Cale

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
Lời Thank 1
Mục lục 2
Mục lục các chữ viết tắt 2
PHẦN MỞ ĐẦU …….3
PHẦN I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008 …..…………………………………………………………………..6
PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI ……………………………………………..13
PHẦN III: CÁC Ý KIẾN ĐỀ XUẤT …………………………………………….30
Danh mục các tài liệu tham khảo…….……………...……………….37
Danh sách thành viên nhóm……...…………………………………..38
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn ……………………...……….....39
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTCK: Thị Trường Chứng Khoán
SGDCK: Sàn Giao Dịch Chứng Khoán
TTĐÔ: Thị Trường Địa Ốc
TTBĐS: Thị Trường Bất Động Sản
BĐS: Bất Động Sản
CP: Cổ Phiếu
DN: Doanh Nghiệp
NHNN: Ngân Hàng Nhà Nước
NHTM: Ngân Hàng Thương Mại
Bộ XD: Bộ Xây Dựng





PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương có tổng diện tích là 331.114 km2, phía bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía tây tiếp giáp Lào và Campuchia, phía đông tiếp giáp Biển Đông, phía đông và nam tiếp giáp Thái Bình Dương. Ở vị trí này, Việt Nam là một đầu mối giao thông quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản. Nằm sâu trong lòng đất là những loại đá quý hiếm, than, và nhiều loại khoáng sản có giá trị như thiếc, kẽm, bạc, vàng, và antimon. Cả trong đất liền cũng như ngoài biển khơi đều có dầu và khí đốt với trữ lượng rất lớn.
Việt Nam là quốc gia theo chế độ Xã hội Chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoà bình và ổn định.
Về kinh tế, công cuộc Đổi mới khởi xướng từ năm 1986 đã đưa đến nhiều thắng lợi to lớn và thành tựu đáng kể trong nền kinh tế của Việt Nam. Kinh tế tăng trưởng, đời sống của người dân Việt Nam đã được nâng cao một cách đáng kể. Năm 1995 Việt Nam đã chính thức gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Châu á (ASEAN). Năm 2006 , Việt Nam gia nhập WTO. Đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và hội nhập vào khu vực và thế giới.
Hiện nay, kinh tế Việt Nam phát triển trên nhiều lĩnh vực, từ xuất khẩu cho đến thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút khách du lịch quốc tế. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao và đi dần vào thế ổn định.
Trong giai đoạn 2006-2008, nền kinh tế Việt Nam đã có sự bứt phá về tăng trưởng, cùng với sự tinh vi và phức tạp gia tăng đáng kể bởi các thị trường vốn hoạt động mạnh mẽ, các sản phẩm tài chính đa dạng hơn và nhu cầu đầu tư tăng mạnh. Công tác quy hoạch chính sách tài chính, tiền tệ cần những nghiên cứu đủ sâu để có thể nhận biết các đặc tính, thậm chí dự báo các trạng thái kinh tế với các xác suất đủ tin cậy. Từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện nền kinh tế (năm 1986), tầm quan trọng của thị trường bất động sản và tài chính từng bước được khẳng định. Tới năm 2000, một thể thức mới ở mức tinh vi cao độ của thị trường vốn Việt Nam ra đời: Thị trường chứng khoán, nơi các tài sản tài chính là cổ phần doanh nghiệp được trao đổi. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam đánh dấu bước tiến tới sự đầy đủ của dạng thức kinh doanh tài chính tại Việt Nam. Quá trình liên thông giữa các thị trường bất động sản, vốn và thị trường chứng khoán đang được nhắc tới nhiều, nhưng đó mới chỉ là sự hiểu biết trực giác. Vậy để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề nóng bỏng này, chúng tui xin được chọn đề tài “SỰ DI CHUYỂN VỐN GIỮA 2 THỊ TRƯỜNG ĐỊA ỐC VÀ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM”.
