Geron

New Member

Download miễn phí Đề án Các giải pháp thực thi mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia ở Việt Nam hiện nay





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA 2
I. Khái quát về chính sách tiền tệ quốc gia : 2
1. Khái niệm : 2
2.Sự cần thiết của chính sách tiền tệ : 2
3.Vai trò của chính sách tiền tệ quốc gia : 2
4.Đặc trưng của chính sách tiền tệ : 2
4.1.Chính sách tiền tệ là một bộ phận hữu cơ cấu thành chính sách tài chính quốc gia. 2
4.2.Chính sách tiền tệ là công cụ thuộc tầm vĩ mô 3
5.Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế – tài chính khác : 4
6.Quyết định và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia : 4
7.Vị trí của chính sách tiền tệ quốc gia : 4
8.Nhiệm vụ của chính sách tiền tệ : 5
II.Mục tiêu của chính sách tiền tệ : 5
2.1.Mục tiêu cuối cùng : 5
2.1.1. ổn định giá cả : 5
2.1.2. Tăng trưởng kinh tế : 6
2.1.3.Tạo việc làm, giảm thất nghiệp 7
2.1.4.Mối quan hệ giũa các mục tiêu cuối cùng : 8
2.2.Mục tiêu trung gian : 9
2.3.Mục tiêu hoạt động : 10
2.3.1.Lãi suất liên ngân hàng : 10
2.3.2.Dự trữ không vay : 11
2.3.3.Dự trữ đi vay : 11
III.Các công cụ của chính sách tiền tệ : 11
3.1.Công cụ trực tiếp : 11
3.2.Công cụ gián tiếp : 14
3.2.1.Dự trữ bắt buộc : 14
3.2.2.Chính sách tái chiết khấu : 18
3.2.3.Nghiệp vụ thị trường mở : 19
PHẦN II: CÁC GIẢI PHÁP THỰC THI MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 22
I.Tình hình thực thi mục tiêu chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ 1990 – nay : 22
1.Mục tiêu của chính sách tiền tệ : 22
2.Điều hành chính sách tiền tệ : 22
3.Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ : 23
3.1.Hạn mức tín dụng 24
3.2.Dự trữ bắt buộc 24
3.3.Tái cấp vốn : 26
3.4.Nghiệp vụ thị trường mở : 26
3.5.Lãi suất : 27
3.6.Tỷ giá : 28
II.Các biện pháp thực thi mục tiêu chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay : 29
2.1.Giải pháp đối với công cụ trực tiếp : 29
2.1.1.Công cụ lãi suất : 29
2.1.2.Công cụ tỷ giá hối đoái : 30
2.2.Giải pháp đối với công cụ gián tiếp : 30
2.2.1.Công cụ dự trữ bắt buộc : 30
2.2.2.Công cụ tái cấp vốn : 31
2.2.3.Công cụ nghiệp vụ thị trường mở : 31
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

những cố gắng để đạt được mục tiêu hoạt động này có tác dụng làm giảm nhẹ sự biến động của mức lãi suất. Khi lãi suất cho vay của các NHTM tăng lên, nhu cầu vay của các ngân hàng tăng lên thúc đẩy nhu cầu bổ sung vốn từ NHTW. Điều này làm cho mức dự trữ đi vay có thể vượt quá mức mục tiêu và buộc NHTW phải tăng thêm mức dự trữ không vay thông qua nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất vì thế mà giảm xuống. Hành động này, tuy nhiên làm cho tổng mức MB tăng và vì thế tổng lượng tiền cung ứng tăng lên. Xét ở khía cạnh này, viêc lựa chọn dự trữ đi vay làm mục tiêu hoạt động thực chất là lựa chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian và để cho tổng khối lượng tiền biến động.
