daobathuy

New Member
Tải Quản lý di động cho các mạng wmpls

Download miễn phí Quản lý di động cho các mạng wmpls


MỤC LỤCMỤC LỤC i
LỜI NÓI ĐẦU iii
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC HÌNH VẼ viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH NHÃN ĐA GIAO THỨC MPLS 1
1.1. Giới thiệu chung về chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS. 1
1.1.1. Khái niệm MPLS. 1
1.1.2. Lý do ra đời 1
1.1.3. Đặc điểm MPLS. 1
1.2. Các thành phần của MPLS. 3
1.2.1. Các thiết bị trong mạng. 3
1.2.2. Đường chuyển mạch nhãn LSP. 3
1.2.3. Nhãn và các vấn đề liên quan. 4
1.3. Hoạt động của MPLS. 7
1.3.1 Hoạt động cơ bản. 7
1.3.2. Định tuyến. 8
1.3.3. Các chế độ hoạt động. 10
1.4. Các giao thức trong MPLS. 12
1.4.1. Giao thức phân bổ nhãn LDP. 12
1.4.2. Giao thức dành trước tài nguyên RSVP. 19
1.5 Kết luận chương 1. 24
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH NHÃN ĐA GIAO THỨC KHÔNG DÂY WMPLS 25
2.1. Giới thiệu chung về IP di động. 25
2.1.1. Xu hướng và thách thức. 25
2.1.2. Định tuyến trong các mạng IP di động. 26
2.2. Chuyển mạch nhãn đa giao thức không dây WMPLS. 29
2.2.1. Nhu cầu phát triển của WMPLS. 29
2.2.2. Cấu trúc gói tin WMPLS. 30
2.2.3. Giao thức sử dụng trong WMPLS. 31
2.2.4. Lựa chọn phổ tần cho WMPLS. 34
2.2.5. Kỹ thuật WMPLS. 37
2.2.6. Mạng MPLS di động. 39
2.3. Kết luận chương 2. 42
CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ DI ĐỘNG CHO CÁC MẠNG WMPLS. 43
3.1. Giới thiệu. 43
3.2. Một số giải pháp liên quan. 44
3.3. Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS di động Micro. 46
3.3.1. Thủ tục đăng ký trong MPLS di động Micro. 46
3.3.2. Hỗ trợ chuyển giao trong MPLS di động Micro. 48
3.3.3. Các cơ chế chuyển giao trong MPLS di động Micro. 50
3.3.4. Phân tích và ước lượng hiệu suất 55
3.4. Kết luận chương 3. 67
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

LỜI NÓI ĐẦUCùng với sự phát triển của đất nước, ngành công nghiệp viễn thông cũng phát triển không ngừng. Số người sử dụng các dịch vụ mạng tăng đáng kể, theo đoán con số này đang tăng theo hàm mũ. Ngày càng có nhiều các dịch vụ mới và chất lượng dịch vụ cũng được yêu cầu cao hơn. Trước tình hình này, các vấn đề về mạng bắt đầu bộc lộ, các nhà cung cấp mạng và các nhà cung cấp dịch vụ cũng đã có nhiều nỗ lực để nâng cấp cũng như xây dựng hạ tầng mạng mới. Nhiều công nghệ mạng đã ra đời nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và giải quyết các vấn đề nảy sinh. Trong số đó chúng ta phải kể đến công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS.
Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS là kết quả phát triển của nhiều công nghệ chuyển mạch IP sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn như của ATM để tăng tốc độ truyền gói tin mà không cần thay đổi các giao thức định tuyến của IP. Bên cạnh độ tin cậy, công nghệ MPLS cũng hỗ trợ quản lý mạng dễ dàng và đơn giản hơn. Bằng cách giám sát lưu lượng tại các bộ định tuyến chuyển mạch nhãn (LSR), nghẽn lưu lượng sẽ được phát hiện và vị trí xảy ra nghẽn lưu lượng có thể được xác định nhanh chóng.
Hiện nay, công nghệ mạng không dây đang có xu hướng phát triển rất mạnh mẽ. Do đó, việc mở rộng MPLS sang lĩnh vực không dây là một xu hướng tất yếu. Chuyển mạch nhãn đa giao thức không dây WMPLS đang là vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay. Đồ án của em sẽ trình bày các vấn đề liên quan đến WMPLS trong 3 chương theo bố cục sau đây:

