nhoxtrieu

New Member
Luận văn Tính toán thiết kế tổ hợp máy ủi - xới gắn trên máy kéo bánh xích T-130 phục vụ các công trình xây dựng và làm đường

Download miễn phí Luận văn Tính toán thiết kế tổ hợp máy ủi - xới gắn trên máy kéo bánh xích T-130 phục vụ các công trình xây dựng và làm đường





MỤC LỤC
 
Mục Trang
 
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: Tổng quan về công tác làm đất trong xây dựng công trình giao thông 1
Chương 2: Giới thiệu Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Ngầm VINAVICO 3
2.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 3
2.2. Một số thông tin cơ bản về tổ chức đăng ký giao dịch 4
2.3. Ngành nghề đăng ký kinh doanh 5
2.4. Các công ty thành viên 5
2.5. Sơ đồ tổ chức công ty 7
2.6. Hội đồng quản trị, Ban giám đốc công ty 8
2.7. Cơ cấu các phòng ban tại văn phòng công ty 9
2.8. Danh sách các dự án của công ty 11
2.9. Danh sách các thiết bị thi công 11
2.10. Tầm nhìn và chiến lược của công ty 15
2.11. Hoạt động kinh doanh 15
Chương 3: Tổng quan về máy ủi – Chọn phương án thiết kế 17
3.1. Tình hình chế tạo, ứng dụng máy ủi ở nước ta và trên thế giới 17
3.2. Công dụng, phân loại máy ủi 17
3.1.1. Công dụng máy ủi 17
3.1.2. Phân loại máy ủi 18
3.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy ủi 22
3.3.1. Cấu tạo chung của máy ủi 22
3.3.2. Quá trình làm việc của máy ủi 23
3.4. Phân tích chọn phương án thiết kế 27
3.4.1. Hệ thống điều khiển bằng cáp 27
3.4.2. Hệ thống điều khiển thủy lực 28
 
