themask_fly

New Member
Chuyên đề Hoàn thiện các hình thức trả lương ở Xí nghiệp Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện các hình thức trả lương ở Xí nghiệp Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện





Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau do đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vai trò vị trí của kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể HTX. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 đã khẳng định phát triển kinh tế hợp tác với nhiều hình thức đa dạng từ thấp đến cao từ tổ nhóm hợp tác đến HTX tuân thủ theo nguyên tắc tự nguyện bình đẳng cùng có lợi, quản lý dân chủ.
Như vậy ta thấy tầm quan trọng của kinh tế hợp tác xã trong công cuộc xây dựng CNXH.
Đảng và Nhà nước đã và đang tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về cơ chế chính sách như vốn ưu đãi, thuế, mặt bằng,. để khuyến khích kinh tế HTX phát triển.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thể cùng một trình độ chuyên môn, cùng một bậc thợ nhưng thu nhập lại khác nhau do giá trị sức lao động khác nhau và có như vậy, tiền lương mới thực sự là một đòn bảy kinh tế kích thích sản xuất phát triển.
Trong thành phần kinh tế Nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương là số tiền mà các doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan tổ chức của Nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế và chính sách của Nhà nước và được thể hiện trong hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.
Trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động, chi phối rất lớn của thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng. Tiền lương trong khu vực này dù vẫn nằm trong khuôn khổ luật pháp và theo những chính sách của Chính phủ, nhưng là những giao dịch trực tiếp giữa chủ và thợ, những mặc cả cụ thể giữa một bên làm thuê và một bên đi thuê. Những hợp đồng lao động này có tác động trực tiếp đến cách trả công.
Như vậy tiền lương đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp nó không chỉ đảm bảo đời sống cho người lao động tái sản xuất sức lao động cho họ mà còn là một công cụ để quản lý doanh nghiệp, một đòn bẩy kinh tế đầy hiệu lực. Tuy nhiên chỉ trên cơ sở áp dụng đúng đắn chế độ tiền lương, đảm bảo các nguyên tắc của nó thì mới phát huy được mặt tích cực và ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
2. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
2.1. Tiền lương danh nghĩa:
Được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Số tiền này nhiều hay ít tuỳ từng trường hợp vào năng suất và hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm,... ngay trong quá trình lao động.
2.2. Tiền lương thực tế:
Được hiểu là số lượng hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa.
Tiền lương thực tế phụ thuộc vào số tiền lương danh nghĩa và giá cả của các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà họ muốn mua. Điều này được biểu hiện qua công thức:
Itltt =
Nếu giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảm đi. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi tiền lương danh nghĩa tăng lên. Trong xã hội tiền lương thực tế là mục đích trực tiếp của người lao động hưởng lương. Đó cũng là đối tượng quản lý trực tiếp trong các chính sách về thu nhập, tiền lương và đời sống.
3. Tiền lương và lạm phát
Mối quan hệ giữa tiền lương và lạm phát được nói đến trong quan hệ giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa qua giá cả và sự biến động của giá cả trong nhóm các loại hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ cần thiết trong xã hội.
Lạm phát làm cho tình trạng giá cả của hàng hoá tăng lên dẫn đến tiền lương thực tế giảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát nhưng có một nguyên nhân do tăng lương tạo ra. Khi tiền lương tăng lên làm cho tổng cầu trong xã hội tăng làm cho giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng lên. Tiền lương tăng làm tăng chi phí sản xuất sản phẩm do đó giá thành cũng tăng lên, dẫn đến giá cả tăng và gây ra lạm phát. Khi lạm phát xảy ra thì tiền lương thực tế giảm, điều này đòi hỏi tăng tiền lương trong xã hội. Tiền lương tăng do lạm phát không gắn với tăng năng suất lao động, nhưng lại làm tăng chi phí sản xuất. Đây là trường hợp lạm phát kéo theo tăng lương. Vì vậy việc ổn định và đảm bảo tiền lương không tách rời kiểm soát lạm phát rong xã hội và ngược lại. Tiền lương và lạm phát là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong xã hội.
II. Các nguyên tắc trả lương.
1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương
Để phát huy tác dụng của tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo hiệu quả của doanh nghiệp thì tổ chức tiền lương cho người lao động phải đạt được các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Đây là một yêu cầu quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện đúng chức năng và vai trò của tiền lương trong đời sống xã hội:
- Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao.
- Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng dễ hiểu.
Tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người lao động. Một chế độ tiền lương đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu có tác động trực tiếp tới động cơ và thái độ làm việc của họ, đồng thời làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý, nhất là quản lý về tiền lương.
2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương.
Để phản ánh đầy đủ các yêu cầu trên khi tổ chức tiền lương phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản sau:
2.1. Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho những lao động ngang nhau.
Nguyên tắc này được đề ra dựa trên cơ sở quy luật phân phối theo lao động. Nội dung của nguyên tắc này là trong mọi điều kiện, mọi công việc của quá trình sản xuất cũng như việc hao phí như nhau phải được trả lương như nhau. Ngược lại, những lao động khác nhau phải trả lương khác nhau. Nguyên tắc đòi hỏi trả lương cho lao động không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, dân tộc,... mà phải căn cứ vào đóng góp của họ để trả lương.
2.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.
Thực ra nguyên tắc này nêu lên quan hệ giữa làm và ăn, không thể tiêu dùng vượt quá những gì đã làm ra. Mặt khác yêu cầu của phát triển xã hội là phải có tái sản xuất mở rộng, phải có tích luỹ ngày càng tăng cũng không cho phép vi phạm nguyên tắc này.
2.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động vì sức lao động là năng lực lao động của con người là toàn bộ thể lực, trí tuệ của con người. Sức lao động thể hiện ở trạng thái thể lực, tinh thần, trạng thái tâm lý, sinh lý, thể hiện ở trình độ nhận thức, kỹ năng lao động, phương pháp lao động.
Trên đây là các nguyên tắc cơ bản của chính sách tiền lương đối với toàn xã hội. Còn đối với việc trả lương, trả công ở các đơn vị cơ sở được dựa vào năng suất chất lượng và hiệu quả công tác của từng người lao động và không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
II. Các chế độ tiền lương
1. Chế độ tiền lương cấp bậc.
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của chế độ tiền lương cấp bậc.
1.1.1. Khái niệm:
Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định của Nhà nước mà các xí nghiệp, doanh nghiệp áp dụng, vận dụng để trả lương cho người lao động căn cứ vào chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Chế độ này áp dụng với công nhân, người lao động trực tiếp và trả lương theo kết quả lao động của họ, thể hiện qua số lượng và chất lượng.
1.1.2. ý nghĩa của việc áp dụng chế độ tiền lương cấp bậc.
Thực hiện chế độ tiền lương cấp bậc có các ý nghĩa sau:
- Tạo khả năng điều chỉnh tiền lương giữa các ngành...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Vietcombank Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Vấn Đề Hoàn Thiện Kế Toán Hoạt Động Đầu Tư Góp Vốn Liên Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chế độ kế toán các khoản đầu tư vào Công ty liên kết Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kế toán tài sản cố định trong tiến trình hội nhập – Nghiên cứu tại các doanh nghiệp thủy sản Tỉnh Bạc Liêu Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương Luận văn Kinh tế 1
A Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top