tuankiet7687

New Member
Chuyên đề Tin học hóa quản lý nguồn vốn tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Download miễn phí Chuyên đề Tin học hóa quản lý nguồn vốn tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam





MỤC LỤC
CHƯƠNG I- TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1. Giới thiệu về Ngân hàng Phát triển Việt Nam 1
1.1. Thông tin chung 1
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt nam 2
1.3. Trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng Phát triển 3
1.5. Nguyên tắc quản lý tài chính của Ngân hàng Phát triển 6
1.6. Các quy định trong quản lý nguồn vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam 7
1.6.1. Các nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 7
1.6.2. Một số nguyên tắc về quản lý nguồn vốn huy động 8
1.7. Một số kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển 9
1.8. Định hướng phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 10
2. Thông tin chung về đề tài 12
2.1. Tên đề tài 12
2.2. Mục đích và sự cần thiết của đề tài 12
CHƯƠNG II- MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 14
1. Tổng quan về hệ thống thông tin trong một tổ chức 14
1.1. Định nghĩa hệ thống thông tin 14
1.2. Phân loại hệ thống thông tin 15
1.2.1. Phân loại theo cách thức phục vụ ra quyết định: 15
1.2.2. Phân loại theo chức năng nghiệp vụ 16
1.3. Các yếu tố kỹ thuật trong hệ thống thông tin 16
1.3.1. Phần cứng tin học 17
1.3.2. Phần mềm tin học 17
1.3.3. Truyền thông dữ liệu và mạng máy tính 18
1.3.4. Cơ sở dữ liệu 19
2. Những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển hệ thống thông tin mới 26
3. Phương pháp phát triển hệ thống thông tin 27
3.1. Định nghĩa về phương pháp phát triển hệ thống thông tin 27
3.2. Các giai đoạn của phát triển hệ thống 27
3.2.1. Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu 28
3.2.2. Giai đoạn 2: Phân tích chi tiết 29
3.2.3. Giai đoạn 3: Thiết kế logic 31
3.2.4. Giai đoạn 4: Đề xuất các phương án của giải pháp 31
3.2.5. Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài 32
3.2.6. Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống 33
3.2.7. Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác, bảo trì hệ thống 33
3.3. Các công cụ phân tích hệ thống thông tin 34
3.3.1. Sơ đồ luồng thông tin (Information Flow Datagram – IFD): 34
3.3.2. Sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagram - DFD): 35
4. Các nguyên tắc phát triển hệ thống thông tin 37
5. Các quy trình xây dựng phần mềm cho hệ thống thông tin 37
5.1. Xác định yêu cầu 38
5.2. Thiết kế phần mềm 39
5.3. Lập trình phần mềm 39
5.4. Kiểm thử phần mềm 40
5.5. Triển khai và bảo trì 40
CHƯƠNG III- XÂY DỰNG PHẦN MỀM 42
QUẢN LÝ NGUỒN VỐN 42
1. Phân tích yêu cầu 42
1.1. Khảo sát sơ lược 42
1.2. Phân tích hệ thống 43
1.2.1. Thông tin đầu vào 43
1.2.2. Thông tin đầu ra 44
2. Thiết kế chương trình 55
2.1. Thiết kế dữ liệu của chương trình 55
2.1.1. Thiết kế chi tiết các bảng dữ liệu 55
2.1.2. Mô hình quan hệ các thực thế 62
2.2. Thiết kế các thủ tục được sử dụng trong chương trình 63
2.2.1. Thủ tục đăng nhập, đăng xuất 63
2.2.2. Thủ tục nhập dữ liệu cho một số form 65
2.2.3. Thủ tục in ra báo cáo 66
2.4. Thiết kế các giao diện của chương trình 67
2.5. Thiết kế báo cáo 85
3. Lập trình ứng dụng phần mềm 87
3.1. Ngôn ngữ sử dụng 87
3.1.1. Tổng quan về ngôn ngữ sử dụng 87
3.1.2. Ưu điểm của ngôn ngữ được sử dụng 88
3.2. Lập trình phần mềm 88
4. Thử nghiệm và cài đặt chương trình 89
4.1. Thử nghiệm chương trình 89
4.2. Cài đặt chương trình 89
4.1.1. Yêu cầu đối với phần cứng 89
4.1.2. Yêu cầu đối với phần mềm 89
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cầu sau:
- Đảm bảo sự tương thích tức là các thiết bị mua mới và có sẵn phải làm việc được cùng nhau.
- Đảm bảo khả năng mở rộng và nâng cấp: Nhu cầu của tổ chức trong tiến trình phát triển là liên tục thay đổi và tăng thêm. Do đó, những thiết bị phần cứng cũng cần đáp ứng được yêu cầu này.
