asian_cardin

New Member
Download miễn phí tieu luan



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:
NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ KHU VỰC CHÂU Á 2
I-/ SƠ LƯỢC DIỄN BIẾN, TÌNH HÌNH CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ. 2
II-/ NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 4
II.1. Thâm hụt tài khoản vãng lai nền kinh tế phát triển mất cân đối: 4
II.1.2 Tỷ giá hối đoái dồn nên 1 cách miễn cưỡng: 7
II.2. Những nguyên nhân khách quan: 8
II.2.1Thị trường thương mại toàn cầu giảm sút: 8
II.2.2 Các hoạt động đầu cơ phá hoại từ bên ngoài. 8
CHƯƠNG II:
TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 10
I-/ ĐỐI VỚI LĨNH VỰC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG: 10
I.1 - Sức ép giảm giá đồng Việt Nam trên thị trường hối đoái: 10
I.2 - Ảnh hưởng đến cơ cấu tiền gửi của hệ thống ngân hàng: 10
I.3 - Tác động đến hoạt động giao dịch ngoại tệ: 10
I.4 - Tăng gánh nặng nợ cho các doanh nghiệp: 11
I.5 - Gây sức ép với lãi suất đồng Việt Nam. 11
II-/ ĐỐI VỚI LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI: 11
III-/ ĐỐI VỚI LĨNH VỰC ĐẦU TƯ: 13
III.1 Đối với đầu tư trong nước: 13
III.2 Đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài: 14
CHƯƠNG III:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 15
lời Kết 18

