Tải Nghiên cứu và thiết kế hệ thống VoIPv6

Download miễn phí Nghiên cứu và thiết kế hệ thống VoIPv6


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của VoIP đã gây nên 1 sự chú ý đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông thế giới. Lợi ích mà nó đem lại là rất lớn. Đối với người tiêu dùng, lợi ích đầu tiên mà họ đạt được là chi phí cuộc gọi sẽ rẻ hơn đáng kể. Còn đối với các nhà sản xuất, cung cấp và khai thác mạng, truyền thoại qua mạng Internet mở ra những thách thức mới nhưng cũng hứa hẹn khả năng lợi nhuận đáng kể. Đây cũng là một bước đột phá trong việc tiến tới 1 xu thế mạng viễn thông mới trong tương lai.
Công nghệ VoIP có rất nhiều ưu điểm như: Giảm cước phí dịch vụ thoại đường dài; Hỗ trợ nhiều cuộc gọi với băng tần thấp hơn; Nhiều hơn và tốt hơn các dịch vụ nâng cao ; Sử dụng có hiệu quả nhất giao thức IP . Tuy nhiên vẫn tồn tại một số nhược điểm về bảo mật và kĩ thuật phức tạp .
Với tình trạng phát triển nhanh của các dịch vụ mạng, dải địa chỉ IPv4 đang ngày càng cạn kiệt, VoIP không thể phát huy hết sức mạnh vốn có của nó. Để tận dụng hết những ưu điểm của truyền thoại qua mạng Internet đồng thời giải quyết được nhược điểm của cả VoIP thế hệ cũ và IPv4, việc nghiên cứu và thử nghiệm truyền thoại qua IPv6 đã được rất nhiều công ty, tổ chức trên thế giới chú ý. Ở Việt Nam dù vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng và nguồn lực song không thể nằm ngoài xu thế phát triển chung của thế giới. Đây chính là nguyên nhân và dộng lực để em chọn đề tài này.
Em xin chân thành Thank cô giáo Nguyễn Bích Huyền, là giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập và làm đồ án tốt nghiệp. Em xin chân thành Thank tất cả các thầy cô giáo của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã giảng dạy và dìu dắt em trong trong suốt quá trình học tập tại trường để em có được kiến thức và có thể thực hiện cũng như hoàn thành đồ án tốt nghiệp.



TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Đồ án tập trung nghiên cứu về truyền thoại qua mạng Internet thông qua giao thức IPv6 dựa trên kiến thức đã biết về VoIP và IPv6. Việc truyền thoại sử dụng IPv6 có nhiều ưu điểm, giải quyết được những vấn đề khó khăn của IPv4. Đây là công nghệ mới đang được nhiều tổ chức trên thế giới tập trung nghiên cứu. Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng mạng IPv4 còn phổ biến nên việc triển khai VoIPv6 sẽ tồn tại song song với VoIPv4. Chính vì vậy việc chuyển dịch gữa 2 loại địa chỉ là vấn đề quan trọng. Trong khuôn khổ đồ án tốt nghiệp, em đã sử dụng tổng đài Asteriskv6 là 1 loại tổng đài mã
nguồn mở được phát triển bởi công ty Viagénie năm 2007 để xây dựng 1 hệ thống đơn giản, mô phỏng cách thức hoạt động của hệ thống trao đổi thông tin với các thuê bao PSTN, các tài khoản Internet thế hệ cũ.
