng lúa thế giới đều tăng, năm 2005 đạt 618.441 triệu tấn. Trong đó, sản lượng lúa Châu á đạt 559.349 triệu tấn chiếm 90,45% ; tương tự ở Nam Mỹ- 24.020 triệu tấn (3,88%) ; ở Châu Phi- 18.851 triệu tấn( 3,04%) ; ở Bắc Trung Mỹ- 12.537 triệu tấn ( 2,03%); ở Châu Âu và Châu Đại Dương- 3.684 triệu tấn ( 0,6%).
- Quá trình phát triển nghề trồng lúa ở Việt Nam
 Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ở các nước châu Á. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... Cây lúa đã có mặt từ 3000 - 2000 năm trước công nguyên. Tổ tiên chúng ta đã thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề trồng lúa đạt được những tiến bộ như ngày nay.
 Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 đồng bằng Bắc bộ và Nam Bộ là 1,8 triệu và 2,7 triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ / ha và sản lượng thóc tương ứng 2,4 - 3,0 triệu tấn. Trong thời gian này chủ yếu là các giống lúa cũ, ở miền Bắc sử dụng các giống lúa cao cây, ít chụi thâm canh, dễ đổ, năng suất thấp.

 Nhà nông có câu” Nhất thì, nhì thục” . Từ năm 1963- 1965, ở những vùng chuyên canh lúa do diện tích nhiều, thường có một số diện tích cấy chậm, bị muộn thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật đã đưa vào một số giống lúa xuân thấp cây, ngắn ngày đã đảm bảo được thời vụ. Đã chuyển vụ lúa chiêm thành vụ lúa xuân, chuyển từ xuân sớm thành xuân chính vụ (80-90%) diện tích và thời kỳ 1985-1990 sang xuân sớm (5-10%) và 70-80% là xuân muộn. Một số giống lúa xuân đã có năng suất cao hơn hẳn lúa chiêm, có thể cấy được cả hai vụ chiêm xuân và vụ mùa. Do thay đổi cơ cấu sản xuất lúa, kết hợp với áp dụng hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới nên sản xuất lúa ở Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể.

Giống lúa mới, thấp cây Giống cũ, cao cây, thời gian sinh trưởng dài
 Từ năm 1979 đến 1985, sản lượng lúa cả nước tăng từ 11,8 lên 15,9 triệu tấn, nguyên nhân là do ứng dụng giống mới, tăng diện tích và năng suất. Tính riêng 2 năm 1988 và 1989 sản lượng lương thực tăng thêm 2 triệu tấn/năm.
 Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ là nước thiếu ăn triền miên đã không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu từ 3-4 triệu tấn gạo /năm, Đứng hàng thứ 2 trên thế giới về các nước xuất khẩu gạo.
c. Triển vọng và thách thức đối với nghề trồng lúa ở Việt Na

