congchua_cin

New Member
Download Khóa luận Khóa luận Tìm hiểu hoạt động kinh doanh ăn uống tại Khách sạn Thắng Lợi

Download miễn phí Khóa luận Khóa luận Tìm hiểu hoạt động kinh doanh ăn uống tại Khách sạn Thắng Lợi





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu: 2
2. Phương pháp phân tích hệ thống: 2
3. Phương pháp thống kê: 2
4. Phương pháp quan sát thực tế: 3
5. Phương pháp điều tra, phỏng vấn: 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN THẮNG LỢI 5
1.1 Sự hình thành và hoạt động của Khách sạn Thắng Lợi 5
1.1.1 Địa thế 5
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn 6
1.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý 9
1.1.4 Đội ngũ lao động của khách sạn 12
1.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn 17
1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của Khách sạn Thắng Lợi 19
1.2.1 Những hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn 19
1.2.2 Hiệu quả kinh doanh của khách sạn 20
CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĂN UỐNG 25
TẠI KHÁCH SẠN THẮNG LỢI 25
2.1 Kinh doanh ăn uống 25
2.1.1 Khái niệm 25
2.1.2 Sản phẩm ăn uống và đặc điểm của sản phẩm ăn uống 26
2.1.3 Vai trò của hoạt động kinh doanh ăn uống trong khách sạn và trong du lịch 27
2.2 Giới thiệu chung về bộ phận kinh doanh ăn uống tại Khách sạn Thắng Lợi 29
2.2.1 Đội ngũ lao động của bộ phận kinh doanh ăn uống 29
2.2.2 Cơ sở vật chất của bộ phận kinh doanh ăn uống 32
2.2.3 Đối tượng phục vụ 35
2.2.4 Quy trình phục vụ ăn uống tại Khách sạn Thắng Lợi 35
2.2.5 Số lượng, chất lượng các món ăn, đồ uống 38
2.2.6 Hệ thống giá cả dịch vụ 39
2.2.7 Đầu tư cho bộ phận kinh doanh ăn uống 39
2.2.8 Hoạt động tiếp thị và quảng cáo của Khách sạn Thắng Lợi 41
2.3 Hiệu quả kinh doanh của bộ phận ăn uống 43
CHƯƠNG 3. NHỮNG NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU VÀ HƯỚNG 49
PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG 49
TẠI KHÁCH SẠN THẮNG LỢI 49
3.1 Những nhận xét chung về hoạt động kinh doanh ăn uống tại Khách sạn Thắng Lợi 49
3.2 Hướng phát triển kinh doanh dịch vụ ăn uống của Khách sạn Thắng Lợi trong tương lai 53
KẾT LUẬN 57
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

2006
13.300
48.500
27,42
Năm 2007
17.800
67.300
26,44
Nguồn: kế toán khách sạn Thắng Lợi
Ngoài những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu trên, khách sạn Thắng Lợi còn rất quan tâm đến kinh doanh các dịch vụ bổ sung, đó là các dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, nhu cầu có liên quan đến sinh hoạt hàng ngày của khách. Đây là lĩnh vực kinh doanh khó thống kê một cách đầy đủ vì nó luôn thay đổi và nảy sinh theo nhu cầu của khách. Doanh thu từ dịch vụ bổ sung của khách sạn khá cao đạt 15.700 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 32,37% tổng doanh thu cả khách sạn năm 2006, đạt 18.300 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 27,2% năm 2007. Dịch vụ bổ sung đóng vai trò khá quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách sạn bởi vì chúng làm tăng thêm sự hài lòng của khách đối với khách sạn. Dịch vụ lưu trú giúp khách thỏa mãn về nhu cầu nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống thỏa mãn khách nhu cầu ẩm thực, còn các dịch vụ bổ sung mang lại cho khách những cảm giác thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Khách sạn Thắng Lợi luôn luôn quan tâm đến việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như chất lượng của các dịch vụ đó. Đầu tư kinh doanh các dịch vụ bổ sung mang lại lợi nhuận vừa hữu hình vừa vô hình. Hai khách sạn có cùng giá thành, tiện nghi vật chất, khách sạn nào làm cho khách cảm giác thoải mái hơn bởi những dịch vụ bổ sung phong phú hơn thì chắc chắn khách sạn đó sẽ là sự lựa chọn của họ.