Nội dung của bài tiểu luận sẽ tìm hiểu xem tại sao lại xuất hiện sự di chuyển vốn giữa hai thị trường địa ốc và chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng của đề tài, tìm ra nguyên nhân, tiểu luận sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm giới thiệu cho mọi người nên đầu tư vào thị trường tài chính nào là tốt nhất.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• Mục đích của tiểu luận là nhằm nêu lên toàn diện thực trạng của sự di chuyển vốn giữa hai thị trường địa ốc và chứng khoán từ năm 2006 đến 2008, đánh giá những đóng góp của nó trong nền kinh tế xã hội của Việt Nam. Tiểu luận cũng nêu lên các nhân tố tác động, những cơ hội, thách thức trong thời gian tới; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thiết thực, góp phần đề xuất, gợi ý cho mọi người có thêm cơ sở để lựa chọn thị trường tài chính đầu tư thích hợp.
• Để đạt được mục đích trên, tiểu luận có các nhiệm vụ sau:
- Nêu các khái niệm, đặc đểm của thị trường chứng khoán và địa ốc.
- Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quy mô dòng vốn đổ vào thị trường chứng khoán và địa ốc.
- Phân tích sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này.
- Đề ra những giải pháp nhằm tạo ra cơ sở lựa chọn đầu tư tốt hơn.
• Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận :
Sự di chuyển vốn giữa hai thị trường chứng khoán và địa ốc Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2008.
III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiểu luận dùng phương pháp khoa học phân tích, giả thiết đối chiếu với chứng cứ và tổng hợp.
Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, lịch sử, so sánh, tổng hợp, để từ đó đề ra giải pháp thực tiễn. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của chuyên ngành kinh tế học như phương pháp suy diễn của logic và hình học, các phương pháp quy nạp rút ra từ các con số thống kê và kinh nghiệm.
IV. CƠ CẤU ĐỀ TÀI
Đề tài gồm 3 phần:
Phần mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phần 1: Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2008
Phần 2: Thực trạng đề tài
Phần 3: Một số ý kiến đề xuất









PHẦN 1
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008
Kinh tế Việt Nam từ năm 2006 đến 2008 có những chuyển biến rõ nét. Những thuận lợi cơ bản đó là: sự ổn định về chính trị, xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô. Thành công của cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII và những đổi mới trong tổ chức của Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ mới có ý nghĩa rất quan trọng đến việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước. Trong quan hệ hợp tác quốc tế, cùng với xu thế tiếp tục ổn định và tăng trưởng cao của nền kinh tế thế giới, việc chúng ta chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO và các hiệp định đa phương, song phương khác đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đất nước.
Bên cạnh những thuận lợi trên nền kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Thiên tai, lũ lụt, hạn hán và dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi, gây nhiều thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân. Giá dầu thô và nhiều vật tư chủ yếu trên thế giới tiếp tục lên cao và gây áp lực lớn đến giá đầu vào trong nước; chỉ số giá tiêu dùng tăng cao hơn so với những năm gần đây, ảnh hương xấu đến việc ổn định sản xuất và đời sống.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; đồng thời, với sự tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ và sự nổ lực, sự cố gắng khắc phục của các cấp, ngành, địa phương nên tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2006 đến nay vẫn phát triển ổn định, nhiều vấn đề bức xúc đã được giải quyết tích cực.
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ: Tuy tình hình Kinh tế - Xã hội có nhiều khó khăn nhưng kinh tế vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, lạm phát được kiềm chế và ngân hàng ổn định, các cân đối vĩ mô lớn giữ vững, an ninh xã hội được đảm bảo.Sau đây là hai biểu đồ về Tốc độ tăng trưởng các chỉ số kinh tế so với cùng kỳ năm trước:
a) Tốc độ tăng trưởng các chỉ số kinh tế năm 2006 so với năm 2007

Bảng P1.I.a
b) Tốc độ tăng trưởng các chỉ số kinh tế năm 2007 so với năm 2008

Bảng P1.I.b


1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 theo giá sao sánh ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2-8,5%). Trong khi đó, GDP của năm 2008 chỉ tăng 6,23% so với cùng kỳ năm 2007. Tốc độ GDP năm 2008 thấp hơn năm 2007 và mục tiêu kế hoạch tăng 7% nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước giảm mạnh mà nền kinh tế của nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao đã là một cố gắng rất lớn.
Trong lần họp Quốc Hội ngày 20 tháng 5 năm 2009 gần đây nhất, Quốc Hội đã dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ còn 5%, so với phương án 6,5% đầu năm. Nguyên nhân được lý giải là do tình hình kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng.
