Download miễn phí Tiểu luận Tác động của hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam





MỤC LỤC
Chương I :
Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian gần đây và những trở ngại về hàng rào kỹ thuật của Nhật
1.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây
1.2 Các cảnh báo của Nhật về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng thủy sản xuât khẩu của Việt Nam
1.3 Phản ứng của Bộ Thủy Sản và các doanh nghiệp trong nước.
Chương II :
Phân tích ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
2.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Nhật trong những năm gần đây.
2.2 Tác động hàng rào kỹ thuật của Nhật tới các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản xuất khẩu Việt Nam.
Chương III :
Các bài học kinh nghiệm rút ra và giải pháp khắc phục
3.1 Những bài học kinh nghiệm
3.2 Các giải pháp chủ yếu nâng cao khả năng của doanh nghiệp trong vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian gần đây và những trở ngại về hàng rào kỹ thuật của Nhật
Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây
Các thông báo của Nhật về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng thủy sản xuât khẩu của Việt Nam
Phản ứng của Bộ Thủy Sản và các doanh nghiệp trong nước.
Chương II :
Phân tích ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
2.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Nhật trong những năm gần đây.
2.2 Tác động hàng rào kỹ thuật của Nhật tới các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản xuất khẩu Việt Nam.
Chương III :
Các bài học kinh nghiệm rút ra và giải pháp khắc phục
3.1 Những bài học kinh nghiệm
3.2 Các giải pháp chủ yếu nâng cao khả năng của doanh nghiệp trong vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu
Tác động của hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ NHỮNG TRỞ NGẠI VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT.
Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây.
Thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước phát triển rõ rệt về lượng xuất khẩu, thị trường cũng như giá trị. Nếu như những năm trước, thủy sản chưa phát triển và chú trọng do không tìm kiếm được thị trường cũng như kỹ thuật chế biến còn chưa cao thì trong thời gian gần đây, kinh doanh thủy sản xuất khẩu đã và đang có những bước tiến lớn.
Gần đây nhất, theo thông tin từ Bộ Thủy sản, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 7 năm 2007 đạt 340 triệu USD, nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 7 tháng lên 1.988 triệu USD, đạt 55,22% kế hoạch năm, tăng 15,71% so với cùng kỳ năm 2006. Từ mức kế hoạch mức 3 tỷ USD năm 2006, đã đề ra mức 3,6 USD trong năm 2007 và nhanh chóng có thể vượt được mức dự kiến. Những thị trường chính của thủy sản Việt Nam có thể kể đến là thị trường EU , Mỹ và Nhật Bản. Theo số liệu từ năm 2006, thị trường khu vực Châu Á vẫn là lớn nhất về số lượng (176 000 tấn), tuy nhiên về giá trị cao nhất vẫn là thị trường Nhật đạt (842 triệu USD).
Theo Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam năm 2006 tăng mạnh là do kim ngạch xuất khẩu cá tra, ba sa sang các thị trường đều tăng, nhất là thị trường Đông Âu và EU tăng. Sản lượng cá xuất khẩu ước đạt 210 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 560 000 USD. Trong năm 2006, mặc dù gặp nhiều khó khăn như thiên tai nhiều, giá xăng, dầu tăng, rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của nước ta như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Canada...ngày càng khắt khe, nhưng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vẫn hoàn thành sớm hơn một tháng so mức kế hoạch đề ra.
  Thị trường Nhật Bản đã vươn lên vị trí số một, chiếm hơn 25% thị phần xuất khẩu; thị trường EU chiếm hơn 21% thị phần xuất khẩu thuỷ sản, Hoa Kỳ (hơn 19%), Hàn Quốc (hơn 6%)...
