bongxu211

New Member

Download miễn phí Báo cáo thực tập tại Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt nam (VEAM)





Năm 2001 là năm công tác nghiên cứu phát triển, công tác quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm được thực hiện đều và mạnh ở hầu hết các đơn vị và Tổng công ty. Các đơn vị vốn có truyền thống tổ chức quản lý sản xuất và chất lượng quản lý tốt như VIKYNO, VINAPPRO. Lần liên tục phát huy và nhận chứng chỉ ISO 9000-2000 và ISO 9000. Nhiều đơn vị khác đang chuẩn bị nhận chứng chỉ vào giữa đầu năm 2002. Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm được thực hiển trong năm 2001 cụ thể như sau:
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

I. Đánh giá tổng thể đơn vị thực tập
1. Giới thiệu chung về cơ quan thực tập.
Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt nam (VEAM) được thành lập năm 1990 theo quyết định số 133/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và thành lập lại theo quyết định số 1119/QĐ- TCC BĐT ngày 27 tháng 10 năm 1995 của Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công nghiệp).
Lĩnh vực hoạt động của VEAM là nghiên cứu phát triển, sản xuất kinh các trang thiết bị động lực, thiết bị máy nông nghiệp, máy kéo, ôtô, xe máy và các phụ tùng, các phương tiện giao thông vận tải thuỷ bộ và các trang thiết bị cơ khí khác. Các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
VEAM có 14 đơn vị thành viên là các công ty, nhà máy và viện nghiên cứu với trên 7000 cán bộ công nhân viên. VEAM cũng là đối tác Việt Nam của nhiều liên doanh với nước ngoài, trong các dự án lắp ráp và sản xuất ôtô, xe máy và Sản phẩm cơ khí tại Việt Nam.
Động cơ Diesel.
Động cơ đa năng và động cơ thuỷ.
Động cơ xăng.
+ Các loại động cơ đốt trong.
+ Máy kéo hai bánh và bốn bánh, máy xới, máy phay đất, máy bừa, máy cày đất.
+ Xe vận chuyển nông dụng, sức chở 1-3 tấn.
+ Máy gặt lúa, máy tuốt lúa, máy tẽ ngô, máy sấy thóc, máy vò chè …
+ Máy xay xát gạo 500-2000 kg lúa/1 giờ, giàn xay xát gạo 24 tấn/1 ngày.
+ Thiết bị chế biến thức ăn gia súc, thiết bị nuôi tôm, cá giống.
+ Máy phát điện 2 KVA-500 KVA.
+ Bơm thuốc trừ sâu 12-16 lít.
+ Hộp số thuỷ 6-90HP.
+ Bơm thuỷ lực và các cấu kiện thuỷ lực.
+ Máy bơm nước các loại và tưới phun bán kính 7m-10m.
+ Quạt điện.
+ Vòng bi các loại.
+ Thép đúc thỏi, thép cán F 6-130mm
+ Neo, xích tầu thuyền, xà lan cho tầu sông biển đến 20.000 tấn
+ Ru lô cao su sử dụng cho máy xay xát các loại.
+ Phụ tùng ô tô xe máy, máy kéo, động cơ, máy nông nghiệp
+ Thiết bị phi tiêu chuẩn, các Sản phẩm cơ khí khác
CáC ĐƠN Vị THàNH VIÊN TRựC THUộC
Công ty DIESEL SÔNG Hồng
Công ty phụ tùng máy số 1 (FUTU 1)
Nhà máy cơ khí PHổ Yên
Nhà máy cơ khí Cổ Loa.
Công ty cơ khí TRần hưng đạo
Công ty cơ khí chính xác số 1
Công ty máy kéo và máy công nghiệp.
Công ty chế tạo động cơ (VINAPPRO)
Công ty máy nông nghiệp miền Nam (VIKYNO)
Công ty phụ tùng máy số 2 (NAKYCO)
Công ty Đúc số 1 (FOUNDCO)
Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ (MATEXIM)
Viện Công Nghệ
Viện Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp
Các đối tác liên doanh
Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam
Công ty TNHH FORD Việt Nam
Công ty ô tô MEKONG
Công ty TNHH cơ khí Việt Nhật
Công ty Honda Việt Nam
Công ty Việt nam SUZUKI
Xí nghiệp liên doanh ( ………)
II. Tình hình hoạt động 2000-2001.
1. Bối cảnh chung của năm 2001
Năm 2001, theo ước tính của chính phủ, tốc độ tăng trưởng GDP tăng 6,8%. trong đó, tăng truởng của nghành Nông, Lâm, Ngư nghiệp là đối tượng phục vụ chủ yếu của Tổng công ty giảm so với 2000 (Năm 2001 là 4,2% riêng trong nông nghiệp chỉ 2,6%; Năm 2000 là 5,8% ). Tăng trưởng của thị truờng trong nước chậm dần chủ yếu do sức mua của 76% dân số là nông dân giảm từ 6-7% do giá nông sản rớt liên tục.
Bảng 1: Tăng trưởng thị trường trong giai đoạn 1991-2001 (%)
91
92
93
94
95
96
97
98
99
2000
2001
75,5
