vyt_buon

New Member
Đề tài Giải pháp tường gió đối với trạm phong điện

Download miễn phí Đề tài Giải pháp tường gió đối với trạm phong điện


Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Do đó, nhu cầu tiêu thụ năng lượng, trong đó có điện năng hiện rất lớn. Theo dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, nhu cầu điện năng của nước ta vào năm 2020, 2030 lần lượt là 200.000 GWH và 327.000 GWH trong khi khả năng sản xuất điện trong những năm nói trên chỉ đạt 165.000 GWH (2020) và 208.000 GWH (2030). Như vậy, ta có thể thấy rõ lượng thiếu hụt lên tới 20 % đến 30% mỗi năm.
Điện năng ở nước ta hiện nay chủ yếu được sản xuất từ hai nguồn: nhiệt điện và thủy điện. Trong đó, nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện thường là than. Theo như tính toán của các nhà khoa học, với sản lượng khai thác than dự báo là 35 đến 40 triệu tấn/năm thì trữ lượng than còn lại chỉ đủ dùng trong 60 năm nữa sau đó sẽ cạn dần.
Mặt khác, hậu quả của việc sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống, không có khả năng tái tạo, như than, dầu khí, là rất nghiêm trọng. Đó là hiện tượng nóng lên của Trái Đất, sự ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu mà kéo theo nó là hàng loạt các vấn đề mang tính toàn cầu và lâu dài khác.
Một câu hỏi đặt ra là liệu có nguồn năng lượng mới nào có thể đồng thời giải quyết được các vấn đề trên hay không. Để trả lời câu hỏi này, đã từ nhiều năm nay, các nhà khoa học trên thế giới đã đầu tư nhiều công sức cho việc tìm kiếm các dạng năng lượng khác, thân thiện với môi trường hơn và có thể tái sử dụng được. Các dạng năng lượng này được gọi chung là năng lượng tái tạo với các ưu điểm nổi trội sau:
- Ổn định, bền vững và tạo điều kiện độc lập về năng lượng: các dạng năng lượng này tuy không hoàn toàn được phân bố như nhau trên các quốc gia nhưng rõ ràng ở quốc gia, vùng lãnh thổ nào cũng có và cũng đều có khả năng khai thác dưới các dạng khác nhau. Mặt khác, các dạng năng lượng này là vô tận nên đảm bảo về vấn đề an ninh năng lượng.
- Sạch, không gây ô nhiễm môi trường: năng lượng tái tạo là một nguồn năng lượng sạch, trong quá trình sử dụng không làm gia tăng lượng CO2 và các chất khí thải độc hại khác trong môi trường, gây ô nhiễm.
Sau đây ta sẽ điểm qua một vài dạng năng lượng tái tạo, có thể sử dụng để phát điện, và khả năng áp dụng tại Việt Nam.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỞ ĐẦU
Đánh giá tiềm năng và nhu cầu năng lượng của Việt Nam:
Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Do đó, nhu cầu tiêu thụ năng lượng, trong đó có điện năng hiện rất lớn. Theo dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, nhu cầu điện năng của nước ta vào năm 2020, 2030 lần lượt là 200.000 GWH và 327.000 GWH trong khi khả năng sản xuất điện trong những năm nói trên chỉ đạt 165.000 GWH (2020) và 208.000 GWH (2030). Như vậy, ta có thể thấy rõ lượng thiếu hụt lên tới 20 % đến 30% mỗi năm.
Điện năng ở nước ta hiện nay chủ yếu được sản xuất từ hai nguồn: nhiệt điện và thủy điện. Trong đó, nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện thường là than. Theo như tính toán của các nhà khoa học, với sản lượng khai thác than dự báo là 35 đến 40 triệu tấn/năm thì trữ lượng than còn lại chỉ đủ dùng trong 60 năm nữa sau đó sẽ cạn dần.
Mặt khác, hậu quả của việc sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống, không có khả năng tái tạo, như than, dầu khí,… là rất nghiêm trọng. Đó là hiện tượng nóng lên của Trái Đất, sự ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu mà kéo theo nó là hàng loạt các vấn đề mang tính toàn cầu và lâu dài khác.