- Đảm bảo độ tin cậy: Phần cứng được mua sắm và trang bị nhất là những đợt mua sắm lớn nên có dự kiểm nghiệm kỹ lưỡng trên lý thuyết cũng như trên thực tế.
1.3.2. Phần mềm tin học
Sau quá trình mua sắm, trang bị phần cứng một vấn đề cấp thiết đặt ra là vấn đề về phần mềm tin học. Bởi lẽ, thiếu phần mềm, phần cứng không thể hoạt động. Phần mềm giúp cho máy tính ứng dụng được vào giải quyết các bài toán thực tế.
Phần mềm tin học là các chương trình, các cấu trúc dữ liệu làm cho chương trình xử lý được những thông tin thích hợp và các tài liệu mô tả cách sử dụng các chương trình ấy. Phần mềm luôn được bổ sung, sửa đổi và phát triển. Phần mềm được phân ra thành nhiều loại nhưng có hai loại chung như sau:
- Phần mềm hệ thống gồm hệ điều hành, các chương trình tiện ích, các chương trình điều khiển thiết bị, các chương trình dịch,…
- Phần mềm ứng dụng bao gồm phần mềm năng suất, phần mềm kinh doanh, phần mềm giải trí, phần mềm giáo dục, tham khảo,…
1.3.3. Truyền thông dữ liệu và mạng máy tính
Truyền thông dữ liệu trong trường hợp đơn giản nhất là giữa hai thiết bị nối trực tiếp với nhau theo các hình mạng truyền thông điểm – điểm. Tuy nhiên điều đó thường ít xảy ra bởi:
- Các thiết bị tham gia truyền thông ở cách xa nhau
- Có rất nhiều thiết bị tham gia vào hệ thống nên việc kết nối điểm – điểm giữa từng cặp thiết bị là không thực hiện được.
Do đó, giải pháp là xây dựng mạng truyền thông dữ liệu. Mô hình đơn giản của mạng truyền thông như sau:
Nguồn
Thiết bị truyền
Hệ thống truyền
Thiết bị nhận
Đích
Hệ thống nguồn
Hệ thống đích
Hình 2.2: Mô hình mạng truyền thông
Có hai loại mạng truyền thông đơn giản được phân loại theo truyền thống là: Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network) và mạng cục bộ (LAN – Local Area Network) với những đặc điểm khác nhau cho từng loại mạng.
1.3.4. Cơ sở dữ liệu
Trong hệ thống thông tin, người ta lưu trữ, quản lý dữ liệu trong các kho dữ liệu. Các kho này còn được gọi là ngân hàng dữ liệu, trong đó dữ liệu được lưu trữ, sắp xếp một cách có trật tự, thuận tiện cho việc tìm kiếm, xử lý và khi đó chúng được gọi là cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin.
Cơ sở dữ liệu thường bao gồm một số khái niệm cơ sở như: Thực thể, bản ghi, bảng, trường dữ liệu,…
Một cơ sở dữ liệu tốt là một cơ sở dữ liệu có những thuộc tính tối thiểu sau:
- Chia sẻ được: do trong một tổ chức có nhiều người cùng có yêu cầu tìm kiếm những dữ liệu như nhau vào cùng một lúc
- Vận chuyển được: Cơ sở dữ liệu cần dễ dàng chuyển đến cho người ra quyết định.
- Bảo mật: Có khả năng ngăn ngừa sự phá hoại và không cho người không có thẩm quyền sử dụng.
- Chính xác: Có nội dung đúng sự thực, đáng tin cậy.
- Kịp thời: Cơ sở dữ liệu có nội dung phản ánh thực tế hiện tại, luôn luôn được cập nhật sớm nhất có thể.
- Phù hợp: Nội dung của cơ sở dữ liệu là thích hợp, cần thiết cho các quyết định được đưa ra.
Những hoạt động chính của cơ sở dữ liệu là: Cập nhật, truy vấn, lập báo cáo, cấu trúc tệp và mô hình dữ liệu.
Một số vấn đề liên quan đến thiết kế cơ sở dữ liệu:
Thiết kế cơ sử dữ liệu là công việc xác định yêu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống thông tin mới. Qua quá trình gặp gỡ, tìm hiểu phân tích viên có thể phán đoán và tìm ra những gì là cần thiết cho cơ sở dữ liệu của hệ thống mới. Có bốn cách thức cơ bản xác định yêu cầu thông tin là hỏi người sử dụng cần thông tin gì, phương pháp đi từ hệ thống đang tồn tại, tổng hợp từ đặc trưng của nhiệm vụ mà hệ thống thông tin trợ giúp và phương pháp thực nghiệm.