Nội dung cụ thể của đồ án bao gồm:
- Chương 1: Tổng quan về VoIP
- Chương 2: Kiến trúc hệ thống VoIP
- Chương 3: Các giao thức truyền tải và báo hiệu
- Chương 4: Tổng quan địa chỉ IPv6
- Chương 5: Thiết kế và phân tích hệ thống VoIPv6
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU . i
TÓM TẮT ĐỒ ÁN . ii
ABSTRACT . iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH HÌNH VẼ . vi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT . viii
MỞ ĐẦU . xii
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VoIP .1
1.1 Khái niệm Voice over IP 1
1.2 Đặc điểm của điện thoại IP . 2
1.3 Các hình thức truyền thoại qua IP . 5
1.3.1 Mô hình PC to PC 5
1.3.2 Mô hình PC to Phone . 6
1.3.3 Mô hình Phone to Phone 6
1.4 Các ưu điểm và ứng dụng của VoIP . 7
1.4.1 Ưu điểm . 7
1.4.2 Ứng dụng . 8
1.5 Các vấn đề về chất lượng của VoIP 9
1.5.1 Trễ (Delay) . 10
1.5.2 Trượt (jitter) . 11
1.5.3 Mất gói (packet loss) 11
1.6 Kết luận . 12
CHƯƠNG 2 : KIẾN TRÚC HỆ THỐNG VoIP .13
2.1 Kiến trúc và các giao diện của mạng VoIP . 13
2.1.1 Kiến trúc của mạng VoIP . 13
2.1.2 Các giao diện của mạng VoIP 14
2.2 Các thành phần của mạng VoIP 15
2.2.1 Thiết bị đầu cuối 15
2.2.2 Mạng truy nhập IP . 15
2.2.3 Gatekeeper . 16
2.2.4 Gateway . 17
2.3 Kết luận . 21
CHƯƠNG 3 : CÁC GIAO THỨC TRUYỀN TẢI VÀ BÁO HIỆU


3.1 Bộ giao thức RTP, RCTP và RSTP 22
3.1.1 Giao thức vận chuyển thời gian thực (Real-time Transport Protocol - RTP) 22
3.1.2 Giao thức điều khiển truyền thời gian thực (Real-time Transport Control Protocol -
RTCP) . 24
3.1.3 Giao thức giữ trước tài nguyên (Resource Reservation Protocol - RSVP) 26

3.2 Các giao thức điều khiển và báo hiệu VoIP 27
3.2.1 Giao thức khởi tạo phiên (SIP) 27
3.2.2 Chuẩn giao thức H323 . 31
3.2.3 So sánh giữa các giao thức SIP và H.323 34
3.2.4 Giao thức SGCP (Simple Gateway Control Protocol) . 36
3.2.5 Giao thức MGCP (Media Gateway Control Protocol) 36
3.3 Kết luận . 37
CHƯƠNG 4 : TỔNG QUAN ĐỊA CHỈ IPv6 38
4.1 Sự ra đời của IPv6 . 38
4.1.1 Sự cạn kiệt địa chỉ IPv4 . 38
4.1.2 Hạn chế về công nghệ và nhược điểm của IPv4: . 38
4.1.3 Mục tiêu thiết kế IPv6: . 39
4.2 Lý thuyết địa chỉ IPv6 40
4.2.1 Biểu diễn địa chỉ IPv6 40
4.2.2 Cấu trúc đánh địa chỉ, các dạng địa chỉ IPv6 . 42
4.2.3 Định danh giao diện trong địa chỉ IPv6 . 51
4.2.4 Tìm hiểu IPv6 header . 53
4.3 Hoạt động của địa chỉ IPv6 – Các thủ tục và quy trình họat động cơ bản 57
4.3.1 Thủ tục ICMPv6 57
4.3.2 Một số quy trình hoạt động của địa chỉ IPv6 . 60
4.3.3 Đặc tính của địa chỉ IPv6 . 66
4.4 Công nghệ chuyển đổi giao tiếp IPv4 - IPv6 70
4.4.1 Tổng quan về công nghệ chuyển đổi IPv4/IPv6 70
4.4.2 Dual – stack . 71
4.4.3 Công nghệ đường hầm Tunnel 72
4.5 Kết luận . 79
CHƯƠNG 5 : THIẾT KẾ VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VoIPv6
.80
5.1 Mô hình thiết kế 80
5.1.1 Mô tả hệ thống . 80
5.1.2 Thực hiện . 81
5.1.3 Kết quả đạt được 82
5.2 Kết luận . 95
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC .98


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c tính này có được nhờ việc node IPv6 có khả năng tự cấu hình 64 bít định
danh giao diện (Interface ID) từ địa chỉ của card mạng, hay nhận ID là một con số
ngẫu nhiên. Do 64 bít định danh giao diện có thể là con số ngẫu nhiên, hoàn toàn có
khả năng trên đường kết nối, địa chỉ IPv6 node dự định sử dụng đã được một node
khác sử dụng rồi. Do vậy chúng cần một quy trình để kiểm tra sự trùng lặp địa chỉ
trong đường link. Đó là quy trình DAD.