Dưới đây là bảng về Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh năm 1994

Bảng P1.I.1
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Nông nghiệp các năm từ 2006 đến 2008 có bước phát triển khá toàn diện mặc dù có nhiều khó khăn thử thách thiên tai, dịch bệnh và những diễn biến phức tạp của thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là những tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới trong những tháng cuối năm 2008. Mặc dù khó khăn nhiều nhưng sản lượng nông lâm nghiệp và thủy sản các năm nay vẫn tăng đáng kể, đặc biệt là năm 2008 – được coi là năm “được mùa” nhất.
Năm 2006: Kim ngạch xuất khẩu thấp: Rau quả đạt 299 triệu USD, chỉ tăng 15%; Sản phẩm mây, tre, thảm đạt 218 triệu USD, chỉ tăng 13%.
Năm 2007: Sản lượng cây lương thực đạt 40 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 12,5 tỷ USD. Giá trị sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản đạt 200.000 tỷ , tăng 4,6% so với năm 2006, trong đó Nông nghiệp tăng 2,9%, Lâm nghiệp tăng 1%, Thủy sản tăng 11%. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt: 40 triệu tấn. Sản lượng cây công nghiệp tăng: Lạc đạt 505.000 tấn, tăng 9%. Mía đạt 17,4 triệu tấn, tăng 4%. Đậu tương đạt 275.500 tấn, tăng 7%. Chăn nuôi: 3,8 tấn thịt hơi, tăng 13%. Thủy sản: 4,15 triệu tấn, tăng 11,5%.
Năm 2008: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 212,0 nghìn tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2007, bao gồm giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 155,2 nghìn tỷ đồng, tăng 5,4%; giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 6,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% ; giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 50,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7%
Năm 2009: Ngành phấn đấu đạt những mục tiêu cụ thể như: giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản tăng từ 4 đến 4,2%; tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 93%; tỷ lệ tiêm phòng bắt buộc đạt 90% tổng đàn gia súc trong diện tiêm...
3. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp ba năm vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 17,1% so với năm 2006, trong đó khu vực ngoài quốc dân tăng 20,9% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,2%.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 14,6% so với năm 2007, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 4%, ngoài Nhà nước tăng 18,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,6%.
Nguyên nhân mà khu vực Nhà nước tăng thấp là do chúng ta đang tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp và cổ phần hóa nên số doanh nghiệp khu vực này giảm. Khu vực ngoài nhà nước vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ba khu vực, chủ yếu là do Luật doanh nghiệp mới đã tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
Các địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp tăng cao hơn mức tăng chung của cả nước là: Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Cần Thơ.
4. Đầu tư
Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế đạt 461,9 tỷ đồng, tăng 15,8% so với năm 2006.
Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế đạt 637,3 tỷ đồng, tăng 22,2% so với năm 2007.
Dưới đây là bảng thống kê vốn đầu tư toàn xã hội so với năm trước, đơn vị tính: Tỷ đồng
2007 2008
Vốn khu vực Nhà nước 97 nghìn
187,8 nghìn
74,1 nghìn 184,4 nghìn
263 nghìn
189,9 nghìn
Vốn khu vực ngoài Nhà nước
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Bảng P1.I.4
5. Thương mại và dịch vụ
Kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, thị trường hàng hoá sôi động với sự đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Giá cả hàng hoá trên thị trường tuy không có "sốt giá" trên diện rộng nhưng do tác động của nhiều yếu tố trong nước và thế giới đã tạo sức ép tăng giá nhiều mặt hàng như gạo, cà phê, cao su, phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu, thép, xi măng, thuốc chữa bệnh.
Năm 2007, Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tháng 12 đạt 70,809 tỷ đồng, nâng con số của cả năm lên mức 726.113 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2006.
