Download miễn phí tiểu luận
MỤC LỤC

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I: NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN XUẤT KHẨU 2
1.1. Tín dụng tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại 2
1.1.1. Hoạt động xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế 2
1.1.2.Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại 5
1.2. Nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu 8
1.2.1. Nghiệp vụ bao thanh toán 8
1.2.2. Vai trò, chức năng và quy trình nghiệp vụ Bao thanh toán xuất khẩu 11
1.2.3. Những lợi ích của Bao thanh toán xuất khẩu 18
1.2.5. Điều kiện để ngân hàng thương mại thực hiện Bao thanh toán xuất khẩu 23
1.2.6. Hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam thời gian qua 26
CHƯƠNG II: KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN 28
XUẤT KHẨU TẠI EXIMBANK HÀ NỘI 28
2.1. Tổng quan về Eximbank Hà Nội 28
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Eximbank Hà Nội 28
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu thời gian qua 31
2.1.3. Đánh giá chung về Eximbank Hà Nội 36
2.2. Nhu cầu phát triển Bao thanh toán xuất khẩu tại Eximbank Hà Nội 38
2.2.1. Nhu cầu hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu 38
2.2.2. Tài trợ xuất khẩu của Eximbank Hà Nội 43
2.3. Đánh giá các điều kiện thực hiện nghiệp vụ Bao thanh toán xuất khẩu tại Eximbank Hà Nội 52
2.3.1. Những điều kiện thuận lợi 52
2.3.2. Những điều kiện còn hạn chế và nguyên nhân 54
CHƯƠNG III: PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI EXIMBANK HÀ NỘI 62
3.1.Định hướng tài trợ xuất khẩu của Eximbank Hà Nội thời gian tới 62
3.1.1.Định hướng xuất khẩu nói chung c5ủa Việt Nam giai đoạn 2010-2015 62
3.1.2. Định hướng tài trợ xuất khẩu của Eximbank Hà Nội giai đoạn 63
3.2. Phát triển nghiệp vụ Bao thanh toán xuất khẩu tại Eximbank Hà Nội 64
3.2.1. Xu hướng phát triển Bao thanh toán xuất khẩu trên thế giới 64
3.2.2. Giải pháp và kiến nghị 65
PHẦN III. KẾT LUẬN 71