Nghiên cứu và thiết kế hệ thống VoIPv6
SVTH: Nguyễn Mạnh Hùng ĐT4 – K49 62
DAD cũng sử dụng hai thông điệp ICMPv6 Neighbor Solicitation và Neighbor
Advertisement. Tuy nhiên một số thông tin của gói tin này khác với gói tin sử dụng
trong quá trình phân giải địa chỉ.
Khi một node cần kiểm tra trùng lặp địa chỉ, nó gửi gói tin Neighbor Solicitation
- Địa chỉ IPv6 nguồn: Là địa chỉ unspecified "::". Điều này dễ hiểu, địa chỉ dự
định được gắn cho giao diện sẽ chưa thể được sử dụng chừng nào chưa kiểm tra là
không có sự trùng lặp.
- Gói tin Neighbor Solicitation sẽ chứa địa chỉ IPv6 đang được kiểm tra trùng lặp.
Sau khi gửi NS, node sẽ đợi. Nếu không có phản hồi, có nghĩa địa chỉ này chưa
được sử dụng. Nếu địa chỉ này đã được một node nào đó sử dụng rồi, node này sẽ gửi
thông điệp Neighbor Advertisement đáp trả:
- Địa chỉ nguồn: Địa chỉ IPv6 node giao diện gửi gói tin
- Địa chỉ đích: Địa chỉ IPv6 multicast mọi node phạm vi link (FF02::1)
- Gói tin sẽ chứa địa chỉ bị trùng lặp
Nếu node đang kiểm tra địa chỉ trùng lặp nhận được thông điệp RA phản hồi lại
RS mình đã gửi, nó sẽ hủy bỏ việc sử dụng địa chỉ này.
4.3.2.3 Kiểm tra tính có thể đạt tới của node lân cận (Neighbor Unreachability
Detection)
Thông điệp Neighbor Solicitation và Neighbor Advertisement được sử dụng
trong quá trình phân giải địa chỉ, kiểm tra trùng lặp địa chỉ, cũng được sử dụng cho
những mục đích khác, như quá trình kiểm tra tính có thể đạt tới của một node lân cận
(reachability). Các IPv6 node duy trì bảng thông tin về các neighbor của mình gọi là
neighbor cache, và sẽ cập nhật bảng này khi có sự thay đổi tình trạng mạng. Bảng này
lưu thông tin đối với cả router và host.
Biết được node lân cận có thể đạt tới hay không rất quan trọng đối với một node
vì nó sẽ điều chỉnh cách thức cư xử của mình theo kết quả nhận được. Ví dụ nếu biết
một node lân cận không đạt tới được, host sẽ ngừng gửi gói tin, biết một router đang
không thể đạt tới được, host có thể thực hiện quy trình tìm kiếm một router khác.
Nghiên cứu và thiết kế hệ thống VoIPv6
SVTH: Nguyễn Mạnh Hùng ĐT4 – K49 63
Nếu một host muốn kiểm tra tình trạng có thể nhận gói tin của node lân cận, nó
gửi thông điệp Neighbor Solicitation, Nếu nhận được Neighbor Advertisement phúc
đáp, nó biết tình trạng của node lân cận là đạt tới được (reachable) và cập nhật bảng
neighbor cache tương ứng. Tất nhiên tình trạng này chỉ được coi là tạm thời và có một
khoảng thời gian dành cho nó, trước khi node cần thực hiện kiểm tra lại trạng thái
neighbor. Khoảng thời gian quy định này, cũng như một số các tham số hoạt động khác
host sẽ nhận được từ thông tin quảng bá Router Advertisement của router trên đường
kết nối.
4.3.2.4 Tìm kiếm router (router Discovery)
Đối với hoạt động của địa chỉ IPv6, sự trao đổi giữa các host với nhau, giữa host
với router là rất quan trọng. Trong mạng, router là thiết bị đảm nhiệm việc chuyển tiếp
lưu lượng của các host từ mạng này sang mạng khác. Một host phải nhờ vào router để
có thể gửi thông tin tới những node nằm ngoài đường kết nối của mình. Do vậy, trước
khi một host có thể thực hiện các hoạt động giao tiếp với mạng bên ngoài, nó cần tìm
một router và học được những thông tin quan trọng về router, cũng như về mạng.
Trong thế hệ địa chỉ IPv6, để có thể cấu hình địa chỉ, cũng như có những thông số cho
hoạt động, IPv6 host cần tìm thấy router và nhận được những thông tin từ router trên
đường kết nối. Router IPv6 ngoài việc đảm trách chuyển tiếp gói tin cho host còn đảm
nhiệm một hoạt động không thể thiếu là quảng bá sự hiện diện của mình và cung cấp
các tham số trợ giúp host trên đường kết nối cấu hình địa chỉ và các tham số hoạt động.