Năm 2008: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 694,4 nghìn tỷ đồng, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm nay tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong các ngành kinh doanh, thương nghiệp đạt 571,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 82,3% tổng số và tăng 30,5%; khách sạn, nhà hàng đạt 79,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4%, tăng 25,7%; dịch vụ đạt 34,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 5% và tăng 30,9%; du lịch đạt 9,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,3%, tăng 45,2%.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 trên cả nước tiếp tục giảm 0,68% so với tháng trước, giúp đưa chỉ số lạm phát của cả nước trong năm 2008 này xuống dưới mức 20% so với cùng kỳ năm 2007. Và như vậy, đây là tháng thứ 3 liên tiếp CPI giảm. Tính chung cả năm, lạm phát dừng lại ở 19,89%. Trong 10 nhóm tính CPI , có 7 nhóm tăng giá, mặc dầu vậy mức tăng cao nhất chỉ đạt 1,01% (may mặc, mũ nón, giày dép), tăng ít nhất là nhóm giáo dục, với 0,17%. Trái với quy luật, cuối năm nay, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống lại giảm 0,13%, trong đó mặt hàng lương thực giảm mạnh 2,36%. Do giá xăng liên tục giảm, giá vận tải đã giảm tới 6,77%. Chỉ số giá vàng năm nay đã biến động mạnh, tăng 31,93% so với năm 2007. Trong khi đó, giá USD chỉ tăng 2,35%.
6. Xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
a) Tình hình xuất khẩu:
Giá trị hàng xuất khẩu năm 2007 ước tính đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006. Trong đó có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ đó là: dầu thô (8,5tỷ USD), Dệt may (7,8 tỷ USD), Giày dép (gần 4,8 tỷ USD), Thủy sản (3,8 tỷ USD), Sản phẩm gỗ (2,4 tỷ USD), Điện tử máy tính (2,2 tỷ USD), Cà phê (1,8 tỷ USD), Cao su (1,4 tỷ USD), Than đá (1 tỷ USD). 10 thị trường lớn đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ là: Mỹ 10 tỷ USD; EU 8,7 tỷ USD; ASEAN 8 tỷ USD; Nhật Bản 5,5 tỷ USD, Trung Quốc 3,2 tỷ USD.
Giá trị hàng xuất khẩu năm 2008 ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Trong đó có 8 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 2 tỷ đó là: dầu thô, Dệt may, Giày dép, Thủy sản, Sản phẩm gỗ, Điện tử máy tính, Cà phê. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam thì Mỹ vẫn là đối tác lớn nhất, đạt 11,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2007; ASEAN 10,2 tỷ USD, tăng 31% so với 2007; EU 10 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2007.
b) Tình hình nhập khẩu: Tuy nhập siêu đã giảm nhiều nhưng mức nhập siêu các năm này vẫn khá cao.
Giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2007 ước tính đạt 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006. Khu vực kinh tế trong nước đạt 39,2 tỷ USD, tăng 38,1%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31%.
Giá trị nhập khẩu hàng hóa tính chung cả năm 2008 ước tính đạt 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007. Khuvực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%.
II. TÌNH HÌNH XÃ HỘI
1. Đời sống dân cư: Tính đến 6 tháng đầu năm 2008, thu nhập bình quân một tháng của lao động khu vực Nhà nước đạt 2,3 triệu đồng, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2007. Gồm có: lao động khu vực Nhà nước do trung ương quản lý đạt 2,7 triệu đồng, tăng 12,5%; lao động khu vực Nhà nước địa phương quản lý đạt 2,1 triệu đồng, tăng 31,2%. Tính đến thời điểm 20/6/2008 cả nước có 102,3 nghìn lượt hộ với 452,5 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói, chiếm 0,9% tổng số hộ nông nghiệp và chiếm 0,9% tổng số nhân khẩu nông nghiệp. So với cùng kỳ năm 2007, số lượt hộ thiếu đói tăng 55,3% và số lượt nhân khẩu thiếu đói tăng 59,8%.
2. Giáo dục: Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông năm 2009 là kì thi thứ ba thực hiện cuộc vận động “hai không” của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về “Chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong ngành giáo dục”. Kỳ thi năm 2008, cả nước có 1024 nghìn học sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tăng 13% so với năm học 2007. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đợt 1 đạt 75,96%, tăng 9% so với năm 2007. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đã được các địa phương tích cực khiển khai. Tính đến 15/3/2008, cả nước có 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giao dục tiểu học đúng độ tuổi và 39 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở

PHẦN 2
THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
I. KHÁI QUÁT VỀ HAI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ ĐỊA ỐC.
1. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Thị trường chứng khoán: là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có thể là TTCK tập trung hay phi tập trung.
Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất. Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng khoán ( Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch.
TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo cách thoả thuận.