 Bước 3: Đánh giá mỗi dòng
• Ba ruộng thí nghiệm cần được bố trí cho đánh giá về độ bất dục của các dòng A, đánh giá về ưu thế lai của các con lai F1 và đánh giá về ngoại hình cũng như các đặc tính khác của những dòng phục hồi R.
• Ruộng đánh giá về độ bất dục: Dòng A và dòng R của cùng một cặp được trồng trong điều kiện cách ly tốt. Ở giai đoạn bắt đầu trỗ bông, độ bất dục hạt phấn của cây A phải được kiểm tra. Nếu dòng A thuần về dạng hình, có tập tính nở hoa tốt, bông ít bị nghẹn, tỷ lệ cây bất dục đực và mức độ bất dục đực đạt tới 100% thì cây của dòng A đó được giữ lại cùng với dòng duy trì B tương ứng. Những cặp A x B không đạt tiêu chuẩn đều được cắt bỏ. Các dòng R sẽ bị loại bỏ nếu như bản thân dòng R hay dòng mẹ (A x B) có những biểu hiện xấu.
• Ruộng đánh giá ưu thế lai và các dòng phục hồi: Khoảng 100 cây lai F1 (A/R) cặp được trồng trong 1 ô trên nền đất thí nghiệm đồng đều, lưu ý trồng giống đối chứng (cùng hybrid - giống đại trà) sau mỗi 10 - 20 F1 (A/R). Với quần thể lẫn tạp nhiều nếu số hạt lai/cặp lớn, có thể trồng 2 - 3 lần lặp lại cho mỗi cặp lai như thí nghiệm quan sát hay so sánh năng suất để chọn ra những F1 có năng suất cao nhất. Mục tiêu chọn lọc là chọn ra được những F1 có ưu thế lai cao bao gồm cả cường lực sinh trưởng, khả năng đẻ nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, độ đồng đều quần thể, khả năng chống chịu sâu bệnh cao, năng suất hạt cao và đặc biệt là tỷ lệ đậu hạt cao. Trong khu ruộng cách ly khác, các dòng R tương ứng với F1 cùng được bố trí trồng 200 cây R/ô. Các dòng R được đánh giá chọn lọc cho sự đúng giống, độ đồng đều quần thể và tập tính nở hoa của dòng R. Dựa vào kết quả đánh giá của các dòng R và con lai F1 tương ứng với chúng, các dòng R tốt sẽ được chọn lọc.
 Bước 4: Nhân hỗn dòng
• Hạt của các dòng A và các dòng B của từng cặp lai A/B được chọn lọc phải được thu hỗn riêng cho hạt A và hạt B và được gọi là G1. G1 là giống gốc (nucleus seeds). Hạt A và B này được nhân trong khu cách ly riêng để sản xuất ra hạt A, B giống tác giả (G2 - Breeder seeds).
• Mỗi dòng R được chọn lọc cũng được thu hoạch riêng (nucleus seeds G1) và hạt được sử dụng nhân tiếp trong ô cách ly để sản xuất ra hạt giống (R) tác giả (Breeder seeds - G2).
• Giống A, B, R sử dụng để nhân ra giống nguyên chủng (Foudation seeds - G3).
• Hạt nguyên chủng (G3) của dòng A có thể được sử dụng nhân tiếp 2 vụ liền (A/B) để sản xuất đủ giống dòng A có độ thuần > 99% cho sản xuất hạt F1.
- Kỹ thuật về khử lẫn trên ruộng lúa
 Có 2 loại lẫn: lẫn cơ giới và lẫn sinh học
 Lẫn cơ giới do quá trình thu hoạch, phơi phóng không sạch bị lẫn giống. Khắc phục bằng cách cẩn thận trong quá trình tuốt lúa( kiểm tra máy tuốt trước khi sử dụng) và quá trình phơi.
 Lẫn sinh học là do quá trình gieo trồng, chăm sóc không cẩn thận bị lẫn. Khắc phục bằng cách khử lẫn ngay trên sân phơi, ruộng mạ, ruộng cấy. Đảm bảo cách ly tốt.
 Cách khử lẫn:nhổ bỏ các loại cỏ dại đặc biệt là cỏ lồng vực và các cây khác giống có đặc điểm hình thái khác biệt( cao hơn, thấp hơn, dạng hạt và màu sắc hạt khác...).

- Kỹ thuật lây nhiễm nhân tạo bệnh bạc lá lúa
 Các bước tiến hành:
 Nuôi vi khuẩn.
 Hoà vào nước cất: 104
 Cắt đầu lá 3- 4 cm
 Kéo đầu lá nhúng vào dung dich vi khuẩn
 Sau 18- 21 ngày lây nhiễm tiến hành đánh giá
 Đo chiều dài vết bệnh
 Tiêu chuẩn:
• <8cm: kháng
• 8 – 12cm: kháng vừa
• >12cm: nhiễm.
III. Bài học kinh nghiệm.
Qua đợt thực tập giáo trình em đã bổ sung cho mình được rất nhiều kiến thức thực tế quan trọng về cây trồng nói chúng, về lúa nói riêng và về các phương pháp áp dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu và sản xuất lúa.
Rất nhiều bài học bổ ích và lý thú đã được rút ra, rất nhiều kinh nghiệm từ những kỹ thuật làm trên đồng ruộng đã được chỉ ra, đợt thực tập tại trường này đã cung cấp cho em những trải nghiệm thực tế trên đồng ruộng, cũng như những khó khăn không tránh khỏi khi bắt đầu nghiên cứu trên đồng ruộng.
IV. Đề xuất.
Do đợt thực tập tại trường chỉ kéo dài trong 1 tuần, lượng kiến thức truyền tải trong một tuần là quá nhiều nên chúng em chưa thể thực tế hóa những lý thuyết đó. Ngoài ra, trước đợt thực tập, chúng em chưa được trang bị đầy đủ những hành trang cần thiết, kinh nghiệm cần có nên không thể tránh khỏi gặp những khó khăn ban đầu.
Do việc thực tế hóa hay ứng dụng những phương pháp, kỹ thuật vào sản xuất của sinh viên chúng em còn yêu nên chúng em kính đề nghị ban chủ nhiệm khoa có thể tạo điều kiện về thời gian và địa điểm thực tập cho chúng em có thể kéo dài hơn để chất lượng của đợt thực tập được tăng lên.

MỤC LỤC TRANG
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA 01
II. NỘI DUNG THỰC TẬP GIÁO TRÌNH TẠI TRƯỜNG
1. Thời gian thực tập giáo trình tại trường
2. Địa điểm thực tập giáo trình tại trường
3. Tổng quan sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
4. Sinh học cây lúa
5. Nội dung thực tập giáo trình tại trường 01
01
01
01
07
12
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 22
IV. ĐỀ XUẤT 22
MỤC LỤC 23

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top