Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà SASSO nuôi tại Trại giống gia cầm Thịnh Đán thuộc Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên





Phần thứ nhất: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1
1.1.1. Điều tra tự nhiên 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý 1
1.1.1.2. Điều kiện đất đai 1
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu thuỷ văn 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế văn hoá xã hội 3
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế 3
1.1.2.2. Điều kiện văn hoá xã hội 4
1.1.3. Tình hình sản xuất 5
1.1.3.1. Ngành trồng trọt 5
1.1.3.2. Ngành chăn nuôi 6
1.1.3.3. Công tác thú y 8
 
1.1.4. Quá trình thành lập và phát triển của trại giống gia cầm Thịnh Đán 9
1.1.4.1. Quá trình thành lập 9
1.1.4.2. Cơ cấu tổ chức 10
1.1.4.3. Chức năng nhiệm vụ của Trại 11
1.1.4.4. Tình hình sản xuất của Trại 11
1.2. NHẬN ĐỊNH CHUNG TRẠI GÀ GIỐNG THỊNH ĐÁN 13
1.2.1. Thuận lợi 13
1.2.2. Khó khăn 14
1.3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN TỐT NGHIỆP 14
1.3.1. Nội dung thực tập tốt nghiệp 14
1.3.1.1. Công tác phục vụ sản xuất 15
1.3.1.2. Công tác nghiên cứu khoa học 15
1.3.2. Biện pháp thực hiện 16
1.4. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 16
1.4.1. Công tác chăn nuôi 16
1.4.1.1. Công tác chọn giống 16
1.4.1.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng 18
1.4.1.3. Chế độ chiếu sáng. 22
1.4.2. Công tác thú y 23
1.4.2.1. Công tác phòng bệnh cho đàn gà 23
1.4.2.2. Chuẩn đoán và điều trị bệnh 24
1.4.3. Tham gia các công việc khác 27
1.4.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 27
1.5. KẾT LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 29
1.5.1. Kết luận 29
1.5.2. Tồn tại 29
Phần thứ hai: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 30
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 30
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 31
2.2.1. Cơ sở lý luận 31
2.2.1.1. Nguồn gốc của gà 31
2.2.1.2. Một số đặc điểm sinh học của gia cầm 32
2.2.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng tiêu tốn thức ăn 34
2.2.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm 34
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 49
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 49
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 52
2.3. ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 54
2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 54
2.3.2. Đặc điểm và thời gian tiến hành 54
2.3.3. Nội dung và phương pháp nghiờn cứu 55
2.3.3.1. Nội dung 55
2.3.3.2. Phương pháp nghiờn cứu 55
2.3.3.3. Các chỉ tiêu theo dừi 56
2.3.3.4. Phương pháp theo dừi 57
2.3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 59
2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 60
2.4.1. Tỷ lệ nuôi sống 60
2.4.2. Khối lượng gà qua các tuần tuổi 61
2.4.3. Chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn 63
2.4.4. Đặc điểm sinh sản 65
2.4.1.1.Tuổi đẻ của gà 65
2.4.1.2.Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ 66
2.4.5.Chỉ tiêu chất lượng trứng 68
2.4.5.1.Các chỉ tiêu chất lượng trứng 69
2.4.5.2.Khối lượng trứng 70
2.4.5. Tỷ lệ ấp nở 71
2.4.6.TTTĂ cho 10 quả trứng và 10 quả trứng giống 74
2.4.7.Chi phí và TTTĂ cho 10 quả trứng và 10 quả trứng giống 75
2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, ĐỀ NGHỊ 60
2.5.1.Kết luận 69
2.5.2.Tồn tại 69
2.5.3.Đề nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
I. Tài liệu trong nước 64
II. Tài liệu Nước ngoài 66
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ừng (Stratumcorneum). Mỏ phải ngắn và chắc chắn. Gà có mỏ dài và mảnh thì khả năng sản xuất không cao. Màu sắc của mỏ có nhiều loại: vàng, đỏ, đen, hồng. Màu của mỏ thường phù hợp với màu của chân. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng, ở gà mái màu sắc này có thể bị nhạt đi vào cuối thời kỳ đẻ trứng.
Chân gia cầm có 4 ngón, rất ít 5 ngón, Trần Kiên và Trần Hồng Việt (1998) [8]. Chân thường có vảy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ cũn gõn và da. Chân thường có vuốt và cựa, cựa có vai trò cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn của loài, Trần Thị Nguyệt Thu (1999) [17]. Gà có chân cao thường cho thịt thấp và phát dục chậm.