Chương 1: Tổng quan về công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLSChương 2: Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức không dây WMPLSChương 3: Quản lý di động cho các mạng WMPLS
Do công nghệ WMPLS còn tương đối mới, việc tìm hiểu các vấn đề WMPLS đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng và lâu dài. Do vậy đồ án không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn.
Xin gửi lời Thank chân thành tới TS. Lê Nhật Thăng đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án.
Xin chân thành Thank các thầy cô giáo trong khoa Viễn thông đã giúp đỡ em trong thời gian qua và xin gửi lời Thank tới gia đình, bạn bè và người thân những người đã giúp đỡ động viên em trong quá trình học tập.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ề mặt kỹ thuật. Những thay đổi này bao gồm: quản lý cục bộ, định tuyến, chuyển giao lưu lượng không dây động, và một vài thay đổi về kiến trúc mạng.
Quản lý cục bộ
Mạng phải có chức năng quản lý cục bộ để có thể biết được đường di chuyển của các đầu cuối di động. Do đó, mạng sẽ có được thông tin về vị trí của các người dùng và cung cấp dịch vụ cho các người dùng đó.
Để định vị một đầu cuối di động, mạng có thể xác định vùng định tuyến RA phục vụ đầu cuối đó thay vì tìm tất cả các trạm gốc có thể phải phục vụ đầu cuối đó.
Tất cả những gì cần thiết để xác định thành công một đầu cuối di động là cập nhật những thay đổi xảy ra trực tiếp với RA. Mỗi đầu cuối di động (host) sẽ được hỗ trợ bởi một thay mặt thường trú HA. HA chứa thông tin liên quan đến vị trí hiện thời của đầu cuối (vị trí vùng). Để biết chính xác hơn về vị trí của mình, đầu cuối phải cần đến sự trợ giúp của thay mặt ngoại trú FA. Trên thực tế FA là bộ định tuyến gần với host nhất.
Chuyển giao
Để giải quyết vấn đề di chuyển của đầu cuối di động, cần thực hiện ba bước sau đây: 1- định vị đầu cuối, 2- tái định tuyến: thiết lập một kết nối bằng cách xác định một đường đi mới đến một RA mới tại đó đầu cuối đang đi vào, 3- chuyển giao: chuyển luồng dữ liệu qua đường mới vừa thiết lập ở trên và thoát ra khỏi đường cũ mà không gây ảnh hưởng đến kết nối đó.
Thủ tục chuyển giao trong WMPLS
Trong một mạng truyền thông di động, các Host di động (MHs) tiếp tục di chuyển tới các trạm trạm gốc khác nhau (BSs). Do đó, một phần của tuyến đường trong mạng truyền thông di động sẽ tiếp tục thay đổi và sẽ là phần định tuyến hiện lỏng của toàn bộ tuyến chuyển mạch nhãn LSP.
Một khái niệm mới trong phần đó là văn phòng chuyển mạch nhãn di động (MSO). MSO là một bộ định tuyến trong mạng truyền thông di động, nó hỗ trợ truy nhập điểm tới các MHs. Một MSO tại biên của mạng truyền thông di động và mạng đường trục được gọi là MSO cổng (MSO GW).
Giả sử rằng MSO GW biết rõ topo mạng và có khả năng thực hiện xuyên đường. Để có thể phân phát gói tin theo chuỗi trong quá trình chuyển giao, WMPLS phải làm việc với các giao thức báo hiệu như LDP, RSVP và RSVP-TE. Giả sử một MH hiện đang được kết nối với một Router chuyển mạch nhãn (LSR A) thông qua một trạm gốc BS1 và nó cần được chuyển giao tới BS2, thủ tục chuyển giao mềm được thiết lập như sau. MH gửi một bản tin PATH (hay một bản tin yêu cầu nhãn trong LDP) tới BS2, yêu cầu kết nối tới LSR A. Khi MSO 1A là MSO kết nối trực tiếp với BS2, nó sẽ nhận bản tin PATH này (hay bản tin Yêu cầu nhãn trong LDP). Khi MSO 1A phát hiện ra rằng MSO GW là node chung tại đó các đường LSP gặp nhau, thì MSO 1A này sẽ chọn ra một đường để đến được MSO GW, ví dụ như: MSO 1Aà MSO 2Aà MSO 2.1Aà MSO 2.2Aà MSO GW. Do đó, toàn bộ phần đường từ MH thông qua BS2 là MHà BS2à MSO 1Aà MSO 2Aà MSO 2.1Aà MSO 2.2Aà MSO GW. Một bản tin PATH (hay bản tin Yêu cầu nhãn trong LDP) được gửi bởi MH sẽ đi qua tuyến đã chọn thông qua các node có mặt trên tuyến đó cho tới khi đến được MSO GW. Phần đường từ MSO GW đến LSR A được duy trì cố định.