Qua những phân tích ban đầu như trên, ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của Khách sạn Thắng Lợi đang trên đà phát triển rất thuận lợi. Doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm tỷ trọng lớn nhất, doanh thu từ dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung cũng khá cao, tạo được sự hài lòng cho khách. Ba lĩnh vực kinh doanh tuy là các loại hình khác nhau nhưng đều hướng đến một mục đích chung là tạo ra lợi nhuận, bởi mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh là thu lợi nhuận , do đó chúng luôn có sự bổ sung cho nhau. Nếu hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú phát triển, đồng nghĩa với việc lượng khách đến khách sạn ngày càng đông, nhờ đó kinh doanh ăn uống và các dịch vụ bổ sung cũng phát triển theo. Mặt khác, kinh doanh ăn uống phát triển góp phần nâng cao uy tín cho khách sạn, thu hút một lượng khách đáng kể, làm tăng doanh thu cho khách sạn. Các dịch vụ bổ sung được đa dạng hóa làm tăng sự thỏa mãn của khách, nó cũng là yếu tố kích thích sự quay trở lại của khách.
Đối tượng khách chủ yếu của khách sạn là khách quốc tế, trong đó phần lớn là khách Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc…, phần lớn là khách theo đoàn và khách du lịch. Khách theo đoàn thường đông, sẽ làm tăng công suất sử dụng buồng phòng, mang lại doanh thu lớn cho khách sạn. Khách đến khách sạn thường là khách có khả năng chi trả cao, nên tổng lợi nhuận hàng năm mà khách sạn thu được là khá lớn.
Khách sạn luôn quan tâm đầu tư các trang thiết bị nội thất, làm đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ bổ sung nhằm tạo ra những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của khách sạn.
CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĂN UỐNG
TẠI KHÁCH SẠN THẮNG LỢI
2.1 Kinh doanh ăn uống
2.1.1 Khái niệm
Kinh doanh ăn uống được hiểu là toàn bộ hoạt động sản xuất chế biến, cung ứng và phục vụ đồ ăn thức uống trong các nhà hàng, khách sạn, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách và tạo ra lợi nhuận.
Trước kia, khi hoạt động kinh doanh ăn uống chưa xuất hiện, con người luôn phải mang theo thức ăn để ăn dọc đường mỗi khi họ đi khỏi nơi lưu trú của mình. Có những trường hợp do đi quá xa, thức ăn mang theo cũng hết nên phải vào nhà dân dọc đường để xin, sau đó Thank bằng cách để lại một món tiền hay một kỷ vật nào đó cho chủ nhà. Cứ như vậy, sau một thời gian, mỗi lần đi xa người ta không cần đem theo thức ăn nữa, những người dân dọc đường bắt đầu kinh doanh thức ăn đồ uống, và kinh doanh ăn uống đã xuất hiện từ đây. Buổi ban đầu nó chỉ đơn giản là phục vụ một nhu cầu thiết yếu của con người là ăn uống, nhưng trải qua thời gian, nhu cầu ăn uống trở thành nghệ thuật ẩm thực thì kinh doanh ăn uống cũng trở thành kinh doanh ẩm thực.
Càng ngày càng có nhiều người tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này bởi đây là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn, bỏ ra nguồn vốn không lớn nhưng lợi nhuận thu được lại cao.
Khách đến khách sạn gồm nhiều tầng lớp trong xã hội, vì thế có thể coi đây là một xã hội thu nhỏ, nó cũng là nơi thường xuyên diễn ra những sự kiện như hội nghị, hội thảo, hoạt động ngoại giao, tiệc chiêu đãi, lễ kí kết, tiệc kỉ niệm… Những hoạt động này đã tạo ra sự phát triển sôi động cho hoạt động kinh doanh ăn uống của các khách sạn nói chung và Khách sạn Thắng Lợi nói riêng.