Mào và tích là đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp nên có thể phân biệt trống mái. Mào rất đa dạng về hình dạng, kích thước, màu sắc, có thể đặc trưng cho từng giống gà. Mào là dẫn xuất của da. Theo Phan Cự Nhân (1971) [15], khi có mặt gen Ab gà sẽ có mào hoa hồng, gen aB sẽ có dạng mào nụ và gen ab sẽ có dạng mào cờ. Ở gà trống sự phát triển của mào, tích phản ánh sự thành thục tính dục sớm hay muộn, còn ở gà mái nếu mào, tích phát triển không rõ là dấu hiệu xấu đến khả năng sinh sản.
- Hình dáng kích thước chiều đo cơ thể
Tuỳ mục đích sử dụng, các giống gia cầm được chia thành 3 loại hình: hướng trứng, hướng thịt và kiêm dụng.Gà hướng thịt thường có hình dạng cân đối, ngực sõu, chõn chắc, tiết diện hình vuông hay hình chữ nhật. Gà chuyên trứng lại có kết cấu thanh gọn, tiết diện hình tam giác.
Theo tài liệu của Chambers (1990) [25] thì kích thước các chiều đo có tương quan với sức sản xuất của gà Broiler. Tác giả cũng cho biết độ lớn góc ngực, dài chân, dài đùi và đường kính ống chân có tương quan với khối lượng cơ thể. Siegel (1978) [28] cho biết tương quan giữa độ lớn góc ngực và khối lượng cơ thể từ 0,4 – 0,68 trung bình là 0,42.
2.2.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng tiêu tốn thức ăn.
Đối với gia cầm sinh sản, thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hay 1 kg trứng. Hiện nay, nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã áp dụng phương pháp tính mức tiêu tốn thức ăn bằn lượng chi phí thức ăn cho gia cầm từ lúc 1 ngày tuổi cho đến kết thúc 1 năm đẻ.
Theo Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười và cộng sự (1999) [18], gà Ai Cập tiêu tốn 2,33kg thức ăn/10 trứng trong 43 tuần đẻ.
Nguyễn Huy Đạt, Trần Long và cộng sự (1996) [2] cho biết, tiêu tốn thức ăn/10 trứng trong 12 tháng của gà Goldline – 54 thương phẩm đạt 1,65 – 1,84.
Đoàn Xuõn Trỳc, Nguyễn Huy Đạt và cộng sự (1999) [20] cho biết, tiêu tốn thứ ăn/10 trứng của gà BE43; ISA – MPK và AA lần lượt là: 3,3; 3,45; và 3,66.
2.2.1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm.
Một số đặc điểm sinh học của gia cầm đẻ trứng
* Cơ quan sinh dục cái của gia cầm
Gồm một buồng trứng và ống dẫn trứng. Buồng trứng có chức năng tạo lòng đỏ, còn ống dẫn trứng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, lòng trắng loãng, màng vỏ, vỏ mỏng và lớp keo mỡ bao ngoài vỏ trứng. Thời gian trứng lưu lại trong ống dẫn trứng từ 23 – 24 giờ.
+ Buồng trứng.
Buồng trứng nằm bên trái xoang bụng được giữ bằng màng bụng, kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào tuổi va loại gia cầm. Ở gà 1 ngày tuổi có kích thước 1-2mm, khối lượng 0,03g, đến 4 tháng tuổi buồng trứng có dạng hình thoi khối lượng 2,66g. Gà thời kỳ đẻ, buồng trứng hỡnh chựm nho, chứa nhiều tế bào trứng, có khối lượng 45-55g, khi gà đẻ thay lông và gà dũ cú khối lượng buồng trứng 5g. Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [5] xác định trong thời kỳ đầu ấp trứng cả hai buồng trứng phải và trái đều hình thành và phát triển. Từ ngày ấp thứ 5 đến 7, buồng trứng trái phát triển hơn buồng trứng bên phải. Ở gia cầm trưởng thành chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng trái phát triển và hoạt động chức năng. Còn buồng trứng và ống dẫn trứng phải không phát triển. Buồng trứng gà có khoảng 586 đến 3605 tế bào trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
Theo Bùi Đức Lũng và cộng sự (2003) [10]. Sự phát triển của mỗi tế bào trứng gồm 3 thời kỳ: Tăng sinh, sinh trưởng và chín.