Sau đó MSO GW sẽ gửi bản tin RESV (hay bản tin Ánh xạ nhãn trong LDP) qua tuyến đường đã chọn tới MH. Tại tất cả các Node sẽ diễn ra việc cấp phát và dành trước tài nguyên. (Trong LDP, dự trữ tài nguyên diễn ra cùng với bản tin Yêu cầu Nhãn). Các nhãn cũng được gán cho các liên kết riêng lẻ trong một LSP mới. Cùng với bản tin RESV, MSO GW cũng sẽ gửi một bản tin PATH (hay bản tin Yêu cầu Nhãn trong LDP) để thiết lập một đường dẫn từ MSO GW đến MH. MH gửi trả lại bản tin RESV (hay bản tin Ánh xạ nhãn trong LDP). Sau đó, LSP từ MH đến MSO GW sẽ được cấp phát tài nguyên và các liên kết riêng lẻ sẽ được gán nhãn. Khi tuyến đường này thiết lập thành công, các gói dữ liệu sẽ được chuyển đi thông qua đường mới vừa được thiết lập, phần đường cũ từ MH qua BS1 đến MSO GW (MHàBS1à MSO 1à MSO 2à MSO 2.1à MSO 2.2à MSO GW) chỉ ra trên hình 2.10 là đường đứt nét.
Hình 2.10: Thiết lập đường với thủ tục chuyển giao WMPLS
2.2.6. Mạng MPLS di động
Mạng MPLS di động là một giải pháp nhằm hỗ trợ các mạng không dây dựa trên MPLS. Dưới đây đưa ra mô hình và một số vấn đề cơ bản trong MPLS di động
Hình 2.10 chỉ ra một mô hình đơn giản của một mạng di động với các nhãn được phân bổ giữa một node trung chuyển và node di động đích trong một mạng ngoại trú. Hình này chỉ ra một ví dụ về vị trí mà các host di động đang tham gia trực tiếp vào mạng chuyển mạch nhãn. Theo phương pháp hướng dữ liệu (data-driven) trong đó node di động khởi tạo yêu cầu nhãn dựa trên các luồng lưu lượng, việc host tham gia vào chuyển mạch nhãn dễ hơn một chút so với phương pháp hướng điều khiển (control-driven), trong đó cần có các giao thức định tuyến.
Hình 2.11: Mạng di động MPLS
Khi node di động bắt đầu quá trình thiết lập đường dẫn, theo phương pháp hướng điều khiển, thì mỗi node di động sẽ cần có một cấu hình mạng hoàn tất và cần chạy một giao thức định tuyến như OSPF. Đây không phải là giải pháp tối ưu vì nó yêu cầu tài nguyên lớn cho mỗi node di động và mỗi node di động không cần biết thông tin cấu hình của mạng tại bất kỳ nơi nào mà chúng đang hoạt động. Tuy nhiên, việc sử dụng tất cả các ưu điểm của các giao thức định tuyến là rất cần thiết. Do đó, các giao thức định tuyến được chạy tại các trung tâm chuyển mạch di động và trên các giao diện liên mạng (giữa các mạng di động và không di động).
Nghiên cứu hoạt động chuyển tiếp IP, các đường chuyển mạch nhãn có thể được thiết lập giữa hai node/chuyển mạch biên của một mạng di động và có thể sử dụng đường dẫn này để tạo một đường hầm cho các gói tin IP đi qua. Các gói tin IP có thể được gán vào các đường chuyển mạch nhãn khác nhau dựa trên địa chỉ IP đích của chúng và tiêu chuẩn khác như các thuộc tính QoS.
Bất kỳ khi nào một node di động muốn thiết lập một đường chuyển mạch nhãn, thì một node chuyển mạch di động trong khu vực thường trú sẽ cung cấp thông tin định tuyến rõ ràng cho node di động đó, vì vậy mà node di động có thể bắt đầu báo hiệu với một tuyến đường xác định.
Chuyển tiếp IP trong một node di động thường liên quan tới hai hoạt động riêng biệt, đó là tập hợp các gói tin IP vào một lớp chuyển tiếp tương đương FEC và ánh xạ FEC đó vào chặng tiếp theo trên đường dẫn. Hai hoạt động này được mỗi node di động thực hiện. MPLS từ đầu cuối đến đầu cuối sẽ để node di động ánh xạ các gói tin vào FEC và mã hóa FEC này thành một nhãn. Khi đường dẫn được thiết lập, các node di động trung gian (bao gồm các node thu phát gốc, và các trung tâm chuyển mạch di động) chỉ cần thực hiện thao tác thứ hai, ánh xạ nhãn vào chặng tiếp theo và thực hiện chuyển dịch nhãn thích hợp.
2.2.6.1. Thiết lập cuộc gọi MPLS trong mạng di động
Phần này sẽ chỉ ra các phần tử MPLS khác nhau có ảnh hưởng đến nhau như thế nào...
 

tctuvan

New Member
Trích dẫn từ quyennt96:
xin giup toi download tài liệu này


bạn download tại đây nhé


nhớ thank cho chủ thớt
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý hoạt động tự doanh chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán MB Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng Luận văn Sư phạm 0
D Đánh giá thực trạng quản lý biến động đất đai tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoạt động quản lý kho hàng của gemadept logistics company với vinmart Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại Công ty Gang Thép Thái Nguyên Văn hóa, Xã hội 0
D PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN Luận văn Luật 0
D Quản lý chương trình 30A của chính phủ trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang Nông Lâm Thủy sản 0
A Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay dự án BOT tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top