Download Đề tài Phát triển du lịch văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Download miễn phí Đề tài Phát triển du lịch văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá





Phát triển du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước, làm phong phú thêm tiềm năng sẵn có của mỗi quốc gia, mở mang ngành nghề thu hút khối lượng lao động không nhỏ vào dịch vụ này, mà còn góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước, đồng thời là phương tiện trao đổi văn hoá trong mối quan hệ giao lưu quốc tế.
Chúng ta sống trong thời đại mà sự “bùng nổ” về thông tin khoa học, kỹ thuật làm cho con người xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn qua màn ảnh nhỏ. Sự hiểu biết đó mới là điều kiện cần còn con người đến với nhau, chiêm ngưỡng những giá trị tinh hoa của mỗi dân tộc, mỗi đất nước, hiểu biết nhau. Bởi vậy, du lịch chính là cầu nối cho mối quan hệ giữa người với người gắn liền với việc tôn trọng thiên nhiên, giữ gìn văn hoá dân tộc và tiếp thu văn hoá thế giới.
Phát triển du lịch là thước đo trình độ văn hoá, trình độ phát triển của xã hội. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những đặc trưng riêng biệt về tự nhiên lịch sử, văn hoá, truyền thống,. thu hút khách du lịch và làm thoả mãn nhu cầu của khách. Ngày nay du lịch văn hoá đang trở thành một nhu cầu lớn của khách với ý nghĩa quan trọng như vậy, du lịch văn hoá ngày càng được khai thác không ngừng trong kinh doanh du lịch ở những nước có tiềm năng và thế mạnh về văn hoá truyền thống.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thư ký UNESCO đã nói: “cần giữ gìn cho được mọi giá trị văn hoá dân tộc, một cộng đồng người, thậm chí của một cá thể là những điều không thể thay được”.
Trên thế giới ngày nay đang phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch hoài cổ, du lịch tìm cái mới, du lịch tìm hiểu phong tục nhưng du lịch kiểu nào, ở đâu, đến nước cùng kiệt hay nước công nghiệp phát triển, du lịch bao giờ cũng gắn liền với văn hoá, với bản sắc của mỗi quốc gia luôn đầy ắp giá trị. Vì văn hoá là yếu tố tiềm ẩn hoá thân trong hoạt động du lịch và hoạt động du lịch trước hết là hoạt động nhằm đi tìm cái giá trị văn hoá dân tộc văn hoá nhân loại để thưởng thức, khám phá, hưởng thụ và sáng tạo. Ta có thể khẳng định rằng du lịch không thể tự mình phát triển được nếu không dựa trên một nền tảng văn hoá và ngược lại, nhờ có du lịch mà các dân tộc hiểu biết được những thành tựu rực rỡ của nền văn hoá nhân loại, tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự xích lại gần nhau giữa các nền văn hoá làm cho các dân tộc ngày càng hiểu biết nhau hơn, nhưng du lịch không chỉ dừng lại ở sự thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên, ngắm nhìn các công trình văn hoá, tìm heieủ các di tích lịch sử để cảm thụ mà du lịch còn là một hoạt động khám phá sáng tạo them qui luật của cái đẹp.
Du lịch văn hoá là hai khái niệm khác nhau nhưng lại đồng nhất trong mỗi khát vọng của mỗi con người. Lịch sử phát triển du lịch từ xưa đến nay đã cho thấy, nhờ du lịch mà con người đã khám phá ra nhiều điều mới mẻ và đã chuyển hoá khá nhiều giá trị văn hoá thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Như vậy, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được cùng con người trong quá trình hiểu biết để hưởng thụ và sáng tạo. Sự đóng góp cho quá trình tăng trưởng kinh tế cho sự phát triển nguồn thu từ du lịch có nguyên nhân từ nhu cầu này - du lịch phát triển không tách rời nhu cầu hiểu biết, khám phá, sáng tạo. Theo đặc trưng của văn hoá trên cơ sở biết đánh thức các giá trị văn hoá của dân tộc, biết xem các di sản văn hoá, di tích lịch sử,... Cái “thiên nhiên thứ hai” đã được nhân hoá qua lao động sáng tạo của con người, là cái vốn quý nhất, là tiềm năng vô giá của du lịch. Sự phát triển du lịch ở Hà Nội, cũng như Huế, Quảng Ninh, Quảng Nam - Đà Nẵng,... là nhờ vào tiềm năng vô giá đó.
Du lịch rất cần đến văn hoá và văn hoá không thể tách rời khỏi du lịch. Dựa vào du lịch để giới thiệu về đất nước, văn hoá, con người Việt Nam, hoạt động du lịch là nơi góp phần nâng cao, đổi mới, mở rộng giao lưu văn hoá. Vốn đầu tư cho văn hoá chính là đầu tư vào du lịch, đó là việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khách sạn, dịch vụ giải trí. Cơ sở hạ tầng đó đảm bảo các đặc tính môi trường sinh thái. Các điểm du lịch có tầm nhìn chung của khu vực đông dân cư và có những ấn tượng đặc biệt, các sắc thái văn hoá thể hiện qua kiến trúc, rồi đến các sắc thái văn hoá thể hiện qua vui chơi, giải trí, âm nhạc, múa, ăn uống phù hợp với bản sắc từng khu vực.
b. Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá.