Từ năm 2006, tôm vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của nước ta, chiếm hơn 44% sản lượng thuỷ sản xuất khẩu, còn lại, cá đông lạnh chiếm 34%, mực và bạch tuộc đông lạnh chiếm hơn 6%
Giá cá tra, ba sa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao so năm trước; giá cá tra, ba sa thịt trăng nuôi hầm dao động 13.800-14.500 đồng/kg. Theo thông tin mới nhất trong năm 2007 giá đã tăng tới 16.000- gần 17.000 đồng/ kg. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản chủ động đầu tư, nâng cấp trang, thiết bị chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Hết năm 2006, nước ta có thêm 38 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang EU, nâng tổng số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này lên 209 đơn vị. Hàn Quốc công nhận thêm 13 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng tổng số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang nước này lên 298 đơn vị.
Các thông báo của Nhật về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng thủy sản xuât khẩu của Việt Nam.
Như ta đã biết ở trên , thị trường Nhật được coi là thị trường tiềm năng chính của thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên sau khi cá basa và tôm bị gặp vấn đề bán phá giá ở thị trường Mỹ rộng lớn thì Nhật Bản, thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam cũng đang “báo động đỏ” sẵn sàng áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu đối với hàng thuỷ sản Việt Nam.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (VASEP), việc kiểm tra ngặt cùng kiệt về chất lượng tại Nhật Bản khiến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng tôm, sang thị trường này sụt giảm đáng kể. Vào thời điểm tháng 5/2006 khi luật vệ sinh thực phẩm sửa đổi của nước này có hiệu lực thì 31 nước bán thuỷ sản sang Nhật bị phát hiện dư lượng kháng sinh cấm, trong đó có Việt Nam. VASEP đã nhận được thông báo của Nhật là sẽ tăng cường kiểm tra hàng thủy sản của Việt Nam. Và gần đây nhất, tháng 5/2007 theo số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu tôm sang Nhật giảm 15,6% về lượng và gần 20% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Nhật đã liên tục đưa ra các thông báo và kiểm tra các lô tôm xuất khẩu của Việt Nam cũng như đưa ra những quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm là nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận trên thực tế đó còn có thể là rào cản kỹ thuật mà các doanh nghiệp của chúng ta phải lường trước khi thâm nhập vào thị trường tiềm năng nhưng rất khó tính này.
Sau vụ cá basa và tôm ở thị trường Mỹ, Nhật Bản cùng với các nước EU đã trở thành thị trường chuyển đổi cho các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam. Nhưng khi Việt Nam trở thành một trong ba khách hàng lớn nhất thì cũng là lúc Nhật tỏ ra chặt chẽ không kém gì Mỹ và thậm chí khó khăn hơn cả EU. Cụ thể, Nhật đã nâng mức kiểm tra từ 5%, 10% lên 50% và sau cùng là 100% lô hàng tôm nhập của Việt Nam. Và hiện nay Nhật kiểm tra 100% các lô hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam nói chung. Cụ thể về các vi phạm về dự lượng được Nhật phát hiện các chất cấm, trong đó có 4 dẫn xuất của chất Nitrofuran, bao gồm AOZ, AMOZ, AHN và SEM, cùng với Bộ Thủy sản đã cùng với các doanh nghiệp thống nhất kiểm tra toàn bộ các loại hoá chất kháng sinh mà phía Nhật cấm, tương đương với tổng lượng châu Âu và Mỹ cấm, cộng lại là 17 chất. Theo thống kê, từ đầu năm 2007 đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu vào Nhật Bản 6.000 lô hàng và đã có 94 lô bị cảnh báo, chiếm 1,6%. Trong đó, các loại kháng sinh bị phát hiện nhiều nhất là Chloramphenicol (CAP), AOZ (dẫn xuất của Nitrofurans), Coliform... Theo VASEP, nguyên nhân nhiễm CAP chủ yếu từ việc bảo quản nguyên liệu trong quá trình khai thác, các lô tôm nhiễm AOZ có khả năng bị nhiễm trong quá trình trị bệnh cho tôm của nông dân tại ao.
Và đỉnh điểm của các rào cản về kỹ thuật của Nhật là Ngày 25-6-2007, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Norio Hattori đã gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Tạ Quang Ngọc thông báo rằng cơ quan phụ trách kiểm dịch của Nhật s...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top