Thực hiện những hoạt động trao đổi thông tin giữa host và router là một nhiệm vụ rất
quan trọng của thủ tục Neighbor Discovery.
Quá trình tìm kiếm, trao đổi giữa host và router thực hiện dựa trên hai dạng
thông điệp sau:
- Router Solicitation được gửi bởi host tới các router trên đường link. Do vậy,
gói tin được gửi tới địa chỉ đích multicast mọi router phạm vi link (FF02::2). Host gửi
thông điệp này để yêu cầu router quảng bá ngay các thông tin nó cần cho hoạt động ví
Nghiên cứu và thiết kế hệ thống VoIPv6
SVTH: Nguyễn Mạnh Hùng ĐT4 – K49 64
dụ khi host chưa được gắn địa chỉ, chưa có các tham số mặc định cần thiết để xử lý gói
tin…
- Router Advertisement chỉ được gửi bởi các router để quảng bá sự hiện diện của
router và các tham số cần thiết khác cho hoạt động của các host. Router gửi định kỳ
thông điệp này trên đường kết nối và gửi thông điệp này bất cứ khi nào nhận được
Router Solicitation từ các host trong đường kết nối.
4.3.2.5 Cấu hình tự động địa chỉ cho IPv6 node
Địa chỉ IPv6 được cải tiến để có thể giảm thiểu những cấu hình nhân công. 64
bít cuối của địa chỉ IPv6 luôn dành để định danh giao diện. 64 bít định danh này có thể
tự động cấu hình từ địa chỉ card mạng hay gán một cách tự động. Nhờ quy trình giao
tiếp trên đường link của thủ tục Neighbor Discovery, IPv6 host có thể liên lạc với
router trên đường kết nối để nhận các thông tin về prefix trên link và những tham số
hoạt động khác. Do vậy, các node trong IPv6 có hai cách thức cấu hình địa chỉ: cấu
hình địa chỉ bằng tay (quá trình cấu hình địa chỉ cho giao diện, tạo route… được thực
hiện qua các lệnh cấu hình bằng tay), hay cấu hình địa chỉ tự động.
IPv6 node có hai cách thức cấu hình tự động địa chỉ cho giao diện:
- Tự động cấu hình có trạng thái (stateful): Đây là cách thức cấu hình địa chỉ
cho host dựa vào sự trợ giúp của DHCPv6 server. Cách thức cấu hình này tương tự như
việc sử dụng DHCP của IPv4. Hiện nay, các rfc dành cho DHCPv6 đã được IETF hoàn
thiện đầy đủ. Máy chủ DHCPv6 sẽ cung cấp cho host địa chỉ và các thông tin để host
cấu hình, nên được gọi là cấu hình có trạng thái (stateful)
- Tự động cấu hình không trạng thái (stateless): Đây là cách thức tự động trong
đó, một host sẽ tự thực hiện cấu hình địa chỉ cho giao diện không cần sự hỗ trợ của bất
kỳ một máy chủ DHCP nào. Host thực hiện cấu hình địa chỉ từ khi chưa có một thông
tin nào hỗ trợ cấu hình (stateless) và qua trao đổi với router IPv6 trên đường kết nối.
Nghiên cứu và thiết kế hệ thống VoIPv6
SVTH: Nguyễn Mạnh Hùng ĐT4 – K49 65
4.3.2.6 Đánh số lại thiết bị IPv6
Đánh số lại mạng IPv4 là điều những nhà quản trị rất ngại. Nó ảnh hưởng ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Thủy Đậu Bằng Zincpaste Y dược 0
D Nghiên cứu quy trình tổng hợp vật liệu aerogels từ xơ dừa và ứng dụng hấp phụ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu, Chế Tạo Carbon Cellulose Aerogel Từ Hỗn Hợp Sợi Lá Dứa Và Sợi Cotton Ứng Dụng Trong Hấp Phụ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu và thiết kế mô hình học tập hệ thống phun xăng đánh lửa và chẩn đoán trên ô tô Khoa học kỹ thuật 0
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu về mạng Nơron tích chập và ứng dụng cho bài toán nhận dạng biển số xe Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng hệ thống mạng an toàn Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top