nhoc_bi_bo

New Member
Chuyên đề Đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc-Việt Nam: Cơ hội và giải pháp

Download miễn phí Chuyên đề Đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc-Việt Nam: Cơ hội và giải pháp





MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I: Cơ sở lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc
I. Cơ sở lý luận chung về đầu tư phát triển
1. Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển
2. Bản chất của đầu tư
3. Vai trò của đầu tư trong nền kinh tế quốc dân
II. Lý luận chung về đầu tư phát triển lâm nghiệp
1. Những khái niệm về lâm nghiệp
2. Lý luận đầu tư phát triển lâm nghiệp
3. Vai trò của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
III. Sự cần thiết phải đầu tư vào lâm nghiệp vùng Tây Bắc.
1. Khái quát chung về vùng Tây Bắc.
2. Sự cần thiết phải đầu tư vào lâm nghiệp vùng Tây Bắc.
Chương II: Thực trạng đầu tư phát triên lâm nghiệp vùng Tây Bắc.
I. Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội và quan cảnh rừng Tây Bắc.
1. Điều kiện tự nhiên
2. Điều kiện kinh tế xã hội
II. Thực trạng đầu tư phát triển lâm nghiệp Tây Bắc.
1. Tình hình đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc những năm gần đây.
1.1. Cơ cấu vốn đầu tư
1.2. Nguồn vốn đầu tư
1.3. Suất đầu tư
1.4. Tình hình đầu tư
1.4.1. Tình hình đầu tư theo từng loại rừng.
1.4.2. Đầu tư theo các khâu của quá trình trồng rừng.
1.4.3. Đầu tư qua các dự án quốc tế.
2. Những kết quả và hiệu quả của công cuộc đầu tư
3. Đánh giá hiệu quả đầu tư và những nguyên nhân
Chương III: Mục tiêu - Định hướng – Thách thức - Giải pháp
I. Quan điểm phát triên của lâm nghiệp vùng Tây Bắc.
II. Mục tiêu, định hướng và thách thức.
III. Giải pháp
1. Giải pháp tổ chức thực hiện
2. Giải pháp về vốn
3. Giải pháp về thị trường, khai thác và chế biến.
4. Giải pháp về chính sách
5. Giải pháp về công nghệ và mô hình lâm nghiệp
6. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
VI. Khuyến nghị về tổ chức thực hiện chương trình đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc
1. Các dự án ưu tiên
3. Các chương trình ưu tiên
4. Trình tự bước đi
Kết luận
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u trong tất cả các nguồn vốn.
Do đặc điểm đầu tư vào lâm nghiệp chủ yếu mang lại hiệu quả xã hội – môi trường sinh thái, còn hiệu quả kinh tế rất thấp. Do vậy mà lâm nghiệp không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Nhưng rừng lại mang hiệu quả to lớn về môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn nguồn gien, khu di tích lịch sử… Đó là những giá trị nền tảng của mỗi một quốc gia, thể hiện bản sắc riêng mà không phải quốc gia nào cũng có. Đó chính là lý do tại sao nguồn vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp Tây Bắc hiện nay chủ yếu là nguồn vốn ngân sách chiếm tỷ lệ 63% tổng vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp Tây Bắc tương đương là:48470 triệu đồng.
Nguồn vốn ngân sách được hình thành từ nguồn thu của Chính phủ đó là thuế, và các nguồn vay quốc tế khác (ODA, vay tổ chức phi chính phủ…). Nguồn ngân sách được phân bổ hàng năm cho các ngành, địa phương trong nền kinh tế quốc dân theo nhu cầu và tầm quan trọng của mỗi ngành. Nguồn vốn ngân sách chia thành hai nguồn, nguồn ngân sách TW và ngân sách địa phương. Trong những năm qua vốn ngân sách TW đầu tư nhiều nhất cho Hoà Bình 33278 triệu đồng năm 2001, tiếp đó là Lai Châu 9329 triệu đồng, Sơn La là 5863 triệu đồng. Nguồn vốn ngân sách cho các tỉnh hàng năm đều tăng, tuy nhiên ở mức độ tăng chậm 90 triệu đồng/năm như ở Sơn La. Điều đó phù hợp với tốc độ phát triển rừng của từng tỉnh, cũng như vị thế của mỗi tỉnh, Hoà Bình thuận lợi về giao thông vận tải, cũng như điều kiện tự nhiên khí hậu. Bên cạnh đó nguồn vốn ngân sách địa phương cũng chiếm vai trò rất quan trọng, nó phản ánh được sự đầu tư đúng, phù hợp với từng chiến lược phát triển của tỉnh. Trong những năm vừa qua, nguồn vốn ngân sách tỉnh Hoà Bình là cao nhất 4220 triệu đồng, có thể nói rằng phát triển lâm nghiệp Hoà Bình là một thế mạnh của vùng, đồng thời tạo động lực cho các ngành khác phát triển như điện, du lịch. Cũng như Hoà Bình, Lai Châu và Sơn La cũng đã nhận thấy tầm quan trọng cũng như lợi thế của tỉnh mình, do đó lượng vốn ngân sách đầu tư phát triển lâm nghiệp Tây Bắc những năm qua đều tăng, nhưng tăng nhiều nhất trong năm 2000-2001 từ hơn 1000 lên đến 3000-4000 triệu đồng. Đó là lượng tăng đáng kể góp phần vào công cuộc đầu tư phát triển lâm nghiệp Tây Bắc.
Tuy vậy nguồn vốn ngân sách đầu tư cho lâm nghiệp Tây Bắc hiện nay chỉ là con số khiêm tốn so với các ngành khác, mặc dù vai trò lâm nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng mà không ngành nào có thể thay thế được.
