ntthaonhi

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Nếu Ngân hàng trung ương trong thời gian tới nới lỏng chính sách tiền tệ bạn sẽ có chiến lược đầu tư vào thị trường chứng khoán như thế nào





Ở mỗi quốc gia chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung ương vạch ra và chính sách ngân hàng trung ương sẽ đưa nó vào vận hành trong thực tế nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở đó tuỳ từng trường hợp vào từng thời kỳ, tình hình của mỗi quốc gia mà xác định đâu là mục tiêu chính.
Một chính sách tiền tệ hoàn hảo sẽ xây dựng được một "tứ giác thần kỳ" ứng với một tốc độ lạm phát 1 - 3%, thất nghiệp vào khoảng 4%, tăng trưởng kinh tế phải đạt từ 3 - 5% và làm sao cho số dư trong cán cân thanh toán quốc tế chiếm từ 2 - 3% trên GNP. Một quốc gia sẽ cực kỳ ổn định nếu nó đạt được tứ giác thần kỳ này.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP – DỆT MAY TT HÀ NỘI
BÀI THẢO LUẬN NHÓM
Chủ Đề : ‘‘Nếu NHTW trong thời gian tới nới lỏng chính sách tiền tệ bạn sẽ có chiến lược đầu tư vào TTCK như thế nào?’’
Sinh viên: Nhóm 2
Lớp : CĐTC2 – K5
Môn học : Thị Trường Tài Chính
GVHD : Trịnh Thị Thùy Giang
Hà Nội, 3 – 2011
TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP – DỆT MAY TT HÀ NỘI
BÀI THẢO LUẬN NHÓM
Chủ Đề : ‘‘Nếu NHTW trong thời gian tới nới lỏng chính sách tiền tệ bạn sẽ có chiến lược đầu tư vào TTCK như thế nào?’’
Sinh viên Nhóm 2: Lê Thị Thu Hồng
Lê Thị Thu Hồng
Nguyễn Thị Hồng
Đinh Thị Hường
Vũ Thị Hiệp
Đoàn Thị Huê
Hà Thị Hựu
Cao Thị Huyền
Đinh Trọng Kỳ
Nguyễn Thị Khánh
Hà Nội, 3 – 2011
LỜI MỞ ĐẦU
Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam từ nay đến năm 2020 được khẳng định tại Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII là “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực đồng thời nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế”. Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công đường lối đổi mới là phải ổn định được được môi trường kinh tế vĩ mô và có các chính sách tiền tệ phù hợp. Điều này đòi hỏi một chính sách tiền tệ đúng đắn, linh hoạt để tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tiền tệ là một công cụ điều tiết vĩ mô cực kỳ quan trọng nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, kiềm chế lạm phát, hạn chế thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Về mặt lý thuyết, khi nền kinh tế có sự phát triển thái quá, đồng thời lạm phát ngày càng ra tăng thì chính phủ phải đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ (hay chính sách đóng băng tiền tệ), ngược lại khi nền kinh tế bị suy thoái, nạn thất nghiệp gia tăng thì phải thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ (hay chính sách mở rộng tiền tệ), tuy nhiên thực tế và mặt lý thuyết đôi khi lại có những điểm khác nhau. Thực tế cho thấy, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp (lạm phát tăng nhanh, giá dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục tăng, khủng hoảng chính trị khu vực Trung Đông…) cộng với những tác động thiếu thuận lợi của hoàn cảnh trong nước (thiên tai, thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống nhân dân, sự suy thoái tăng trưởng, kinh tế giảm, tổng cầu giảm, vốn đầu tư giảm, sản xuất kinh doanh trì trệ, giá cả tăng cao, các chính sách cân đối vĩ mô của nền kinh tế chưa vững chắc…), việc xác định và nhấn mạnh mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội do Chính phủ đưa ra thực sự là cần thiết và có vai trò quan trọng.
Do vậy, Chính phủ tập trung thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa trên cơ sở điều hành linh hoạt các công cụ lãi suất cơ bản, tái chiết khấu, tái cấp vốn và lương cung tiền để tạo được mặt bằng lãi suất thị trường ở mức hợp lý; giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 xuống dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%, ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất – kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, giảm cho vay đối với khu vực phi sản xuất; điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ nhằm khuyến khích xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, giảm tình trạng đô la hóa; tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng, ngoại hối ở một mức nhất định nhưng bên cạnh đó Chính phủ vẫn thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ ở mức độ vi mô và không kéo dài quá lâu nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Để hiểu rõ hơn về các chính sách tiền tệ trên và trả lời cho câu hỏi “Nếu NHTW trong thời gian tới nới lỏng chính sách tiền tệ bạn sẽ có chiến lược đầu tư vào Thị trường chứng khoán như thế nào ?”. Nhóm 2 xin đưa ra một số nội dung cơ bản dưới đây.
NỘI DUNG
I. BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
1. Tình hình kinh tế thế giới.
Từ năm 2000 đến nay, kinh tế thế giới luôn trải qua nhiều biến động. Bắt đầu từ sự phá sản của WorldCom năm 2003, Mardoff với vụ lừa đảo lịch sử 65 tỷ USD năm 2005, và lớn nhất là khủng hoảng tín dụng Mỹ năm 2007, kéo theo sự sụp đổ của đế chế Lehman Brothers, cùng khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Bước sang năm 2010, tuy ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng vẫn còn tiểm ẩn nhiều biến động, điển hình là khủng hoảng nợ công của Hi Lạp, các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha cũng đang đứng trước nguy cơ tương tự và bong bóng tài sản ở Trung Quốc.
2. Tình hình kinh tế trong nước.
Trong các thể chế tài chính, thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi phản ánh một cách rõ ràng nhất những biến động của nền kinh tế, chính vì vậy việc am hiểu tình hình kinh tế là rất quan trong, giúp nhà đầu tư có chiến lược đúng đắn. Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển, mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế giới, nhưng với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từ suy thoái kinh tế. Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới. TTCK Việt Nam cũng luôn song hành cùng với những thay đổi của nền kinh tế trong nước và quốc tế.
Năm 2011 có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, bởi đây là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011- 2015 và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011- 2020. Đồng thời cũng là năm tiền đề để Việt Nam chuyển sang thực hiện chương trình tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Vì thế, cần có các giải pháp chính sách không chỉ cho năm 2011 mà còn cả trong những năm tiếp theo.
II. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.
1. Khái niệm chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách vĩ mô, mà Ngân hàng trung ương thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định.
Khối lượng tiền cung ứng (hay mức cung tiền) là tổng số tiền có khả năng thanh khoản, nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các Ngân hành thương mại.
2. Phân loại chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ có thể điều hành theo một trong hai hướng sau:
Chính sách tiền tệ thắt chặt (chính sách đóng băng tiền tệ) là vi
 
Top