III.Các công cụ của chính sách tiền tệ :
3.1.Công cụ trực tiếp :
Công cụ trực tiếp là công cụ có tác động về lượng và NHTW kiểm soát công cụ bằng biện pháp hành chính. Khi NHTW sử dụng công cụ trực tiếp, nó tác động trực tiếp vào mục tiêu trung gian, từ mục tiêu trung gian đã tác động đến tổng cầu
Hạn mức tín dụng là công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ (NHNN Việt Nam đã tạm ngừng sử dụng từ năm 1998 đến nay).
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các tổ chức tín dụng phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Mức dư nợ này dược quy định cho từng tổ chức tín dụng căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của từng tổ chức tín dụng và định hướng cơ cấu đầu tư tín dụng cho nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi sử dụng hạn mức tín dụng là khống chế dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại, từ đó nó quyết định đến lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế vì mỗi khoản cho vay cấu thành dư nợ tín dụng của các NHTM thì tương đương với nó là một lượng nguồn vốn tiền gửi huy động, từ đó ảnh hưởng đến tỷ trọng vốn tín dụng so với lượng tiền cung ứng. Khi NHTW tăng hạn mức tín dụng sẽ dẫn đến tăng khả năng tạo tiền qua hệ thống ngân hàng, do đó làm tăng lượng tiền cung ứng. Ngược lại với trường hợp NHTW giảm hạn mức tín dụng, khống chế khả năng cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng cho nền kinh tế, giảm khả năng tạo tiền qua hệ thống, do đó làm giảm lượng tiền cung ứng. Hạn mức tín dụng tác động vào hệ số mở rộng tiền tệ nên tác động vào lượng tiền cung ứng.
Để cho hạn mức tín dụng có hiệu quả thì khi đưa ra hạn mức tín dụng bao giờ cũng phải nhỏ hơn nhu cầu vay của nền kinh tế, dẫn đến khan hiếm tiền. Khi đó việc thay đổi hạn mức tín dụng mới có ý nghĩa tác động vào hạn mức đồng thời tác động đến vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hạn mức tín dụng nhỏ hơn nhu cầu vay của nền kinh tế là bao nhiêu còn là vấn đề cần xem xét. NHTW căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền tệ, vào lượng tiền cung ứng để xác định hạn mức tín dụng. Nếu hạn mức tín dụng quá nhỏ thì dẫn đến các NHTM sẽ độc quyền tín dụng và ảnh hưởng đến lãi suất cho vay. Nếu hạn mức tín dụng lớn hơn so với nhu cầu thì các NHTM sử dụng không hết hạn mức nên việc thay đổi hạn mức cũng không có hiệu quả.
Hạn mức tín dụng là công cụ hành chính nên NHTW chủ động thay đổi quy định quy định hạn mức theo mong muốn để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Khi các công cụ khác không có điều kiện áp dụng thì công cụ này có ý nghĩa quan trọng với NHTW và công cụ này có thể phát huy hiệu quả trong trường hợp lạm phát cao.
Tuy nhiên đây là công cụ mang tính hành chính và do con người xác định nên không thể chính xác và nó sẽ không có hiệu quả khi hạn mức tín dụng mà NHTW quy định không phù hợp với nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Đây là công cụ kém linh hoạt, không thể thay đổi thường xuyên. Một khi hạn mức tín dụng xác định không chính xác thì NHTW không thể chủ động sử dụng hạn mức để điều tiết tièen cung ứng.
NHTW thường chỉ sử dụng công cụ hạn mức tín dụng để khống chế lượng tiền cung ứng trong điều kiện nền kinh tế không thể sử dụng được các công cụ gián tiếp.
Tại Việt Nam, ngân hàng nhà nước Việt Nam bắt đầu sử dụng hạn mức tín dụng như một công cụ của chính sách tiền tệ từ tháng 6 năm 1994. Thời kỳ đầu chỉ áp dụng đối với 4 NHTM quốc doanh và sau đó mở rộng ra các ngân hàng khác. Công cụ này cũng đã phát huy được hiệu quả là đã phần nào khống chế được mức tăng dư nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, ngay từ năm 1995, 1996 công cụ hạn mức tín dụng đã bộc lộ những hạn chế là mức tăng dư nợ tín dụng thực tế đã vượt quá hạn mức tín dụng cho phép, và nó trở nên không có hiệu quả từ năm 1997 khi hạn mức tín dụng thừa so với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Do vậy, từ cuối năm 1998 đến nay NHNN Việt Nam đã tạm ngừng sử dụng công cụ này.