Một câu hỏi đặt ra là liệu có nguồn năng lượng mới nào có thể đồng thời giải quyết được các vấn đề trên hay không. Để trả lời câu hỏi này, đã từ nhiều năm nay, các nhà khoa học trên thế giới đã đầu tư nhiều công sức cho việc tìm kiếm các dạng năng lượng khác, thân thiện với môi trường hơn và có thể tái sử dụng được. Các dạng năng lượng này được gọi chung là năng lượng tái tạo với các ưu điểm nổi trội sau:
Ổn định, bền vững và tạo điều kiện độc lập về năng lượng: các dạng năng lượng này tuy không hoàn toàn được phân bố như nhau trên các quốc gia nhưng rõ ràng ở quốc gia, vùng lãnh thổ nào cũng có và cũng đều có khả năng khai thác dưới các dạng khác nhau. Mặt khác, các dạng năng lượng này là vô tận nên đảm bảo về vấn đề an ninh năng lượng.
Sạch, không gây ô nhiễm môi trường: năng lượng tái tạo là một nguồn năng lượng sạch, trong quá trình sử dụng không làm gia tăng lượng CO2 và các chất khí thải độc hại khác trong môi trường, gây ô nhiễm.
Sau đây ta sẽ điểm qua một vài dạng năng lượng tái tạo, có thể sử dụng để phát điện, và khả năng áp dụng tại Việt Nam.
Thủy năng:
Bao gồm: năng lượng của sông và năng lượng của đại dương.
Năng lượng của sông: dựa vào chênh lệch thế năng của nước trong các hồ chứa với vùng hạ lưu để chuyển hóa thành điện năng thông qua turbin và máy phát.
Năng lượng của đại dương: dựa vào động năng của sóng biển, thủy triều,.... chuyển hóa thành điện năng bằng hệ thống thu và chuyển hóa năng lượng.
Khả năng áp dụng ở Việt Nam: với đặc điểm khí hậu nóng ẩm, lượng mưa trung bình năm lớn và điều kiện địa hình núi cao dốc, có nhiều thung lũng hẹp, nước ta có tiềm năng rất lớn khai thác thủy điện. Thực tế tại Việt Nam, các trạm thủy điện có quy mô từ nhỏ đến rất lớn đều đã và đang được xây dựng nhằm khai thác triệt để tiềm năng to lớn này. Về năng lượng thủy triều, do đặc điểm thủy triều bờ biển nước ta thấp nên khả năng khai thác là không lớn.
Năng lượng mặt trời:
Năng lượng mặt trời chuyển hóa thành điện năng dựa trên đặc tính quang điện của những vật liệu bán dẫn: chiếu một tia sáng lên diện tích một vật bán dẫn để tạo ra một hiệu số điện thế. Thiết bị hiện nay được sử dụng là pin mặt trời.
Khả năng áp dụng ở Việt Nam: là một nước nhiệt đới có số ngày nắng trung bình năm tương đối cao, đặc biệt ở các vùng từ Thừa Thiên – Huế trở vào Nam Bộ, Việt Nam có tiềm năng không nhỏ trong việc khai thác năng lượng mặt trời. Nước ta đã xây dựng trên 100 trạm quan trắc để theo dõi các số liệu về năng lượng mặt trời trên khắp lãnh thổ. Dựa trên các số liệu, năng lượng bức xạ trung bình trên cả nước là 4 – 6 kWh/m2/ngày. Tuy nhiên do vẫn hạn chế về mặt công nghệ và giá thành nên hiện tại, năng lượng mặt trời ở Việt Nam mới chủ yếu dừng lại ở những dự án nhỏ lẻ có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế.
Năng lượng gió:
Bằng việc chuyển hóa động năng của gió thành cơ năng quay turbin, nối turbin này với máy phát ta sẽ chuyển được năng lượng gió thành điện năng.
