Hadrian

New Member

Download miễn phí Hướng dẫn kĩ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án sản xuất hóa chất cơ bản





MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CHUNG. 3
1. Khái quát vềviệc triển khai các dựán Sản xuất hóa chất cơbản . 3
2. Căn cứpháp luật và kỹthuật của việc thực hiện đánh giá môi trường . 4
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM . 6
4. Tổchức thực hiện ĐTM . 7
CHƯƠNG 1. MÔ TẢTÓM TẮT DỰÁN. 1
1.1. Nguyên tắc . 1
1.2. Mô tảtóm tắt dựán . 1
CHƯƠNG 2. THU THẬP SỐLIỆU, KHẢO SÁT, MÔ TẢVÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN
TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN. 17
2.1. Nguyên tắc . 17
2.2. Điều kiện tựnhiên khu vực dựán . 18
2.2.1. Điều kiện về địa lý, địa chất . 18
2.2.2. Điều kiện vềkhí tượng, thuỷvăn . 19
2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tựnhiên khu vực dựán . 23
2.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt . 23
2.3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất . 25
2.3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí . 26
2.3.4. Hiện trạng tiếng ồn . 27
2.3.5. Hiện trạng rung động . 28
2.3.6. Hiện trạng chất lượng môi trường đất . 29
2.3.7. Hiện trạng hệsinh thái . 31
2.4. Điều kiện kinh tếxã hội khu vực dựán . 31
2.4.1. Điều kiện vềkinh tế- xã hội . 31
2.4.2. Đối tượng và hình thức điều tra thu thập thông tin . 32
2.5. Đánh giá vềtính nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường khu vực dựán . 35
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG. 39
3.1. Nguyên tắc đánh giá . 39
3.2. Những nguồn gây tác động . 40
3.2.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải . 40
3.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải . 46
3.3. Đối tượng, quy mô tác động . 46
3.4. Đánh giá các tác động liên quan đến chất thải . 48
3.4.1. Tác động môi trường không khí . 48
3.4.2. Tác động môi trường nước . 58
3.4.3. Tác động môi trường đất . 62
3.4.4. Chất thải rắn . 63
3.5. Đánh giá tác động không liên quan đến chất thải . 65
3.5.1. Tiếng ồn . 65
3.5.2. Độrung . 66
3.5.3. Ô nhiễm nhiệt . 67
3.5.4. Tác động chế độthuỷvăn . 67
3.5.5. Tác động môi trường đất . 68
3.5.6. Tác động môi trường sinh thái . 68
3.5.7. Tác động đến môi trường kinh tế-xã hội . 68
3.6. Đánh giá rủi ro, sựcốmôi trường . 69
3.6.1. Nguồn gốc phát sinh rủi ro, sựcố. 69
3.6.2. Đánh giá rủi ro, sựcốmôi trường . 69
3.7. Đánh giá mức độtác động tổng thể. 70
CHƯƠNG 4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC, GIẢM THIỂU CÁC
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG. 73
4.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bịmặt bằng và thi công xây dựng . 73
4.1.1. Giai đoạn quy hoạch mặt bằng . 73
4.1.2. Giai đoạn thi công xây dựng . 74
4.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn vận hành dựán . 76
4.2.1. Giải pháp kỹthuật xửlý khí thải . 76
4.2.2. Giải pháp kỹthuật xửlý nước thải . 80
4.2.3. Các giải pháp khống chếtiếng ồn và rung động . 82
4.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sinh thái . 84
4.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường kinh tế-xã hội . 84
4.5. Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sựcốmôi trường . 85
CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI
TRƯỜNG. 88
5.1. Chương trình quản lý môi trường . 88
5.2. Chương trình giám sát môi trường . 89
5.2.1. Giám sát chất thải . 89
5.2.2. Giám sát môi trường xung quanh . 91
5.2.3. Giám sát khác . 93
5.3. Dựtoán kinh phí cho hoạt động quản lý và giám sát môi trường . 93
CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG. 94
6.1. Đối tượng tham vấn . 94
6.2. Hình thức tham vấn . 95
6.3. Nội dung tham vấn . 97
6.4. Ý kiến của chủdựán trước kết quảtham vấn cộng đồng . 98
CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊVÀ CAM KẾT. 99
PHỤLỤC ĐÍNH KÈM. 100



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Đánh giá tác động của dự án lên môi trường là dự báo, đánh giá những tác động
tiềm năng bao gồm tác động tích cực và tác động xấu, tác động trực tiếp và gián tiếp,
tác động trước mắt và lâu dài, tác động tức thời và tích luỹ, những tác động có thể và
không thể khắc phục của dự án đến các yếu tố cảnh quan, môi trường tự nhiên, kinh tế
- xã hội và các giá trị khác. Đây là một trong những chương trọng tâm của báo cáo ĐTM.