Bên cạnh hạn mức tín dụng NHTW còn sử dụng công cụ lãi suất ấn định dưới các hình thức như : ấn dịnh khung lãi suất, án định trên lãi suất cho vay, sàn lãi suất tiền gửi,. ..
NHTW ấn định trực tiếp trần lái suất cho vay dể khống chế mức lãi suất mà các NHTM áp dụng cho vay với nền kinh tế. Khi NHTW tăng, giảm trần lãi suất cho vay, NHTM cũng phải tăng giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế.
Công cụ này không phù hợp với cơ chế thị trường, hạn chế sự cạnh tranh của các NHTM. Đặc biệt trong trường hợp NHTW án định mức lãi suất không phù hợp như mức lãi suất quá thấp sẽ làm cho cầu tiền tăng nhanh hơn dự đoán, các ngân hàng gặp khó khăn về nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu này, mặt khác nếu mức lãi suất quá cao sẽ làm cầu tiền giảm, dẫn đến đầu tư giảm, hệ thống NHTM sẽ không kịp điều chỉnh theo, bỏ lỡ cơ hội đầu tư . Khi NHTW ấn định lãi suất, buộc các NHTM phải chấp hành làm hạn chế tính linh hoạt của thị trường tiền tệ. Lãi suất do NHTW ấn định sẽ làm giảm tính chủ động kinh doanh của các NHTM.
NHNN Việt Nam đã sử dụng công cụ lãi suất trong việc cung ứng, kiểm soát lượng tiền cung ứng và kiểm soát hoạt động của các tổ chức tín dụng từ năm 1988 đến nay như sau :
_Từ 1988 – 10/1992 : NHNN Việt Nam điều hành lãi suất thông qua các mức lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay.
_Từ 10/1992 – 1995 áp dụng khung lãi suất, đó là quy định sàn lãi tiền gửi và lãi suất cho vay.
_Từ 1996 – 8/2000 áp dụng trần lãi suất cho vay cộng biên độ chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân (mức chênh lệch không quá 0,35%/tháng).
_Từ 8/2000 – nay NHNN công bố lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng Việt Nam và biên độ trên đối với từng loại cho vay ngắn, trung, dài hạn. Việc công bố lãi suất này dựa trên :
+Sự tham khảo về lãi suất cho vay của 9 NHTM gồm : 4 NHTM nhà nước, 2 NHTM cổ phần, 2 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 1 ngân hàng liên doanh.
+Tham khảo lãi suất nội tệ liên ngân hàng, lãi suất thị trường đấu thầu trái phiếu kho bạc
+Mục tiêu chính sách tiền tệ và diễn biến các chỉ tiêu tiền tệ, kinh tế vĩ mô
+Tâm lý của dân cư, doanh nghiệp khi áp dụng cơ chế lãi suất mới.
3.2.Công cụ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ôn tập Dịch tễ học CTUMP (TỔNG hợp từ các đề THI) có đáp án Y dược 1
D Đề án Đặc điểm kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 3
D Giáo án Dạy học theo chủ đề Toán 10 Tên chủ đề Các hệ thức lượng trong tam giác (Mẫu mới) Luận văn Sư phạm 0
H 25 đề thi học sinh giỏi môn vật lý lớp 11 của các trường chuyên khu vực duyên hải đồng bằng bắc bộ có đáp án Khởi đầu 2
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
V Đề án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong đi Luận văn Kinh tế 0
D Đề án Bàn về hạch toán biến động tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp hiện nay Luận văn Kinh tế 0
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0
K Đề án Vấn đề khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
G Đề án Các giải pháp Marketing nhằm nâng cao doanh số bán hàng của công ty gạch ốp lát Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top