Khi nói đến văn hoá du lịch không có nghĩa rằng du lịch là chỗ dựa duy nhất của sự phát triển văn hoá. Không nhận thức rõ điều này, thì vô tình sự phát triển chỉ có thể thành công xét về góc độ kinh tế, còn sẽ thất bại về việc giữ gìn bản sắc dân tộc, do sự tiếp xúc với du khách từ khắp năm châu đến Việt Nam.
Phát triển du lịch văn hoá là một định hướng đúng trong quá trình CNH, HĐ đất nước. Văn hoá chính là nền tảng, là động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch và du lịch văn hoá. Kinh nghiệm trên thế giới và nước ta cho thấy cần thực hiện đồng thời và đồng bộ như: phải tạo ra môi trường văn hoá vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc, làm sống lại các giá trị văn hoá truyền thống, giữ vững sự ổn định chính trị và an ninh xã hội, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm đối tượng tốt, nhằm tạo ra sức hấp dẫn khách thập phương.
Hoạt động du lịch càng hiện đại hoá thì càng phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống dân tộc. Nhưng văn hoá phải thật sự là yếu tố nhân bản, là những giá trị hữu hình và vô hình. Cái gọi là tài sản vô hình đó chính là sự chuyển hoá các năng lực tinh thần của con người vào hoạt động kinh doanh, đó chính là văn hoá. Tài sản vô hình trong du lịch bao gồm các yếu tố chính như: thông tin và khoa học - kỹ thuật trong du lịch, tổ chức bộ máy và nghệ thuật quản lý du lịch, sự tín nhiệm của khách hàng đối với công ty và sản phẩm và những đặc sản của mỗi vùng, mỗi miền. Văn hoá du lịch bền bỉ tích góp, thu nhập, gạn lọc muôn vàn tinh hoa từ muôn nẻo không ngừng chuyển tải, giao lưu, biến đổi và nâng cao để góp phần vào sự giàu có và cường thịnh về nền văn hoá, kinh tế - xã hội của dân tộc - của đất nước.
Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá đối với kinh doanh du lịch là hết sức quan trọng, nó góp phần thúc đẩy cho du lịch vươn lên tạo đà cho du lịch ngày một phát triển, đem lại hiệu quả to lớn và ổn định cho nền kinh tế. Nó có hiệu quả là càng tăng giá trị văn hoá - văn minh, bản sắc dân tộc thì hiệu quả kinh doanh du lịch càng cao. Nhận biết được vấn đề đó các nhà kinh doanh du lịch, các nhà quản lý kinh tế phải không ngừng những kiểm tra, ngăn chặn những mặt phi văn hoá bằng hệ thống pháp luật mà vấn đề lâu dài và quan trọng hơn là xây dựng, tạo ra để hấp dẫn từ bản sắc, “thuần - phong - mỹ - tục” dân tộc, bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc.
II. Mối quan hệ giữa du lịch văn hoá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1. Điều kiện để phát triển du lịch văn hoá.
Sự phát triển du lịch văn hoá nói riêng và du lịch nói chung đòi hỏi phải có những điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan cần thiết nhất định.
Điều kiện phát triển du lịch văn hoá
Điều kiện để phát triển du lịch văn hoá
Điều kiện chung (Điều kiện cần)
Điều kiện đặc trưng (Điều kiện đủ)
Điều kiện thời gian rỗi
Điều kiện nguồn khách
Điều kiện nền kinh tế đất nước
Điều kiện cơ sở hạ tầng
Điều kiện chính trị và an toàn đối với khách
Điều kiện tài nguyên du lịch
Điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách
Điều kiện về môi trường văn hoá
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch nhân tạo
Điều kiện về tổ chức
Điều kiện về mặt kỹ thuật
Điều kiện về kinh tế
Các tài nguyên có giá trị lịch sử
Các tài nguyên có giá trị kiến trúc
Các tài nguyên có giá trị văn hoá
Các tài nguyên có giá trị nghệ thuật quần chúng
Các thành tựu sự kiện kinh tế chính trị xã hội
Trong điều kiện cho phép của đề tài nghiên cứu, ở đây người viết chỉ xin nêu điều kiện quan trọng nhất để phát triển du lịch văn hoá.
Kinh doanh du lịch là một loại hình kinh doanh cao cấp không thể tách rời văn hoá vì xét cho cùng thì du lịch là hoạt động văn hoá. Văn hoá là nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội đồng thời nó cũng là nhu cầu đặc trưng của con người khi du lịch do vậy văn hoá là yếu tố ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top