Garatun

New Member
Đề tài Áp dụng hình thức hợp tác Nhà nước -Tư nhân trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh -Thực trạng và Kiến nghị

Download miễn phí Đề tài Áp dụng hình thức hợp tác Nhà nước -Tư nhân trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh -Thực trạng và Kiến nghị





Tại hội thảo quốc tếvềPPP trong lĩnh vực kết cấu hạtầng tại Việt Nam (tổchức tại Hà
Nội ngày 24/11/2009), chuyên gia Tony Pellegrinin của WB cho biết : PPPlà hợp đồng
được ký kết giữa cơ quan Nhànước có thẩm quyền với nhà đ ầu tư tư nhân nhằm xây
dựng công trình, cung cấp dịch vụvới một sốtiêu chí riêng. Bất kỳdựán nào phù hợp
định nghĩa trên đều được phép triển khai nếu thuộc diện ưu tiên cao trong một lĩnh vực.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyềnsẽlập danh mục dựán ưu tiên đầu tư PPP hằng năm và
tiến hành đấu thầu cạnh tranh đểlựa chọn nhà đầu tư trong nước, nước ngoài có đủnăng
lực, kinh nghiệm nhất.
Đặc biệt, chuyên gia cao cấp của WBlàPratyush Prashant thông báo, nhóm nghiên cứu
khung thểchếđã đềxuất, trong giai đoạn ban đầu, mỗi dựán PPP sẽđược Chính phủ
đóng góp tài chính tối đa 30% (ho ặc lên tới 50% đối với trường hợp đặc biệt), không tính
lãi nhằm khuyến khích khu vực tư nhân mạnh dạn đầu tư hơn. Đối với nhà đầu tư, tỷlệ
góp cổphần tối thiểu phải là 20% trên tổng vốn đầu tư của dựán, trong đó 10% là vốn
của mình. 10% kia có thểhuy động từdoanh nghiệp nhà nước, quỹđầu tư, tổchức tài
chính quốc tế



