Tina_Huynh

New Member
Đề tài Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Download miễn phí Đề tài Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT CHUNG 4
1- Toàn cầu hóa 4
1.1 Toàn cầu hoá là gì? 4
1.3 Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế với Việt Nam 8
2- Tổng quan về chất lượng sản phẩm, hàng hóa 9
2.1 Các khái niệm về chất lượng hàng hoá 9
2.2 Vai trò của chất lượng 11
2.3 Quy trình hình thành chât lượng 13
2.4 Phương pháp quản lý chất lượng 16
3- Những nét chung về gạo 19
3.1. Một số khái niêm 19
3.2 Đặc điểm của một số loại gạo Viêt Nam 20
3.3 Các tiêu chuẩn đánh giá chất lương gạo 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 25
1 Tình hình xuất khẩu gạo nói chung của Việt Nam. 25
1.1Cơ hội và kết quả thu được trong những năm qua. 25
1.2 Những thách thức trong sản xuất và xuất khẩu gạo. 29
1.3 Dự báo đến năm 2010. 32
2 Thực trạng về chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam nói riêng. 34
2.1 Tín hiệu khả quan về chất lượng gạo Việt Nam. 34
2.2 Những khó khăn về chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam. 37
2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng về chất lượng gạo xuất khẩu gạo Việt Nam. 46
CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GẠO VIỆT NAM 50
1.Về phía chính phủ. 50
1.1.Hỗ trợ cung cấp các nguyên liệu đầu vào. 50
1.1.1.Nghiên cứu,lai tạo các giống lúa cho năng suất cao. 50
1.1.1.1.Biện pháp về khoa học công nghệ 51
1.1.1.2.Biện pháp về nguồn nhân lực 52
1.1.1.3.Biện pháp về mở rộng hợp tác nghiên cứu với nước ngoài 52
1.1.1.4.Chủ trương chính sách trong nghiên cứu lai tạo giống 53
1.1.1.5.Chương trình sản xuất giống lúa lai. 53
1.1.2.Đầu tư cho thuỷ lợi 54
1.1.3.Về phân bón 56
1.2.Một số chương trình hỗ trợ của chính phủ trong dài hạn 60
1.2.1.Chương trình 3 giảm,3 tăng. 60
1.2.2.Các chương trình khác 61
1.3.Một số biện pháp về thị trường. 61
1.4.Biện pháp xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam của chính phủ 62
2.Về phía doanh nghiệp thu mua 64
2.1.Về kĩ thuật công nghệ và phương pháp bảo quản 64
2.2.Biện pháp về xây dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp 66
KẾT LUẬN 68
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h còn lớn, khoảng 10% - 13%. Trong khi đó, Việt Nam phải cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo khác như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc…Và Indonexia, một trong những thị trường nhập khẩu của ta, sẽ bắt đầu xuất khẩu gạo chất lượng cao sang một số nước châu Á khác như Nhật Bản, Malaixia, Brunõy, từ tháng 3 hay tháng 4 năm 2009 với mức dự kiến 100.000 tấn/thỏng.
Nguyên nhân của những hạn chế trong sản xuất lúa và xuất khẩu gạo hiện nay có nhiều, trong đó chủ yếu là:
Một là, dân số tăng nhanh và quy mô dân số lớn làm tăng sức ép cầu lương thực, chủ yếu là lúa. Ngoài ra còn làm tăng cầu về đất thổ cư do san tách hộ nông nghiệp làm giảm đất lúa. Quỹ đất canh tác lúa có xu hướng giảm dần do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh. Hai vùng trọng điểm lúa là vùng ĐBSCL và ĐBSH đất lúa giảm dần với tốc độ nhanh.
Hai là, sản xuất lỳa cũn phân tán theo quy mô nhỏ, tự cung tự cấp là phổ biến ở cỏc vựng nông thôn, nhất là miền Bắc và miền Trung.