53,3
31,4
39
29,6
20,4
11,0
14,6
8,3
9,2
9,1
Trong giai đoạn (1995-2001) giá hàng nông nghiệp tăng 24% trong khi chỉ trong 28 tháng qua, giá luơng thực đã giảm trên 19%. Các mặt nông sản tăng về số lượng nhưng giảm mạnh về kim ngạch. Những biến đổi đó đã tác động rõ rệt từ thị trường của Tổng công ty.
2. Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2001.
Bước vào năm 2001, Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp đang có đà phát triển trên cơ sở kết quả đạt đuợc của năm 2000 với những hướng SXKD mới trong đó chủ trương “ Từng bước giành lại thị trường, trong nước, lấy thị trường trong nước là chủ yếu đồng thời tiếp tục đẩy mãnh xuất khẩu, mở thêm các thị trường mới “ đã bước đầu chứng tỏ tính đúng đắn.
2.1. Các chi tiêu tổng hợp. Đ/vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện 2000
Ước thực hiện 2001
So với 2000
Giá trị tổng sản lượng sản xuất CN (giá cố định 1994)
290.743
342.542
117,82%
Tổng doanh thu
Tổng doanh thu SXCN
Doanh thu khác
571.775
135.386
256.389
910.500
370.500
540.000
159,2%
117,47%
210,9%
Giá trị xuất khẩu
(Triệu USD)
xuất khẩu sản phẩm CN.
6,79
5,17
9,53
5,33
140,35%
103,9%
Thu nộp ngân sách
26.851
61.435
228%
2.2 Sản phẩm chủ yếu.
So với năm 2000 nhóm Sản phẩm co mức tăng khá (từ 10% trở lên) gồm: động cơ Diesel tăng 23%, trong đó động cơ có công suất cao trên 13ml và động cơ 50-80ml tăng khá về tỷ lệ so với năm 2000. Nhóm sản phẩm giảm sản lượng so với năm 200 gồm: máy kéo xe vân chuyển (bằng 86%), máy xay xát (bằng 80%), bơm thuốc trừ sâu (bằng 72,6%).
Bắt đầu triển khai sản xuất sản phẩm và mặt hàng mới như động cơ DS23.- Vinappro, động cơ dòng 16,5ml dùng ……… bơm nước 150,250 m3/giờ. Máy cầy tay MK, MK70 …
Tham gia sản xuất phụ tùng xe máy, đóng góp vào tổng giá trị SXCN khoảng 9,4 tỷ đồng.
2.3. Xuất khẩu.
Doanh thu xuất khẩu đạt 9,53 triệu USD bằng 161% kế hoạch tăng cao 35% sao với năm 2000. Phần xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đạt 5,33 triệu USD.
2.4. Công tác thị trường.
Trong năm 2001 Tổng công ty đã chi hỗ trợ cho công tác xây dựng và phát triển thị trường gồm 1 tỷ đồng. Ngoài Nghệ An, thị trường được xây dựng từ tháng 6 năm 2000 vẫn tiếp tục phát triển về chất và lượng. Trong năm 2001, việc mở và xây dựng thị trường tại các tỷnh phía Bắc như Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam được tiến hành đã và đang mở ra các triển vọng tốt ở phía Bắc. Tại phía Nam, các đơn vị lâu nay vẫn mạnh về công tác thị trường như Vinappro, Vin….. đã có mạng lưới đại lý bán hàng toàn bộ các tỷnh từ Quảng Trị đến Cà Mau và tiếp tục thực hiện các chương trình cung cấp máy cho các tỷnh Đồng Bằng sông cửu long dưới các dạng mua bán khác nhau. Các chương trình bán trả góp, chương trình cấp máy với số lương…… cho các dự án nuôi trồng thuỷ hải sản, góp phần nâng số lượng máy tiêu thụ trong nước nâng phần máy nội địa ngay cả khi nhiều liên doanh lắp máy Trung Quốc phải ngừng sản xuất hay sản xuất cần chừng.
Công ty đang xúc tiến mở thị trường sang các nước Nam Âu, Iran, Châu phi và Nam Mỹ.
Điểm yếu:
- Thiếu vốn để bày bán , hiện diện sản phẩm của Tổng công ty ở các địa phương.
- Một mặt vừa phải cạnh tranh về giá và sản phẩm Trung Quốc vốn được bán vào Việt Nam với giá có trợ giá của Chính Phủ. Trung Quốc lại được tiếp tay bởi các hoạt động gian lận Thương mại, mặt khác phải có những chi phí thị trường lớn hơn , và do phải vay ngân hàng nên cũng phải trả lãi ngân hàng nhiều hơn .
- Một số đơn vị phía Bắc chưa thưc sự quen và có ý nghĩ đúng về tầm quan trọng trong công tác phát triển, cán bộ làm phát triển chưa có đủ kiến thức kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
2.5. Công tác tài chính - kế toán
Vấn đề thiếu vốn lưu động trở nên nặng nề hơn trong điều kiện doanh số tăng gần 56%. Trong năm 2001, Tổng công ty đã cho các đơn vị thành viên vay ngắn...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top