Đề tài Nội dung, phương pháp lập Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp

Download miễn phí Đề tài Nội dung, phương pháp lập Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp





 
MỤC LỤC
 
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BCĐKT VÀ BCKQKD 1
I. Những vấn đề chung về BCTC tại các DN 1
1. Bản chất của BCTC 1
2. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu vủa BCTC 1
2.1. Mục đích 1
2.2. Ý nghĩa 1
2.3. Yêu cầu 2
3. Nguyên tắc trình bày thông tin trên BCTC 3
II. Khái quát về BCĐKT và BCKQKD 4
1. BCĐKT 4
1.1. Mục đích, ý nghĩa của BCĐKT 4
1.2. Nội dung của BCĐKT 4
1.3. Kết cấu của BCĐKT 5
1.4. Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCĐKT 6
1.4.1. Cơ sở số liệu để lập BCĐKT 6
1.4.2. Phương pháp lập BCĐKT 6
2. BCKQKD 7
2.1. Mục đích, ý nghĩa của BCKQKD 7
2.2. Nội dung của BCKQKD 7
2.3. Kết cấu của BCKQKD 7
2.4. Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCKQKD 8
2.4.1. Cơ sở số liệu để lập BCKQKD 8
2.4.2. Phương pháp lập BCKQKD 8
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCĐKT VÀ BCKQKD CỦA CÔNG TY VẬT TƯ - VẬN TẢI - XI MĂNG 12
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY 12
1. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của công ty 12
2. Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của công ty 14
3. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán áp dụng trong công ty 15
II. THỰC TRẠNG VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCĐKT VÀ BCKQKD Ở CÔNG TY 16
PHẦN III: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC LẬP BCĐKT VÀ BCKQKD Ở CÔNG TY VẬT TƯ - VẬN TẢI - XI MĂNG 23
1. Ưu điểm 23
2. Nhược điểm 24
3. Kiến nghị 24
KẾT LUẬN
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ì không cần thiết phải trình bày riêng rẽ mà cần tập hợp chúng lại theo cùng tính chất hay cùng chức năng tương đương nhằm mục đích đơn giản hoá công tác phân tích BCTC
+ Nguyên tắc nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC cần được duy trì một cách nhất quán từ niên độ này tới niên độ khác, trừ khi có sự thay đổi quan trọng về tính chất của các hoạt động của doanh nghiệp.
+ Nguyên tắc so sánh: Các thông tin trình bày trên BCTC phải đảm bảo tính so sánh giữa niên độ này và niên độ trước nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và sự biến động của chúng so với các niên độ trước.
+ Nguyên tắc dồn tích: BCTC cần được lập trên cơ sở dồn tích ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền mặt. Theo nguyên tắc này, tất cả các giao dịch và sự kiện cần được ghi nhận khi chúng phát sinh và được trình bày trên BCTC phù hợp với niên độ mà chúng phát sinh.
+ Nguyên tắc bù trừ: BCTC cần trình bày riêng biệt tài sản có và tài sản nợ, không được phép bù trừ các tài sản với các khoản nợ để chỉ trình bày vốn chủ sở hữu và tài sản thuần của doanh nghiệp, không bù trừ doanh thu với chi phí, trừ những trường hợp cho phép như: kinh doanh chứng khoán, ngoại tệ,...
II. Khái quát về BCĐKT và BCKQKD.
1.BCĐKT.
1.1.Mục đích, ý nghĩa của BCĐKT.
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) : là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của DN tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên BCĐKT cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành tài sản đó. Căn cứ vào BCĐKT kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của DN.
1.2.Nội dung của BCĐKT.
BCĐKT là hình thức biểu hiện của phương pháp cân đối tổng hợp kế toán, đồng thời là báo cáo kế toán chủ yếu nhất, dùng tiền để biểu thị toàn bộ vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh ( hai mặt thể hiện của tài sản trong đối tượng kế toán ở DN ) tại thời điểm lập báo cáo.
Như vậy, BCĐKT phản ánh khái quát tài sản của DN dưới hình thái giá trị, phản ánh tài sản của DN ở trạng thái tĩnh, là thời điểm cuối kỳ kế toán. Tại thời điểm này người ta giả thiết chu kỳ SXKD đã kết thúc, tài sản của DN ngừng hoạt động.
1.3.Kết cấu của BCĐKT
BCĐKT gồm hai phần là phần chính và phần phụ. Phần chính dùng để phản ánh tài sản của DN theo hai cách biểu thị khác nhau là vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh; Còn phần phụ là phần các chỉ tiêu ngoài bảng dùng phản ánh tài sản của đơn vị khác nhưng DN được quyền quản lý và sử dụng theo hợp đồng kinh tế pháp lý và phản ánh các chỉ tiêu kinh tế tài chính khác mà kế toán có trách nhiệm phải theo dõi theo quy định.
BCĐKT có hai phần và có thể thiết kế mẫu biểu theo hai cách:
- Theo hình thức hai bên: “Bên trái - Bên phải”, phần bên trái của BCĐKT phản ánh kết cấu vốn kinh doanh ( phần tài sản ), phần bên phải phản ánh nguồn vốn kinh doanh
(phần nguồn vốn ).