Đánh giá tác động môi trường đối với dự án sản xuất hóa chất cơ bản cần đảm bảo
các nguyên tắc chủ yếu sau:
- Việc đánh giá tác động của dự án được thực hiện theo 3 giai đoạn: Giai đoạn
chuẩn bị và giải phóng mặt bằng, giai đoạn thi công xây dựng và giai đoạn vận
hành dự án;
- Đánh giá tác động đối với một dự án cụ thể phải được chi tiết hóa và cụ thể hóa
cho dự án đó, không đánh giá một cách lý thuyết chung chung;
- Nội dung đánh giá tác động phải được cụ thể hóa cho từng nguồn gây tác động
và từng đối tượng bị tác động;
- Mỗi tác động đều phải được đánh giá một cách cụ thể về quy mô không gian và
thời gian với mức độ định lượng càng cao càng tốt. Phải có nhận xét về mức độ
chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá;
- Mức độ tác động được xác định trên cơ sở đối sánh với các quy chuẩn kỹ thuật,
tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường hay các tiêu chuẩn, quy chuẩn của các tổ
chức Quốc tế, của các nước tiên tiến khác (trong trường hợp Việt Nam không
có các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương đương).
40
3.2. Những nguồn gây tác động
Xác định các nguồn gây tác động của dự án đến môi trường bao gồm nguồn gây
tác động có liên quan đến chất thải và nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải.
3.2.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải bao gồm tất cả các nguồn có khả
năng phát sinh các loại chất thải rắn, lỏng, khí cũng như các loại chất thải khác trong
quá trình triển khai dự án.
Cần liệt kê chi tiết, cụ thể tất cả các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
của dự án gồm nguồn phát sinh chất thải ở giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, giai đoạn xây
dựng công trình và giai đoạn vận hành của dự án.
Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng công trình
Trong quá trình chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng công trình sẽ có nhiều
phương tiện, máy móc tham gia thi công. Các hoạt động này của dự án sẽ phát sinh
chất thải có tác động tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất, môi trường
nước và môi trường không khí khu vực dự án. Tuy nhiên, các tác động này chỉ mang
tính nhất thời, không kéo dài và phụ thuộc vào từng hạng mục công trình xây dựng của
dự án và cụ thể là:
- Nguồn phát sinh khí thải chủ yếu là bụi và khí thải từ quá trình phá dỡ giải
phóng mặt bằng, san lấp nền,các phương tiện vận tải (đất đá, vật liệu…), các
máy móc thi công tại công trường (san, ủi, bốc xúc, đóng cọc, đầm nén…. ;
- Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là từ quá trình dưỡng hộ bê tông, làm mát
máy móc thiết bị thi công, nước mưa chảy tràn qua bề mặt thi công và từ sinh
hoạt của công nhân xây dựng;
- Chất thải rắn sinh ra trong quá trình giải phóng mặt bằng, xây dựng từ làm
đường, làm móng công trình, thi công và hoàn thiện công trình, lắp đặt máy
móc, thiết bị…gồm chủ yếu là đất đá thải, gạch, xi măng, sắt thép, bao bì,dầu
mỡ thải bỏ và chất thải rắn sinh hoạt.
Các hoạt động của dự án và các nguồn thải tương ứng trong giai đoạn chuẩn bị mặt
bàng và xây dựng của dự án được thể hiện một cách tổng quát trong bảng 3.1 dưới đây.