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

p. Thêm vào đó, đầu tư vốn vẫn thuộc
nghĩa vụ của Chính phủ và vốn đầu tư tư nhân không được huy động.
1.4.3.4. Nhượng quyền
Ưu điểm:
Nhượng quyền là một hình thức hiệu quả để thu hút nguồn tài chính cần thiết của khu vực
tư nhân để tài trợ cho việc xây dựng mới hay tu bổ các cơ sở dịch vụ hiện tại. Ưu điểm
chủ yếu của thỏa thuận nhượng quyền là tạo động lực cho nhà điều hành nâng cao hiệu
quả và hiệu lực vì những thành quả trong việc nâng cao hiệu quả sẽ chuyển thành lợi
nhuận và thu nhập cho người được nhượng quyền.
Nhược điểm:
Trở ngại chính của nhượng quyền là độ phức tạp của hợp đồng trong vấn đề xác định
được các hoạt động chính của nhà điều hành. Hơn nữa, các hợp đồng dài hạn (điều cần
thiết để thu hồi được các chi phí đầu tư chủ yếu) khiến quá trình đấu thầu và xây dựng
hợp đồng trở nên phức tạp vì khó có khả năng đoán được những sự kiện diễn ra trong
khoảng thời gian dài 25 năm.
1.4.3.5. Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao và các thỏa thuận tương tự
Ưu điểm:
Các hợp đồng BOT được sử dụng rộng rãi để thu hút vốn đầu tư tư nhân đối với các dự án
xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng. Các thỏa thuận BOT thường có xu hướng giảm bớt
rủi ro tài chính cho đối tác tư nhân vì thông thường chỉ có một khách hàng là Chính phủ.
Ưư điểm của dự án DBFO là nguồn vốn cho chúng được lấy một phần hay toàn bộ từ
vốn vay, do đó tăng thêm lượng tài chính cho dự án. Các khoản phí trực tiếp thu từ người
sử dụng (chi phí sử dụng cầu đường) thường là nguồn thu chủ yếu.
Nhược điểm:
Mặc dù các hợp đồng BOT được giảm độ rủi ro về mặt tài chính, song độ rủi ro thương
mại do đối tác tư nhân tự gánh chịu là lớn. Việc phân định về lợi ích đôi bên là vấn đề gây
tranh cãi.
21
1.4.3.6. Liên doanh
Ưư điểm:
Liên doanh là mối quan hệ đối tác thực sự giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân, kết
hợp những ưu điểm của khu vực tư nhân với những mối quan tâm xã hội và kiến thức bản
địa của khu vực Nhà nước. Trong một liên doanh, tất cả các đối tác đều đầu tư vào công
ty và đều có mối quan tâm đến thành công của công ty và những động lực thúc đẩy hoạt
động hiệu quả.
Nhược điểm:
Vai trò kép của Chính phủ, vừa là người sở hữu, vừa là nhà quản lý có thể dẫn đến xung
đột về lợi ích. Các liên doanh cũng có xu hướng được đàm phán một cách trực tiếp hay
tuân theo một cách mua sắm không chính thống có thể dẫn đến vấn đề tham
nhũng.
1.4.4. Điều kiện để triển khai hình thức hợp tác Nhà nước - Tư nhân
Tại hội thảo quốc tế về PPP trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng tại Việt Nam (tổ chức tại Hà
Nội ngày 24/11/2009), chuyên gia Tony Pellegrinin của WB cho biết : PPP là hợp đồng
được ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư tư nhân nhằm xây
dựng công trình, cung cấp dịch vụ với một số tiêu chí riêng. Bất kỳ dự án nào phù hợp
định nghĩa trên đều được phép triển khai nếu thuộc diện ưu tiên cao trong một lĩnh vực.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ lập danh mục dự án ưu tiên đầu tư PPP hằng năm và
tiến hành đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư trong nước, nước ngoài có đủ năng
lực, kinh nghiệm nhất.
Đặc biệt, chuyên gia cao cấp của WB là Pratyush Prashant thông báo, nhóm nghiên cứu
khung thể chế đã đề xuất, trong giai đoạn ban đầu, mỗi dự án PPP sẽ được Chính phủ
đóng góp tài chính tối đa 30% (hay lên tới 50% đối với trường hợp đặc biệt), không tính
lãi nhằm khuyến khích khu vực tư nhân mạnh dạn đầu tư hơn. Đối với nhà đầu tư, tỷ lệ
góp cổ phần tối thiểu phải là 20% trên tổng vốn đầu tư của dự án, trong đó 10% là vốn
của mình. 10% kia có thể huy động từ doanh nghiệp nhà nước, quỹ đầu tư, tổ chức tài
chính quốc tế… Phần còn lại là vốn vay từ các nguồn khác. Cơ quan Nhà nước có thẩm
22
quyền có thể bổ nhiệm giám đốc trong hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhằm giám sát
chặt chẽ quá trình triển khai, quản lý dự án.
1.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại một số quốc gia đang phát triển theo các hình thức
hợp tác Nhà nước - Tư nhân.
Theo Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu (MPI): Hình thức PPP đã được áp dụng ở Việt Nam dưới
nhiều hình thức:
 Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) như: xây dựng cầu Bình triệu II, cầu
Phú Mỹ, cầu Đồng Nai, cầu Yên Lệnh (Hưng Yên), Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên,
đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng…
 Xây dựng - Chuyển giao (BT) như: Đường trục phát triển kinh tế Bắc- Nam,
đường trục phía Bắc Hà Đông, đường trục phía Nam Hà Tây (cũ),...
Đồ thị 1: Các cam kết đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng có sự tham gia của
khu vực tư nhân ở các nước đang phát triển theo lĩnh vực, 1990-2005
Ngân hàng Thế giới ước tính rằng khoảng 70% đầu tư hiện nay vào cơ sở hạ
tầng là khu vực Nhà nước, 8% từ hỗ trợ phát triển chính thức và 22% từ khu
vực tư nhân.
Nguồn:
23
Tại một số quốc gia đang phát triển trong khu vực, PPP không phải là vấn đề mới mẻ, ví
dụ như Hợp đồng dịch vụ đối với việc chống thất thoát nước ở Malayxia năm 2003, Giao
thầu lĩnh vực y tế ở Cambodia năm 2000, Hợp đồng BOT phát triển, điều hành, và duy tu
tuyến đường thu phí tại Gujarat, Ấn Độ…
Bảng 2: Đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng có sự tham gia của khu vực tư nhân
tại các NICs theo lĩnh vực và theo khu vực 1995-2004 (tỷ USD)
1.6. Mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân
Mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân là một trong những vấn đề gây nhiều
tranh luận nhất trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi đầu tư. Một khía cạnh được đề cập
nhiều là tác động “chèn lấn” của khu vực công. Theo cách lập luận này, đầu tư công sẽ
24
cạnh tranh với đầu tư tư nhân về nguồn vốn, ngoại tệ, hay các tài nguyên khác. Do dó
nguồn vốn và tài nguyên dành cho đầu tư tư nhân giảm đi, hay làm tăng giá các yếu tố
này. Hiệu quả là nhiều dự án đầu tư tư nhân không còn tìm được vốn thực hiện, hay các
chi phí tăng làm một số dự án không còn có lợi. Đầu tư công cũng có thể cạnh tranh với
đầu tư tư nhân trên phương diện sản phẩm nếu các dự án đầu tư công cũng nhằm vào
cùng các ngành mà đầu tư tư nhân có thể hoạt động. Tất cả các tác động này cuối cùng
làm giảm đầu tư tư nhân.
Nhưng đầu tư công không phải hoàn toàn làm hại cho đầu tư tư nhân, nhiều ý kiến nhấn
mạnh đến khía cạnh hỗ trợ của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân. Trên phương diện này,
đầu tư công sẽ có tác động thu hút đối với đầu tư khu vực tư nhân, có thể nói là tác động
“vốn mồi”. Khía cạnh hỗ trợ này đặc biệt đúng khi đầu tư công nhắm vào các dự án cơ sở
hạ tầng, các dịch vụ công cộng. Cải thiện trong cơ sở hạ tầng và dịch vụ công sẽ làm giảm
chi phí của các dự án đầu tư tư nhân hay làm cho nhiều dự án đầu tư tư nhân trở nên khả
thi. Các đầu tư loại này sẽ tạo đi...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top