Chương 4: Giới thiệu chung về máy xới 34
4.1. Công dụng của máy xới 34
4.2. Phân loại máy xới 35
4.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy xới 36
4.4. Chọn thiết bị xới 37
Chương 5: Tính toán thiết kế bộ công tác ủi 38
5.1. Xác định các thông số cơ bản của máy ủi và bàn ủi 38
5.1.1. Xác định các thông số cơ bản của máy ủi 38
5.1.2. Xác định các thông số cơ bản của bàn ủi 40
5.2. Tính toán lực kéo máy ủi 44
5.2.1. Xác định tổng các lực cản tác dụng lên máy ủi W 45
5.2.2. Kiểm tra theo công suất động cơ của máy kéo cơ sở 50
5.3. Xác định lực tác dụng lên máy ủi 52
5.3.1. Xác định trọng lượng thiết bị ủi 53
5.3.2. Xác định phản lực của đất tác dụng lên bàn ủi 53
5.3.3. Xác định lực trong cơ cấu nâng hạ thiết bị ủi 56
5.3.4. Phản lực tại khớp liên kết giữa khung ủi và máy kéo 64
5.4. Tính toán và thiết kế các bộ phận chính của máy ủi 66
5.4.1. Phân tích và chọn vị trí tính máy ủi 66
5.4.2. Tính bền và thiết kế thiết bị ủi 67
A. Tính sức bền bàn ủi 68
B. Tính sức bền khung ủi của thiết bị ủi 81
C. Tính sức bền thanh chống xiên 86
5.5. Tính toán hệ thống điều khiển thiết bị ủi 89
5.5.1. Sơ đồ hệ thống thủy lực trên máy ủi có bộ công tác xới 89
5.5.2. Tính chọn xi lanh thủy lực nâng hạ thiết bị ủi 90
Chương 6: Tính ổn định và năng suất của máy ủi 93
6.1. Tính ổn định của máy ủi 93
6.1.1. Dao cắt của bàn ủi gặp chướng ngại vật khi bắt đầu ấn sâu xuống đất 93
6.1.2. Bàn ủi bắt đầu được nâng lên ở cuối quá trình đào và tích đất
94
6.2. Xác định năng suất của máy ủi khi đào và chuyển đất 96
6.2.1. Xác định thể tích khối đất trước bàn ủi 97
6.2.2. Xác định thời gian làm việc một chu kì của máy ủi 98
6.3. Xác định năng suất máy ủi khi san đất 99
6.4. Biện pháp nâng cao năng suất máy ủi khi đào chuyển đất 99
Chương 7: An toàn sử dụng và bảo dưỡng kỹ thuật máy ủi 101
7.1. Các yêu cầu khi sử dụng máy ủi 101
7.2. Bảo dưỡng kỹ thuật máy ủi 102
7.2.1. Bảo Dưỡng Ca 103
7.2.2. Bảo Dưỡng Định Kỳ Cấp I 103
7.2.3. Bảo Dưỡng Định Kỳ Cấp II 104
7.2.4. Bảo Dưỡng Định Kỳ Cấp III 104
Chương 8: Quy trình gia công gối tựa xi lanh 105
8.1. Giới thiệu chung 105
8.2. Xác định dạng xản xuất, chọn phôi 105
8.2.1. Dạng sản xuất 105
8.2.2. Chọn phôi và phương pháp chế tạo 106
8.2.3. Chọn chuẩn công nghệ 106
8.3. Lập qui trình công nghệ chế tạo 106
8.3.1. Thứ tự các nguyên công 106
8.3.2. Trình tự tiến hành các nguyên công 107
8.4. Tính lượng dư gia công 110
8.4.1. Tính lượng dư gia công tại mặt trụ 60 110
8.4.2. Tính lượng dư gia công tại mặt trụ 90 114
8.5. Chọn chế độ cắt 117
8.5.1. Khi tiện thô 117
8.5.2. Khi tiện tinh 118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LÀM ĐẤT TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
Công tác làm đất là một công việc nặng nhọc, phổ biến nhất trong xây dựng các công trình giao thông vận tải, thủy lợi, thủy điện, trong xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng và trong nông nghiệp.
Trong những công trình đó, đất là đối tượng phải xử lý với những phương pháp và mục đích khác nhau. Các khâu trong quá trình công tác làm đất là:
Khâu làm công tác chuẩn bị.
Khâu đào – vận chuyển, san bằng và đầm lèn.
Khối lượng đất trong các công trình sẽ tùy thuộc vào quy mô và địa hình xây dựng công trình mà công tác làm đất cũng sẽ được áp dụng với quy mô và phương pháp nào cho phù hợp.
Trong thực tế, nhiều công trình giao thông, khối lượng công tác làm đất so với khối lượng công trình có thể chiếm 50%.
Việc cơ giới hóa công tác làm đất chẳng những giảm nhẹ sức lao động của con người với công việc nặng nhọc, rút ngắn thời gian thi công, hạ giá thành công trình mà còn bảo đảm và nâng cao chất lượng công trình.
Hiện nay người ta có nhiều cách để cơ giới hóa công tác làm đất như:
Sử dụng các máy cơ học: máy ủi, máy san, máy xúc, máy đầm lèn, máy cạp……
Sử dụng các loại máy thủy lực: súng bắn nước, máy phun, tàu hút bùn, tàu cuốc……
Sử dụng chất nổ: nổ mìn phá đất.
Sử dụng dòng điện cao tần: siêu âm …… để làm vỡ đất.
Trong các phương pháp trên thì sử dụng các loại máy móc cơ học là thông dụng hơn cả. Bởi vì năng lượng tiêu tốn cho các máy cơ học là nhỏ ( chỉ từ 0,05 đến 0,3 kW.h ). Trong khi đó năng lượng dùng cho phương pháp thủy lực cao hơn từ 0,2 đến 2 kW.h, đôi khi còn tới 3 hay 4 kW.h đối với loại đất nặng. Do đó trên thế giới, công tác làm đất bằng phương pháp cơ học chiếm từ 80% đến 85%. Còn phương pháp thủy lực từ 7% đến 8%, dùng chất nổ chiếm từ 1% đến 3%.
Dựa vào tính chất công việc, người ta phân ra các nhóm máy sau:
Máy làm công tác chuẩn bị.
Máy đào và vận chuyển đất.
Máy xúc.
Máy đầm lèn.
Trong mỗi một nhóm máy trên, người ta còn phân ra các loại, các kiểu máy khác nhau theo kết cấu của máy hay công việc chính mà máy đảm nhiệm.
Riêng đối với máy đào - vận chuyển đất, là những máy có cả hai chức năng: đào và vận chuyển đất. Thuộc nhóm máy này gồm có: máy ủi, máy san, máy xúc chuyển ( cạp chuyển ), máy nạo đất có băng chuyền……
Máy đào – vận chuyển đất được sử dụng trong nhiều lĩnh vực xây dựng khác nhau như: xây dựng đường giao thông, xây dựng đê điều, xây dựng các mặt bằng công nghiệp và dân dụng……
Khâu làm đất, làm mặt bằng trong xây dựng công trình giao thông rất quan trọng. Trước đây, khi chưa có các loại máy đào – vận chuyển đất thì chúng ta phải sử dụng các công cụ thô sơ với sức lao động chân tay của con người. Điều đó làm tốn rất nhiều công sức và thời gian và cũng không đạt hiệu quả cao. Khi các máy đào – vận chuyển đất ra đời, thực hiện các chức năng của nó: san bằng, ủi, đắp, lắp, đào và vận chuyển đất thừa đến nơi khác, sẽ tiết kiệm được sức lao động, tiền bạc và thời gian.
...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top