Bảng 0-1. Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình chuẩn bị mặt bằng và xây
dựng
TT Nguồn gây tác động Các chất ô nhiễm
1 Hoạt động phá dỡ, giải phóng mặt
bằng
Đất thải, cây cối thực vật, chất thải xây dựng do
phá dỡ các công trình thủy lợi nhà cửa
1 Hoạt động đào xúc, san nền và vận
chuyển nguyên vật liệu đất đá phục
vụ công trình chủ yếu là hoạt động
của các loại máy móc, thiết bị, xe,
máy.
- Tiếng ồn, độ rung;
- Khí thải của phương tiện vận chuyển: bụi CO,
SO2, NO2;
- Bụi cuốn từ đường, đất cát rơi vãi.
41
2 Xây dựng nhà xưởng, các công trình
hạ tầng kỹ thuật,
- Bụi đất, CO, SO2, NO2;
- Tiếng ồn, rung;
- Nước mưa chứa đất cát, rác thải;nước thải xây
dựng,
- Chất thải rắn xây dựng, dầu mỡ thải bỏ
3 Lắp đặt máy móc, thiết bị - Tiếng ồn, độ rung;
- Dầu mỡ thải, rác thải.
4 Sinh hoạt của công nhân tham gia
thi công xây dựng.
- Nước thải sinh hoạt;
- Rác thải.
Giai đoạn hoạt động của dự án
Sản xuất hoá chất cơ bản với những đặc điểm trình bày ở phần trên cho thấy
nguồn phát sinh chất thải có ở hầu hết các công đoạn sản xuất.
Nguồn phát sinh khí thải
Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí từ hoạt động sản xuất hoá chất cơ
bản gồm chủ yếu là: khí lưu huỳnh (SO2, SO3, H2S), các ôxít các bon (CO, CO2), khí
nitơ (NO, NO2), các chất khí halogen, halide (HF, HCl, Cl2, F, SiF4).
- Khí oxit lưu huỳnh: SO2, SO3 thường được hình thành từ quá trình sản xuất axit
sunfuric, quá trình đốt than, dầu. Nồng độ của khí phụ thuộc vào hiệu suất
chuyển hoá, hiệu suất hấp thụ và hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu.
- Các ô xit các bon: CO, CO2 thường được hình thành trong các quá trình đốt
than, dầu.
- Khí nitơ: NO, NO2 thường được hình thành từ các quá trình cháy, sản xuất axit
nitơric
- Các chất khí halogen, halide: HF, F, SiF4, thường được hình thành từ quá trình
sản xuất photpho từ quặng apatit. HCl, Cl2, thường được hình thành từ quá trình
sản xuất axit clohydric, khí clo.
Dưới đây là những trình bày để tham khảo về nguồn phát sinh khí thải trong
hoạt động sản xuất xút-clo, axit sunfuric và axit photphoric ở một số cơ sở đang hoạt
động tại Việt Nam.
• Sản xuất xút - clo
- Công đoạn điện phân
Khí thải phát sinh từ công đoạn này chủ yếu là khí clo. Do các điện cực làm
việc ở điều kiện chân không thấp và trong trường hợp không giữ được điều kiện cần
thiết thì có thể gây ra áp suất và dẫn tới khí clo có thể thoát ra ngoài không khí. Ngoài
ra, còn có một lượng nhỏ clo bị thoát ra do lấy mẫu và khi thay điện cực. Khí clo cũng
có thể bị thoát ra ngoài ở chỗ các van, vòng đệm của bơm và trục của máy nén, tại khu
vực cho clo vào bình hay thùng chứa clo.
42
Một nguồn phát sinh khí clo khác trong công đoạn điện phân là từ xử lý nước
muối nghèo. Khí clo phân tán trong nước muối được tách ra trong tháp đệm ở áp suất
âm và sau đó được chuyển hóa thành axít clohydric và ôxy thì một phần lượng khí này
có thể thoát ra ngoài.
- Dây chuyền tổng hợp axít clohyđric (HCl)
Tại công đoạn sản xuất này sẽ có một lượng khí thải gồm khí HCl, khí clo.
Lượng khí này thoát ra ngoài phụ thuộc vào kết cấu, hiệu suất của tháp tổng hợp.
Trong công đoạn này, dự báo khí HCl có nồng độ khoảng 500mg/m3 và nhiệt độ xấp
xỉ 40...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top