Vấn đề bức xúc nhất trong việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước là vấn đề giải ngân vốn ngân sách đầu tư: việc giải ngân vốn còn chậm, theo số liệu của dự án 5 triệu ha thì khối lượng vốn giải ngân năm 1999 là 205,8% tỷ đồng trên 314,4 tỷ đồng bằng 65% tổng số vốn, trong đó chủ yếu là nguồn vốn cho đầu tư rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Nguyên nhân là: Thủ tục đầu tư còn chậm chạp, rườm rà, không thống nhất giữa cấp trên và cấp dưới, do đó nguồn vốn không đến kịp thời đáp ứng nhu cầu của đầu tư.
Tây Bắc với vị trí địa lý, địa hình khó khăn hiểm trở, vì vậy giao thông cũng như cơ sở hạ tầng rất kém phát triển. Điều này, càng cần thiết phải có phát huy nội lực, nhất là từ khu vực tư nhân để xây dựng được thế mạnh tạo điều kiện thu hút các nguồn lực bên ngoài. Nhưng hiện nay, lâm nghiệp Tây Bắc vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ về tình hình đầu tư của các hộ dân cư, mà chủ yếu là diện tích khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng, còn số liệu về nguồn vốn thì chưa có ai thống kê được, mặt khác cũng không có ai khai mình đã đầu tư là bao nhiêu. Người dân Tây Bắc có thu nhập gần như thấp nhất cả nước, do vậy họ chỉ có thể đầu tư phát triển rừng bằng công sức họ bỏ ra, chứ không phải là tiền.
Trong khi thế giới đang kêu gọi hãy vì mầu xanh hoà bình, môi trường sinh thái thì vai trò của rừng ngày càng được nâng cao tầm nhận thức. Chính vì thế mà các tổ chức quốc tế ngày càng có nhiều dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp vào Việt Nam. Vùng Tây Bắc hiện nay có nhiều dự án đầu tư của nước ngoài của các chính phủ và tổ chức phi chính phủ (Ngos) trong đó có 3 dự án lớn của Đức và EEC. Đây là các dự án đầu tư cho công tác bảo vệ và trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, các dự án kỹ thuật, còn dự án trồng rừng sản xuất thì không có. Việc đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc mang lại cho phía nước ngoài những nghĩa vụ bảo vệ môi trường và mang lại cho phía Việt Nam sự phục hồi rừng sau giai đoạn tàn phá và suy thoái.
Tuy nhiên, hỗ trợ nước ngoài qua các dự án quốc tế cho vùng Tây Bắc cung rất hạn chế vì vùng này quá xa xôi, đi lại khó khăn. Hiện nay, có dự án điển hình phát triển lâm nghiệp Xã hội vùng đầu nguồn sông Đà do GTZ (CHLB Đức) tài trợ đang thực thi tại hai huyện Yên Châu (Sơn La) và Tủa Chùa (Lai Châu). Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật, nên các hoạt động cũng chỉ tập trung vào việc phát triển phương pháp, giúp đỡ kỹ thuật cho người dân, thử nghiệm và ứng dụng những kết quả nghiên cứu với qui mô nhỏ. Dự án không có kinh phí để đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho người dân được.
Theo thoả thuận của Hiệp định xử lý nợ giữa chính phủ Việt nam và Chính phủ Đức, phía Đức cam kết đưa 40 triệu DM vào chương trình chuyển đổi nợ nếu như Chính phủ Việt Nam chi một khoản tiền tương đương 30% của khoản tiền nói trên (khoảng 90 tỷ đồng Việt Nam) cho các dự án phát triển của Việt Nam mà được chính phủ Việt Nam phê duyệt và có sự đồng ý của phía Đức.
Suất đầu tư :
- Bảo vệ rừng phòng hộ ở những vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư bình quân không quá 50.000 đồng/ha/năm, thời hạn không quá 5 năm.
- Khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung cây công nghiệp, cây lấy quả, cây đặc sản đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở những vùng xung yếu và rất xung yếu (coi như chỉ tiêu bảo vệ rừng) với mức đầu tư không quá 50.000đồng/ha/năm, thời hạn không quá 5 năm.
- Khoanh nuôi tái sinh kết hợp với trồng bổ sung cây lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, phòng hộ ở những vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư không quá 1 triệu đồng/ha, thời hạn khoán 6 năm theo tỷ lệ vốn được phân bổ hàng năm và quy trình khoanh nuôi tái sinh rừng kết hợp trồng bổ sung.
- Trồng mới rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư trực tiếp đến người trồng rừng bình quân là 2,5 triệu đồng/ha, bao gồm mới và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật quy định.
- Xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ trực tiếp cho công tác lâm sinh bao gồm: Trạm bảo vệ rừng, công trình phòng cháy, phòng trừ sâu bệnh vườn ươm…..với mức đầu tư cho toàn bộ chương trình tối đa không quá 5 % tổng số vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho vùng.
Đó là suất đầu tư của rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, còn đối với rừng sản xuất thì không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cả, mà theo thực tế trồng r...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại đầu tư xây dựng nam phát Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh nghệ an Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của đầu tư du lịch đối với phát triển bền vững tỉnh Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần đầu tư – mở du lịch việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top