Khả năng áp dụng ở Việt Nam: tuy không có được tiềm năng lớn như ở các nước Châu Âu, song theo khảo sát của “Chương trình đánh giá về năng lượng cho châu Á” của Ngân hàng Thế giới WB, Việt Nam có tiềm năng về gió lớn nhất ở Đông Nam Á, ước đạt 513.360 MW, cao hơn công suất dự báo của EVN năm 2020. Mặt khác, Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3000 km, lại nằm giữa chí tuyến Bắc và xích đạo, là nơi có gió thổi điều hòa nhất. Với sự quan tâm của chính phủ cùng với sự giúp đỡ của các nước có công nghệ tiên tiến, Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển năng lượng gió để giải bài toán năng lượng trong tương lai.
Năng lượng sinh khổi:
Đây là nguồn năng lượng từ cây cỏ thiên nhiên và rác thải. Năng lượng sinh khối có nhiều tác dụng và một trong số đó là sản xuất điện, bằng công nghệ sản xuất điện và nhiệt kết hợp (Combine heat and power – CHP)
Khả năng áp dụng ở Việt Nam: Việt Nam là một nước nông nghiệp, do đó có nhiều thuận lợi trong việc sử dụng năng lượng này. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, tiềm năng sinh khối từ bã mía trong sản xuất điện là 200 – 250 MW, trấu là 100 MW. Tuy nhiên, việc phát triển dạng năng lượng này để sản xuất điện còn ở giai đoạn thử nghiệm nhỏ, chủ yếu nghiên cứu để sản xuất nhiên liệu mới, đồng thời chính phủ cũng chưa ban hành khung pháp lý về đầu tư phát triển năng lượng sinh học. Đây chính là những khó khăn nhất định trong việc áp dụng năng lượng này ở Việt Nam.
Năng lượng địa nhiêt:
Nguyên lý: lợi dụng sức nóng của nguồn nước có nhiệt đọ cao từ 150oC trở lên để sản xuất điện. Nghĩa là chuyển hóa nhiệt năng thành điện năng.
Khả năng áp dụng ở Việt Nam: tuy không nằm đúng trên vành đai lửa Thái Bình Dương nhưng do ở gần đó nên nước ta cũng có nhiều nguồn nước nóng. Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Địa chất và Khoáng sản, hiện Việt Nam có 264 nguồn nước nóng, trong đó 64 nguồn từ 30 – 40oC, 72 nguồn 41 – 60oC, 36 nguồn 61 – 100oC, trên 100oC chỉ có 4 nguồn. Do nhiệt độ không thực sự cao nên khả năng sản xuất điện từ dạng năng lượng này là có giới hạn.
Trong số những nguồn năng lượng mới nêu trên, thủy điện có tiềm năng nhất (xét cả về mặt kinh tế và kỹ thuật). Tuy nhiên, như đã nêu, thủy điện đã và đang được tận dụng triệt để. Ở đất nước ta Nnăng lượng gió là , một nguồn năng lượng tiềm tàng vẫn chưa được khai thác nhiều và , với những ưu điểm của mình chúng, hoàn toàn có thể đưa vào khai thác thương mại, phục vụ phát triển sản xuất cũng như nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Vì Với những lí do nàynói trên, chúng tui chọn đề tài nghiên cứu khoa học làtập trung nghiên cứu vào năng lượng gió. Cụ thể là tính toán ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu áp dụng giải pháp tường chắn đất cho khu vực đồng tháp mười Kiến trúc, xây dựng 0
F ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ THƯỢNG TRƯNG, HUYỆN VĨNH TƯỜNG Tài liệu chưa phân loại 0
H Các giải pháp Marketing nhằm bảo vệ và phát triển thị trường cho Công ty TNHH Việt Tường Tài liệu chưa phân loại 0
V Đề án: Một số giải pháp nhằm xây dựng và thực hiện chiến lược thị tường của tổng công ty thương mại Luận văn Kinh tế 0
T Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc Luận văn Kinh tế 0
F Nghiên cứu về mạng riêng ảo và xây dựng giải pháp mạng riêng ảo sử dụng tường lửa Checkpoint Tài liệu chưa phân loại 2
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top