- Thời kỳ tăng sinh: Trước khi bắt đầu đẻ trứng, trong buồng trứng gà mái đếm được 3500-4000 tế bào trứng. Trong tế bào trứng (phần noãn hoàng) có nhân to với những hạt nhỏ và nhiễm sắc thể. Trong noãn hoàng có chứa nhân tế bào.
- Thời kỳ sinh trưởng: Tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ. Trong khoảng thời gian 3-14 ngày, lòng đỏ chiếm 90-95% khối lượng của tế bào trứng, thành phần gồm protit, photpholipit, mỡ trung hòa, các chất khoáng và vitamin. Đặc biệt lòng đỏ được tích lũy mạnh vào ngày thứ 9 và 4 ngày trước khi trứng rụng. Việc tăng quá trình sinh trưởng của tế bào trứng do ảnh hưởng của foliculin được chế tiết ở buồng trứng khi thành thục sinh dục. Vào cuối thời kỳ phát triển của tế bào trứng, giữa lòng đỏ chứa đầy limpho. Trong đó noãn hoàng bơi tự do và các cực của nó nằm theo lực hướng tâm - cực anivan (cùng đĩa phôi) hướng lên trên, còn cực thực vật hướng xuống dưới. Đường kính lòng đỏ khoảng 35-40 mm.
- Thời kỳ chín của noãn hoàng (thời kỳ cuối hình thành trứng): Trong thời gian phát triển, lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bởi một tầng tế bào không có liên kết với biểu bì phát sinh, tầng tế bào này phát triển trở thành nhiều tầng và sự tạo thành tiến tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi là follicun. Bên trong follicun có một khoảng hở chứa đầy dịch, bên ngoài follicun giống như một cái túi. Trong thời kỳ đẻ trứng, nhiều follicun chín dần làm thay đổi hình dạng buồng trứng trở về hình dạng ban đầu, các follicun trứng vỡ ra, quả trứng chín chuyển ra ngoài cùng với dịch của follicun và rơi vào phễu ống dẫn trứng. Sự rụng trứng đầu tiên báo hiệu sự thành thục sinh dục, đó là quá trình đi ra của tế bào trứng chín. Từ buồng trứng, bình thường sự rụng trứng chỉ xảy ra một lần trong ngày, có những trường hợp đặc biệt có thể có hai hay ba tế bào trứng cùng rụng một lúc, trường hợp quả trứng của ngày hôm trước đẻ sau 4 giờ chiều thì phải sang ngày hôm sau mới xảy ra quá trình rụng trứng.
Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố như: Điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, lứa tuổi, trạng thái sinh lý của gia cầm. Song điều chung nhất là sự rụng trứng của gia cầm chịu ảnh hưởng của thần kinh và thể dịch.
+ Ống dẫn trứng: là một phần hình ống, ở đó xảy ra việc thụ tinh tế bào trứng và kết thúc ở lỗ huyệt. Kích thước của ống dẫn trứng thay đổi theo tuổi và hoạt hóa chức năng hệ sinh dục. Khi thành thục sinh dục, ống dẫn trứng trơn, thẳng, có đường kính đồng nhất trên chiều dài ống dẫn. Sau khi đẻ quả trứng đầu tiên ống dẫn trứng có chiều dài 68cm, khối lượng 77g. Khi đẻ với cường độ cao chiệu dài tăng tới 86 - 90cm, đường kính tới 10cm. Ở gà không đẻ ống dẫn trứng có kích thước tương ứng là 11 - 18cm và 0,4 - 0,7cm.
Khi gia cầm thành thục, ống dẫn trứng gồm các phần sau: Phễu (hình loa kèn), phần tiết lòng trắng, phần eo, tử cung, âm đạo.
- Phễu: phần mở rộng của phía đầu ống dẫn t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh trong chế biến mì sợi (pasta) Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu về thảo luận nhóm và ảnh hưởng của nó đến khả năng nói của học sinh không chuyên ngữ Ngoại ngữ 0
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu khả năng hấp thụ tetracycline và ciprofloxacin trên bề mặt graphene oxide bằng phương pháp hóa học tính toán Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Dòng Giống Đậu Tương Tại Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu công nghệ trong hệ thống thông tin di động 4G và đi sâu khả năng triển khai sang thế hệ 5G Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu khả thi dự án xây dựng trung tâm đào tạo nghề tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top