Ba là, thị trường giá phân bón, xăng dầu và thuốc bảo vệ thực vật không ổn định, xu hướng tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá lúa làm tăng chi phí trung gian, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Bốn là, công nghệ sau thu hoạch lúa, từ vận chuyển, ra hạt, phơi sấy, bảo quản, sơ chế, chế biến gạo xuất khẩu... còn nhiều hạn chế.
Năm là, đã hơn 17 năm xuất khẩu gạo, hiện nay Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, nhưng vẫn chưa có quy hoạch tổng thể về sản xuất gạo xuất khẩu. Một số vùng và địa phương đã quy hoạch nhưng vẫn nặng tính tự phát. Mạng lưới thu mua, vận chuyển, công nghệ chế biến lúa hàng hóa vẫn phụ thuộc quá lớn vào tư thương, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp lương thực nhà nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chế biến, bảo quản lúa gạo nói chung, gạo xuất khẩu nói riêng, còn yếu kém lại phân bố không đều.
Sáu là, thiên tai, nhất là bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh và các biến cố bất thường khác xảy ra hằng năm là thách thức lớn đối với an ninh lương thực. Những năm gần đây, thời tiết, sâu bệnh diễn biến phức tạp: 3 năm liền lũ lớn, kéo dài ở ĐBSCL, ĐBSH gây thiệt hại nặng nề về sản xuất lúa trong vùng cũng như cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, làm ngập và mất trắng hàng trăm nghỡn hộc-ta lỳa. Cuối năm 2006, ĐBSCL thiệt hại nặng do vàng lùn và rầy nâu lây lan trên diện rộng.
Bảy là, Một tác động dễ thấy nhất của khủng hoảng toàn cầu là sự suy giảm nhanh chóng về nhu cầu nhập khẩu trên thế giới trong khi nền kinh tế Việt Nam đang hướng đến xuất khẩu. Khi kinh tế suy thoái, người tiêu dùng trên thế giới sẽ thắt chặt chi tiêu và xuất khẩu của chúng ta đến các thị trường quốc tế sẽ bị suy giảm, qua đó, làm giảm tăng trưởng của Việt Nam.
1.3 Dự báo đến năm 2010.
Những căn cứ để dự báo sản xuất lúa gạo Việt Nam: Mục tiêu Đại hội X của Đảng đề ra bảo đảm an ninh lương thực quốc gia vững chắc đến năm 2010, đồng thời ổn định lượng gạo xuất khẩu bình quân hằng năm từ 4 - 4,5 triệu tấn, chủ yếu là gạo chất lượng cao. Thực hiện chủ trương không tăng diện tích lúa, chuyển một phần đất lúa năng suất thấp, không ăn chắc, sang trồng rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả hay nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch có lợi hơn. Với mục tiêu đó sản lượng lúa bình quân đầu người năm 2010 đạt mức 460 kg - 470 kg và sản lượng lúa đạt 40 triệu tấn, chủ yếu là lúa chất lượng cao. Năng suất lúa bình quân đạt từ 53 - 55 tạ/hộc-ta/vụ.
Các điều kiện cơ bản của sản xuất lúa đến năm 2010 của Việt Nam là đất, nước, phân bón, giống, khoa học - công nghệ, thị trường tiêu thụ gạo có nhiều thuận lợi:
+ Quỹ đất trồng lúa cả nước trong 5 năm tới ổn định ở mức 4 triệu hộc-ta, diện tích gieo trồng có xu hướng ổn định ở mức trên, dưới 7,3 triệu hộc-ta/năm và xu hướng giảm dần.
+ Các yếu tố kỹ thuật canh tác lúa: 100% đất lúa được thủy lợi hóa, trong đó tỷ lệ đất lúa được tưới tiêu ổn định đạt trên 60%.
+ Phân bón sản xuất trong nước đang tăng dần do các nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ đã đi vào hoạt động, sắp tới công trình khí - điện - đạm Cà Mau sẽ đi vào hoạt động cùng với các nhà máy phân lân, su-pe phốt-phỏt tăng công suất bảo đảm ổn định nguồn cung trong nước.
+ Ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhất là giống mới vào sản xuất để thực hiện các biện pháp thâm canh lúa nhằm tăng năng suất và chất lượng, giảm chi phí trung gian, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo trên thị trường.
+ Tổ chức và quản lý nông nghiệp không ngừng đổi mới và hoàn thiện theo hướng phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân, tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước, phù hợp với yêu cầu sản xuất lúa hàng hóa gắn với xuất khẩu gạo khi Việt Nam gia nhập WTO.
+ Thị trường xuất khẩu gạo mở rộng do Việt Nam là thành viên của WTO và uy tín lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới được cải thiện. Quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực, bên cạnh thách thức, gạo Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong khi đó nhu cầu gạo trên thị trường thế giới và khu vực 5 năm tới dự báo là tiếp tục do cầu vẫn tăng như In-đụ-nờ-xi-a, Phi-lip-pin, Nhật Bản. Những năm gần đây, Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan và Việt Nam đó cú sự phối hợp trong các hoạt động xuất khẩu gạo giữa 2 nước trên thị trường thế giới và khu vực nên tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi nước.
Việt Nam đã là thành viên của WTO nên thị trường nông sản nói chung, thị trường lúa gạo Việt Nam nói riêng sẽ mở rộng cửa cho hàng nhập khẩu từ các nước. Hàng rào thuế quan và sự bảo hộ của Nhà nước đối với sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ hạn chế và tiến tới bãi bỏ. Gạo Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt ngay trờn sõn nhà, trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến gạo còn yếu kém. Gạo Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Pa-ki-xtan và các nước khác có chất lượng cao, giá rẻ hơn sẽ tràn vào thị trường Việt Nam với thuế nhập khẩu không đáng kể.
+ Dân số vẫn tăng nhanh, đất lúa có hạn, năng suất lúa nhiều vùng, nhất là vùng ĐBSH, đã chạm trần nên khả năng tăng năng suất là có hạn, nếu không tìm cách làm cho đồng đều năng suất trên tổng số diện tích lúa. Trong khi đó tập quán sản xuất nhỏ, quy mô gia đình, tự cung tự cấp, chạy theo năng suất, xem nhẹ chất lượng gạo vẫn phổ biến trong hầu hết các hộ trồng lúa của cỏc vựng. Trình độ dân trí, khoa học công nghệ, kiến thức thị trường của nông dân trồng lúa vẫn còn thấp, chưa nói đến khả năng giữ gìn thương hiệu gạo Việt Nam trong lâu dài.
Dự báo sản xuất lúa và xuất khẩu gạo:
- Chung cả nước: Xuất phát từ thực trạng những năm qua và các điều kiện của 5 năm tới, dự báo xu hướng sản xuất lúa và xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010 sẽ diễn ra như sau (xem bảng).
Bảng: Dự báo triển vọng lúa gạo Việt Nam thời kỳ 2006 - 2010.
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Nă...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Khảo sát sự biến đổi ẩm và chất lượng gạo sấy thăng hoa và chân không Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá chất lượng lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Giải pháp để giải quyết vấn đề này Luận văn Kinh tế 0
C Hiện trạng chất lượng - Quản lý chất lượng mặt hàng gạo và một số biện pháp nâng cao chất lượng mặt Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định hàm lượng một số chất phân lập được từ vỏ thân cây gạo Y dược 0
D Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định hàm lượng một số chất phân lập được từ lá cây gạo Y dược 0
N CHẤT LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT ANM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Tài liệu chưa phân loại 0
M các mẹ nào có nhu cầu dùng gạo quê sạch chất lượng cao thì liên hệ với em nhé Ẩm thực 0
P Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo tại Tổng Công ty lương thực Miền Nam Tài liệu chưa phân loại 2
D Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của công ty cổ phần Bình Dương Star Quản trị Chất lượng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top