- Theo hình thức một bên: “Bên trên - Bên dưới”, tức là cả hai phần tài sản và nguồn vốn được xếp cùng một bên trên BCĐKT trong đó phần tài sản được lập trước ở bên trên, phần nguồn vốn được lập sau ở bên dưới.
Cụ thể về hai phần trong BCĐKT:
- Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức hình thành tồn tại trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của DN.
Tài sản phân chia thành các mục sau:
Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
Loại B : Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
- Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn vốn hình thành tài sản hiện có tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của DN đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở DN.
Nguồn vốn được chia thành các mục như sau:
Loại A: Nợ phải trả.
Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu.
Mỗi phần của BCĐKT đều phản ánh theo ba cột: Mã số; Số đầu năm; Số cuối kỳ (năm, quý ).
1.4. Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCĐKT.
1.4.1. Cơ sở số liệu để lập BCĐKT.
- BCĐKT ngày 31/12 năm trước.
- Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.
- Các tài liệu liên quan khác.
1.4.2. Phương pháp lập BCĐKT.
- Cột số đầu năm: Căn cứ vào số liệu ở cột Số cuối kỳ trong BCĐKT cuối năm trước để ghi vào từng chỉ tiêu tương ứng. Chỉ tiêu nào có dòng “Năm trước”, dòng “Năm nay” thì khi chuyển sang Số cột đầu năm, số liệu được ghi vào dòng “Năm trước”.
- Cột số cuối kỳ: có thể khái quát cách lập như sau:
+ Những chỉ tiêu nào trong BCĐKT liên quan đến một tài khoản cấp 1 thì căn cứ vào số dư cuối kỳ của tài khoản đó. Lấy số liệu để ghi theo nguyên tắc: Số dư Nợ của tài khoản vốn ghi vào chỉ tiêu vốn tương ứng ở phần “Tài sản”; Số dư Có của tài khoản nguồn vốn ghi vào chỉ tiên nguồn vốn tương ứng ở phần “Nguồn vốn”.
+ Chỉ tiêu nào liên quan đến nhiều tài khoản thì phải tổng hợp số liệu ở tài khoản liên quan để ghi.
+ Chỉ tiêu nào liên quan đến tài khoản cấp 2, lấy số dư ở tài khoản cấp 2 để ghi.
+ Các tài khoản vốn, nguồn vốn phản ánh công nợ hai chiều thì không được bù trừ lẫn nhau mà phải căn cứ số liệu kế toán chi tiết để ghi vào các chỉ tiêu thích hợp.
+ Các chỉ tiêu điều chỉnh giảm và các chỉ tiêu dự phòng thiệt hại về vốn thì lấy số dư Có cuối kỳ ỏ các tài khoản này ghi bằng mực đỏ ( số âm ) vào các chỉ tiêu tương ứng bên Tài sản.
+ Các chỉ tiêu ngoài bảng: Lấy số dư Nợ cuối kỳ ở các tài khoản ngoài bảng để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng.
2. BCKQKD.
2.1. Mục đích, ý nghĩa của BCKQKD.
Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD): là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của DN, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
2.2. Nội dung của BCKQKD.
BCKQKD dùng để phản ánh thu nhập, chi phí và xác định kết quả của toàn bộ các hoạt động kinh doanh và hoạt động khác của DN sau thời kỳ báo cáo ( báo cáo này được lập vào thời điểm cuối kỳ kế toán), nhằm để xác định được lợi nhuận thực tế trong kỳ và tính toán được thuế thu nhập DN phải nộp trong kỳ.
2.3. Kết cấu của BCKQKD.
BCKQKD gồm có 3 phần:
Phần I: Lãi, lỗ
Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của DN, bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.
Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo; số liệu của kỳ trước ( để so sánh); số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước
Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về: Thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày: Số còn phải nộp đầu kỳ; số phải nộp ph...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh ở công Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình thực hiện doanh thu ở Công ty xuất nhập khẩu Công nghệ thông tin 0
R Thiết kế học liệu điện tử hỗ trợ học sinh lớp 12 tự học nội dung chương phương pháp tọa độ trong khô Luận văn Sư phạm 0
W Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh, nhu cầu, phương hướng , nội dung xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 4
G Đặc điểm , nội dung và trường hợp áp dụng của hai phương thức thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng t Luận văn Kinh tế 0
O Khái niệm, đối tượng, nội dung, chức năng, phương pháp nghiên cứu kinh tế ngoại thương Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích lao động , tiền lương tại công ty Cổ phần xuất khẩu lao Luận văn Kinh tế 0
T Một số vấn đề nội dung và phương pháp giảng dạy văn học viết Việt Nam cho người nước ngoài Luận văn Sư phạm 0
C Nghiên cứu phát triển hệ thống các nhóm nội dung và phương pháp giảng dạy, nâng cao năng lực tiếng a Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top