Các phương pháp thiết kế:
- Phương pháp 1: Thiết kế các cơ sở dữ liệu đi từ các thông tin đầu ra:
Đây là phương pháp cơ bản và cổ điển, được áp dụng trong nhiều trường hợp từ đơn giản đến phức tạp
Bước 1: Xác định các đầu ra
Liệt kê thông tin đầy đủ các thông tin đầu ra.
Nội dung, tần suất, khối lượng và nơi nhận chúng.
Bước 2: Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệucho việc tạo ra từng đầu ra
Liệt kê các phần tử thông tin đầu ra
- Mỗi thông tin đầu ra bao gồm các phần tử thông tin được gọi là các thuộc tính. Trong đó, có những thuộc tính thứ sinh – là thuộc tính được tính toán hay suy ra từ thuộc tính khác và thuộc tính cơ sở là những thuộc tính còn lại.
- Đánh dấu các thuộc tính lặp (Repeatble) là các thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị.
- Gạch chân các thuộc tính khóa cho thông tin đầu ra.
- Loại bỏ những thuộc tính không quan trọng đối với nhà quản lý.
- Loại bỏ các thuộc tính thứ sinh, chỉ để lại những thuộc tính cơ sở.
Thực hiện chuẩn hóa mức 1 (1NF): Trong 1 danh sách thiết kế cơ sở dữ liệu không cho phép chứa các thuộc tính lặp. Do đó dùng phương pháp sau:
- Tách danh sách con theo một thực thể nào đó có ý nghĩa về mặt quản lý.
- Gán cho danh sách con vừa được tách ra một tên và tìm một thuộc tính định danh, thêm thuộc tính định danh này vào danh sách gốc.
Thực hiện chuẩn hóa mức 2 (2NF): Trong một danh sách thì mỗi thuộc tính phải phụ thuộc hàm vào toàn bộ khóa của nó chứ không chỉ phụ thuộc vào một phần của khóa chính. Muốn vậy, cần làm như sau:
- Do vậy phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận khóa thành các danh sách con mới.
- Lấy chính bộ phận khóa đó làm khóa chính cho danh sách mới này. Đồng thời đặt cho danh sách mới này một tên riêng phù hợp với nội dung của cá thuộc tính trong danh sách.
Thực hiện chuẩn hóa mức 3 (3NF): Trong một danh sách không có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính.
- Nếu thuộc tính A phụ thuộc vào hàm thuộc tính B và B phụ thuộc vào hàm C thì ta nên tách chúng vào hai danh sách chứa quan hệ A, B và danh sách chứa quan hệ B, C.
- Xác định khóa và tên cho mỗi danh sach mới
Bước 3: Tích hợp các tệpchỉ tạo ra một cơ sở dữ liệu
Kết quả của bước 2 mang lại là rất nhiều danh sách với mỗi danh sách liên quan tới một đối tượng quản lý, tồn tại riêng tương đối độc lập. Do vậy, công việc chính của bước 3 này là tích hợp các danh sách cùng mô tả về một thực thể, nghĩa là tạo ra một danh sách chung bằng cách tập hợp tất cả các thuộc tính chung và riên của những danh sách đó.
Bước 4: Xác định khối lượng dữ liệu cho từng tệp và toàn bộ sơ đồ
Bước 4 được thực hiện với những công việc sau:
- Xác định số lượng các bản ghi cho từng tệp.
- Xác định độ dài cho một thuộc tính và cho cả bản ghi.
Bước 5 : Xác định liên hệ logic giữa các tệp và thiết kế sơ đồ cấu trúc dữ liệu
- Xác định mối liên hệ giữa các tệp.
- Biểu diễn mối liên hệ này dưới dạng các mũi tên hai chiều.
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tổ chức hệ thống kế toán doanh nghiệp trong điều kiện tin học hóa Công nghệ thông tin 0
G Quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần điện tử tin học hóa chất (ELINCO) Luận văn Kinh tế 0
P Chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ quản lý thông tin khoa học và công nghệ Kinh tế quốc tế 0
P Hiện đại hóa hoạt động thông tin và thư viện tại trường Đại học Dân lập Phương Đông đáp ứng yêu cầu Văn hóa, Xã hội 0
E Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động thông tin tại Trung tâm Học liệu trường Đại học Điện Lực Văn hóa, Xã hội 0
B Hiện đại hóa Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Văn hóa, Xã hội 0
F Sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm thông tin -thư viện trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Th Văn hóa, Xã hội 0
D Tổ chức và hoạt động thông tin thư viện tại trường Đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa Văn hóa, Xã hội 0
C Phát triển đội ngũ giáo viên tin học trường trung học phổ thông theo quan điểm chuẩn hóa và xã hội h Luận văn Sư phạm 0
A Hoàn thiện công tác dự thầu cung cấp hàng hóa tại Công ty cổ phần Viễn Thông Tin học Bưu điện ( CT-I Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top