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Khuyến khích xuất khẩu là một chủ trương lớn của Chính phủ bởi vai trò hết sức quan trọng của nó. Tuy nhiên đến nay hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Nổi lên cả là những khó khăn về vốn, về khả năng cạnh tranh cũng như thiếu thông tin về thị trường và đối tác. Là một ngân hàng xuất nhập khẩu Eximbank Hà Nội luôn sát cánh với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu. Ngân hàng đã có rất nhiều hình thức tài trợ đối với các doanh nghiệp này. Tuy nhiên đến nay các hình thức vẫn còn đơn điệu và vẫn chưa có nhiều sự hỗ trợ cho doanh nghiệp. Chính vì vậy đa dạng hoá hình thức tài trợ xuất khẩu, triển khai những dịch vụ mới, tiện ích cho nhà xuất khẩu là hết sức cần thiết. Một trong những dịch vụ mới rất có triển vọng với nhiều lợi ích cho cả nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu cũng như ngân hàng thương mại là nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu. Với chức năng tài chính, chức năng thanh toán và chức năng phòng chống rủi ro, đây thực sự là một dịch vụ đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của nhà xuất khẩu khi tham gia vào thị trường quốc tế. Với kết cấu ba chương:
Chương I: Nghiệp vụ Bao thanh toán xuất khẩu
Chương II: Khả năng phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại Eximbank Hà Nội
Chương III: Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại Eximbank Hà Nội
Hy vọng qua đề tài: “Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam - chi nhánh Eximbank Hà Nội”, chúng ta sẽ có được cái nhìn tổng quát hơn về nghiệp vụ bao thanh toán, đồng thời có những giải pháp thiết thực, sớm đưa nghiệp vụ này áp dụng tại Việt Nam nói chung cũng như Eximbank Hà Nội nói riêng.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN XUẤT KHẨU
1.1. Tín dụng tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại
1.1.1. Hoạt động xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế
Xuất nhập khẩu là hoạt động tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế và phát triển đất nước. Xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa nước này với nước khác thông qua hoạt động mua bán ở phạm vi quốc tế. Cùng với nhập khẩu, xuất khẩu có một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Xuất khẩu là việc bán hàng hoá dịch vụ cho nước ngoài. Xuất khẩu đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vai trò to lớn của xuất khẩu được thể hiện ở nhiều khía cạnh.
Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng cùng kiệt và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hoá đất nước đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến. Có rất nhiều nguồn vốn phục để nhập khẩu như các nguồn vốn hình thành từ đầu tư nước ngoài, vay, viện trợ; thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ; xuất khẩu sức lao động... Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ... tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả lại bằng cách này hay cách khác, ở thời kì này hay thời kì sau. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, thực hiện công nghiệp hoá đất nước là nguồn vốn hình thành từ hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên. Nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ – trở thành hiện thực.
Thứ hai, xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và kĩ thuật hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là một tất yếu đối với chúng ta.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với quá trình sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một là xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong điều kiện nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ chủ động chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp. Hai là coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở nhiều mặt:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất những nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm vải... Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu có thể kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó.
- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất tăng trưởng và phát triển ổn định.
-Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế – kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này cho thấy xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kĩ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra những năng lực sản xuất mới.
- Thông qua xuất khẩu hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc canh tranh này ngày càng găy gắt và đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường.
- Xuất khẩu đặt ra những đòi hỏi đối với các doanh nghiệp là luôn phải đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của người dân. Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Một mặt sản xuất hàng xuất khẩu tạo điều kiện thu hút hàng triệu lao động vào làm ăn và có thu nhập không thấp. Mặt khác xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng trong mọi tầng lớp dân cư. Hoạt động xuất khẩu bảo đảm sự phát triển nhanh chóng và cân đối nền kinh tế trong nước, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, tạo thêm việc làm, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, nâng cao đời sống dân cư.
Thứ tư, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Rõ ràng là xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, tạo điều kiện sớm và thuận lợi hơn cho các hoạt động này phát triển. Ví như xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế... Mặt khác chính các quan hệ kinh tế đối ngoại kể trên lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu đã khai thác triệt để lợi ích so sánh của mỗi quốc gia, đạt quy mô tối đa cho mỗi ngành sản xuất, tạo điều kiện xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy các nhân tố phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, trao đổi và nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.
Tóm lại đẩy mạnh xuất khẩu là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Có nhiều biện pháp để khuyến khích và hỗ trợ xuất khẩu. Một trong số đó là hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu của các ngân hàng thương mại mà chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây.
1.1.2. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại
Xét từ góc độ nghịêp vụ kĩ thuật, tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thường được chia làm hai loại theo tiến trình giao hàng của nhà xuất khẩu là: Tài trợ trước khi giao hàng và tài trợ sau khi giao hàng.
Thứ nhất là tài trợ trước khi giao hàng:
Hình thức tài trợ này có mục đích là tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của nhà xuất khẩu để sản xuất chế biến hàng xuất khẩu hay thu mua hàng xuất khẩu, thực hiện hợp đồng ngoại thương. Ở hình thức này có các loại hình tài trợ chính sau:
- Tài trợ cho từng thương vụ độc lập: Loại tài trợ này dựa trên cơ sở một đơn đặt hàng, một hợp đồng ngoại thương hay một L/C đã mở. Ngân hàng sẽ căn cứ vào tính hiệu quả của thương vụ và nguồn thu hồi nợ vay để ra quyết định tài trợ. Đây là loại hình tài trợ trước khi giao hàng chủ yếu, hay áp dụng. Để được tài trợ thì nhà xuất khẩu phải đạt được một số điều kiện nhất định như:
ỉ Nhà xuất khẩu cần có một đơn đặt hàng, cam kết mua hàng chắc chắn từ phía nhà nhập khẩu nước ngoài, trong khi hàng hoá chưa được thu mua cũng như sản xuất, chế biến.
Đối với những khách hàng mới hay những thương vụ kinh doanh mặt hàng mới, để được ngân hàng tài trợ khách hàng thường phải xuất trình một L/C đã được mở bởi một ngân hàng có uy tín, hay được xác nhận bởi một ngân hàng uy tín khác.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thaiha014

New Member
Re: Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Eximbank Hà Nội

Nếu Mod k phiền cho e xin link của tài liệu này được không ạ.
Em xin chân thành cảm ơn. Chúc Mod một buổi tối vui vẻ ạ
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Eximbank Hà Nội

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top