Tính đến tháng 7/97, tức là sau 30 năm trong lịch sử Asean lần đầu tiên phải chịu biến cố đầy sóng gió cả về kinh tế và chính trị. cuộc khủng khoảng Tài chính - Tiền tệ đầu tiên nổ ra ở Thái Lan vào tháng 7 -1997. Sau đó nhanh chóng lan rộng hầu hết ra các khu vực Châu Á. Khiến cho nền kinh tế ASEAN lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Việt Nam tuy mức độ ảnh hưởng có ít hơn nhưng cũng không tránh khởi những ảnh hưởng nhất định do cuộc khủng hoảng đem lại.
Với mong muốn tìm hiểu để làm quen với nghiên cứu khoa học, bằng kiến thức kinh tế của mình em đã thu thập và sử lý những thông tin cập nhật nhất về vấn đề và qua đó cũng mạnh dạn đưa ra những quan điểm riêng của mình về cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực Châu Á. ảnh hưởng đối với Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế Việt Nam.
Do còn có nhiều hạn chế về kiến thức và việc xử lý tài liệu còn nhiều thiếu sót nên chất lượng của đề tài chưa được như ý. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của thày cô giáo trong bộ môn kinh tế học đặc biệt thầy Phí Mạnh Hồng là thầy giáo trực tiếp hướng dẫn em hoàn toàn thành đề tài này.
Em xin trân thành Thank thầy Phí Mạnh Hồng về sự chỉ bảo tận tình đối với em trong quá trình viết bài.
CHƯƠNG I
NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ KHU VỰC CHÂU Á
I-/ SƠ LƯỢC DIỄN BIẾN, TÌNH HÌNH CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ.
Tháng 2 năm 1997, dấu hiệu bất thường trên hệ thống tài chính Thái Lan: giá cả bất động sản không tăng như người ta đoán mà ngược lại đang giảm với tốc độ rất mạnh tới vài chục phần trăm. Tình hình này không chỉ diễn ra ở Thái Lan mà còn ở hầu hết các nước đang phát triển khác ở
Châu Á. Nhiều công ty bất động sản lớn đứng bên bờ phá sản do các khoản vay quá hạn trở lên quá lớn. Chỉ số thị trường chứng khoán tiếp tục giảm mạnh hàng loạt công ty chứng khoán biến mất trong bảng lớn. Như một phản ứng dây truyền, dân chúng và các nhà đầu tư trở lên nghi ngờ về khả năng suy thoái toàn diện. Một lán sóng rút tiền mặt va ngoại tệ của công chúng và giới kinh doanh lan rộng trên toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại của Thái Lan dẫ đến sự điêu đứng của các ngân hàng thương mại lớn đó bất chấp những nỗ lực cuối cùng của Ngân hàng trung ương nhằm duy trì sự ổn định của dòng đầu tư và qũy hỗ trợ ngoại tệ. Trước tình hình đó, chính phủ Thái Lan đưa ra quyết định cuối cùng vào ngày 2/71997, tuyên bố thả nổi đồng baht nhằm hạn chế sư thoái lui dầu tư và hạn chế sự chảy máu ngoại tệ của Ngân hàng trung ương.
Sự kiện ngày 2/7/1997 đã đánh dấu cho sự bắt đầu của những ngày tháng cực kỳ khó khăn cho nền kinh tế ASEAN nói riêng và Châu Á nói chung. Cuộc khủng hoảng dién ra theo tính chất lán sóng, lan tỏa từng đợta đuổi bắt nhau như “Hiệu ứng Đômino” và bắt đầu từ những chấn động tại các nước “Trung tâm nhạy cảm” không cố định ở khu vực. Cuộc khủng hoảng bùng nổ từ cú sốc tỉ giá ngày 2/7/97 tại Thái Lan, sau đó qua Philipin rồi Indonexia, sang Hàn Quốc và Nhật Bản, xu hướng chiyển dịch các trung tâm khủng hoảng này sẽ còn tiếp tục mà ngày càng về sau càng phát tán những mầm mống lây nhiễm rộng và đòi hỏi những phối hợp quốc tế rộng lớn và mạnh mẽ hơn, tốn kém hơn với thời gian khắc phục dài hơn.
Đồng Baht mất giá 100% từ 25 baht/USD xuống mức trên 40 baht/USD (mức thấp nhất là 53 baht/USD). Đồng thời, chính phủ Thái Lan yêu cầu sự trợ giúp của qũy tiền tệ quốc tế IMF cũng như các nước phát triển khác với một thông báo rằng nguy cơ của Thái Lan có thể xảy ra ở bất cứ quốc gia đang phát triển nào trong khu vực và đám cháy Thái Lan sẽ bùng lên và lan sang các quốc gia khác nếu như không có sự ứng phó kịp thời. Đáp lại sự thông báo trên, IMF đã không ngần ngại rót hàng chục tỷ USD để trợ giúp Thái Lan nhưng dường như là đã quá muộn. Cuộc khủng hoảng kinh tế này bước đầu đã làm Thái Lan thiệt hại khoảng 120 tỷ USD, số người thất nghiệp lên hơn 3 triệu người. Tốc độ tăng trưởng năm 1998 gần như 0% so với mức 7,1% năm 1997.
Những khó khăn do cuộc khủng hoảng đem lại không chỉ riêng mình Thái Lan gánh chịu mà nó đã lan rộng như một dịch bệnh ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế Châu Á. Hàn Quốc có một nền kinh tế được xem là bền vững nhất trong các nước đang phát triển lại phải đương đầu liên miên với khủng hoảng chính trị có căn nguyên kinh tế. Sự sụp đổ của tập đoàn kinh tế lớn Hanboo đã mở đầu cho sự khủng hoảng của các Cheabol khác. Các khoản nợ của Cheabol lên tới gần 50 tỷ USD quá hạn và theo đoán nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài thì Hàn Quốc sẽ phá sản vào cuối năm 1997. Để giúp đỡ Hàn Quốc IMF đã cho vay tới 57 tỷ USD, điều này cũng chứng tỏ sự khủng hoảng các khoản vay của Hàn Quốc ghê gớm đến mức nào. Đồng Won đã mất giá trị 914,9 won/USD (25/9/97) xuống còn 1.390 won/USD (11/6/1998). Số người thất nghiệp là 1,43 triệu người, chiếm 6,7% lực lượng lao động.
Nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Inđônêsia. Sự suy thoái kinh tế ở nước này trầm trọng đến mức có thể nói là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những cuộc biểu tình của sinh viên và sự từ chức của tổng thống Suharto. Khủng hoảng kinh tế và chính trị đã làm đồng Rupiah mất giá từ mức 2.500 rupiah/USD trước khủng hoảng xuống đến 17.000 rupiah trong thời gian cuối năm 1998. Số người thất nghiệp lên tới 10,27 triệu người, chiếm 10,2% lực lượng lao động, nợ nước ngoài trên 140 tỷ USD.
Nhật Bản là một nước có nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Đồng Yên giảm giá từ 79 yên/USD vài năm trước đây xuống còn 146,55 yên/USD (15/6/1998). Mức tăng trưởng kinh tế của Nhật là - 0,4%. Trong quí IV năm 1997, sang quí I năm 1998 tiếp tục suy giảm. Số người thất nghiệp trong tháng 5 năm 1998 đạt kỷ lục là 2,93 triệu người (4,1%).
Tổn thất của cuộc khủng hoảng là cái giá phải trả cho những gì là yếu kém, sai sót của một nền kinh tế và nó cũng là một bài học kinh nghiệm cho nền kinh tế mới sau này, đáng để cho những nhà nghiên cứu, quản lý kinh tế lưu tâm.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng Tài chính - Tiền tệ khu vực Châu Á và tác động của khủng hoảng tới nền kinh tế Việt Nam

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm gan B mạn tính có HBeAg âm tính điều trị tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Y dược 0
D trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở việt nam hiện nay và phân tích nguyên nhân của thực trạng Môn đại cương 1
F Đánh giá về Hồ Quý Ly và nêu nguyên nhân thất bại, kết quả, bài học kinh nghiệm của cuộc cải cách Kiến trúc, xây dựng 0
B Ảnh hưởng của tình trạng đô la hoá đối với nền kinh tế Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp khắc phục Luận văn Kinh tế 4
C Chất lượng nhân lực của Tổng công ty xay dựng công trình giao thông 8 - Nguyên nhân và hướng biện ph Luận văn Kinh tế 0
M Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
C Lạm phát của Việt Nam qua hai năm 2007- 2008, nguyên nhân - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 2
T Điều tra, xác định nguyên nhân và đánh giá ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ lụt) đến môi trường và đề xuất giải pháp trước mắt và lâu dài Luận văn Sư phạm 2
B Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quay cóp của sinh viên trong thi học kỳ (Nghiên cứu trường hợp tạ Luận văn Sư phạm 0
P Nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh tại Bệnh viện quốc tế Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top