2.1.2 Sản phẩm ăn uống và đặc điểm của sản phẩm ăn uống
Sản phẩm ăn uống được hiểu là những món ăn, đồ uống được nhà hàng, khách sạn chế biến ra để phục vụ, thỏa mãn nhu cầu ăn uống của con người.
Nhà hàng và khách sạn ở đây có thể hiểu là các cơ sở chế biến món ăn nói chung, chế biến và phục vụ các món ăn theo nhu cầu của thực khách.
Sản phẩm ăn uống là loại sản phẩm khá đặc biệt, không giống như các sản phẩm hàng hóa thông thường khác, nó vừa có tính hữu hình thể hiện ngay ở bản thân món ăn, cái mà chúng ta có thể nắm bắt, có thể nhìn thấy bằng mắt; vừa có tính vô hình đó chính là mùi vị của món ăn, cũng như giá trị thẩm mỹ của nó, cao hơn nữa là những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của một dân tộc thể hiện trong từng món ăn. Phải dựa vào cả hai tiêu chí này mới có thể đánh giá chính xác món ăn đó là ngon hay không ngon.
Để có một sản phẩm ăn uống không phải là chuyện đơn giản, nó đòi hỏi phải trải qua một quá trình từ bước lựa chọn thực phẩm, sơ chế, chế biến rồi mới phục vụ cho khách. Quá trình đó thật sự khó khăn và phức tạp vì các món ăn chỉ có thể chế biến bằng lao động thủ công chứ khó có thể áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Có chăng chỉ là người đầu bếp sử dụng các công cụ máy móc nhằm hỗ trợ cho công việc của mình thuận lợi hơn, chứ hoàn toàn không thể dùng chúng thay thế cho con người.
Mỗi món ăn, đồ uống lại mang tính dân tộc sâu sắc, những phong tục, tập quán của mỗi địa phương được thể hiện trong món ăn đặc trưng của địa phương đó. Bởi thế, thưởng thức các món ăn để tìm hiểu nghệ thuật ẩm thực của địa phương là một sở thích của hầu hết khách du lịch. Nhờ đó, khách du lịch hiểu hơn về người dân ở từng vùng lãnh thổ cùng với những thói quen sinh hoạt hàng ngày của họ.
Đối với sản phẩm ăn uống, người ta luôn phải chú trọng đến vấn đề dự trữ nguyên liệu, chế biến và tổ chức phục vụ, bởi vì sản phẩm ăn uống không có khả năng bán buôn, ít có khả năng lưu kho hay vận chuyển xa. Hơn nữa, phải đảm bảo về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các loại thực phẩm lại dễ bị hư hỏng, nhất là trong điều kiện khí hậu nước ta, do đó càng phải quan tâm tới khâu dự trữ nguyên liệu chế biến.
2.1.3 Vai ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu hoạt động tái định vị thương hiệu Tập đoàn Trung Nguyên Legend Luận văn Kinh tế 0
P Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo bằng Panô, ápphích trên địa bàn Hà Nộ Luận văn Kinh tế 0
A Tìm hiểu hoạt động biên tập - Xuất bản sách phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội Kiến trúc, xây dựng 0
D Tìm hiểu hoạt động phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước hiện nay và những cơ sở pháp lý để thực hiệ Luận văn Kinh tế 1
T Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Trạm và những định hướng trong tương lai Luận văn Kinh tế 0
F Tìm hiểu hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam Luận văn Kinh tế 2
R Tìm hiểu hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa Luận văn Kinh tế 0
M Tìm hiểu hoạt động của công ty thương mại - Dịch vụ Tràng thi Luận văn Kinh tế 0
B Tìm hiểu hoạt động môi giới bất động sản tại công ty TNHH Tài Tâm Luận văn Kinh tế 3
T Tìm hiểu hoạt động môi giới bất động sản tại công ty bất động sản Tân Long Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top