2.THỊ TRƯỜNG ĐỊA ỐC
''Thị trường địa ốc'' là một phần trong ''Thị Trường Bất Động Sản''. TTĐO nói chung là thị trường ĐẦU TƯ, BÁN và CHO THUÊ: các căn hộ, các văn phòng, mặt bằng thương mại trong các tòa cao ốc dành cho tất cả các đối tượng có nhu cầu mua để ở, thuê làm văn phòng, làm mặt bằng kinh doanh,v...v... Đây là các loại BĐS dành cho lĩnh vực dân dụng (khác với loại BĐS dành cho resot, khu du lịch, công trình công nghiệp cầu đường,v..v...)
''ĐỊA ỐC'' hiểu nôm na là các công trình dân dụng, các dự án phục vụ cho nhu cầu dân dụng. VD như căn hộ cao cấp, căn hộ cho ngưởi có thu nhập trung bình ổn định, văn phòng cho thuê, nhà hiện hữu, đất nền nhà phố, đất nền nhà biệt thự.
Cần cân đối giữa kiềm chế lạm phát và phát triển!
Hiện tượng quá "nóng" của thị trường BĐS tại Hà Nội và TP.HCM cũng như một số vùng lân cận thời gian qua đột nhiên lại “lạnh” sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, như: rút bớt tiền trong lưu thông, kiểm soát chặt chẽ việc cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS, tăng lãi suất cho vay lên 14%-16%/năm và chủ trương thực hiện điều chỉnh một số sắc thuế liên quan BĐS để hạn chế đầu cơ... - theo Bộ XD, tuy có một số tác dụng không thể phủ nhận nhưng lại đang khiến các chủ đầu tư BĐS khó khăn trong huy động vốn, do vậy dẫn tới việc chủ đầu tư tạm dừng dự án, nhiều đơn vị thi công cũng tạm dừng
Bộ XD cho rằng, việc tạm dừng đầu tư, thi công (kể trên) sẽ càng làm mất cân đối cung cầu trên thị trường vốn đã căng thẳng do áp lực đô thị hoá và đầu tư; tăng giá bất động sản; ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế và xuất hiện nguy cơ giảm việc làm trong ngành xây dựng... Đó là vấn đề cần xem xét cân đối giữa kiềm chế lạm phát và phát triển.
Bộ này đề xuất "biện pháp mạnh" rà soát, lập danh mục theo thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư BĐS (nhất là các dự án phát triển nhà ở, văn phòng cho thuê, khu đô thị mới, khu công nghiệp...), từ đó "gạt" ra, hạn chế đầu tư các dự án không hiệu quả, và quan trọng hơn là ưu tiên giải quyết thủ tục đầu tư, cung cấp tín dụng cho các dự án phục vụ nhu cầu thiết yếu cho dân sinh và phát triển kinh tế.
2. Đối với việc ổn định thị trường Chứng khoán
Ông Vũ Bằng, chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC), cho biết: Trước thực trạng nguồn cung tăng mạnh, thị trường chứng khoán (TTCK) ảm đạm, SSC sẽ đề xuất lên Chính phủ một số biện pháp kích cầu nhằm tạo cú hích cho TTCK trong năm 2008.
- Nâng tỉ lệ cho vay đầu tư chứng khoán
Ngân hàng Nhà nước siết chặt việc cho vay tín dụng đầu tư chứng khoán. Theo chỉ thị số 03 của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ được cho vay đầu tư chứng khoán với số vốn bằng 3% tổng dư nợ tín dụng.
Động thái này lúc đầu nhằm hai mục tiêu giảm thiểu rủi ro tín dụng, kìm hãm đà tăng nóng của TTCK và góp phần giảm nhẹ lạm phát. Sau bảy tháng thực thi, đến nay mục tiêu thứ nhất đã thành công mỹ mãn, TTCK chẳng những không nóng mà còn bị tuột dốc thảm hại; còn mục tiêu thứ hai thì... phản tác dụng.
Theo tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (thuộc Ngân hàng Nhà nước), việc siết chặt cho vay đầu tư chứng khoán buộc các NHTM chuyển sang cho vay tiêu dùng (mua hàng hóa), làm cho giá cả leo thang, lạm phát càng tăng cao hơn. Vì vậy, nên cần thiết sửa đổi nhanh nội dung chỉ thị số 03. Nếu điều đó được thực hiện đầu năm 2008 thì có nghĩa là nhà đầu tư sẽ sớm được bơm thêm vốn để kích cầu việc mua cổ phiếu.
- Nên cho mua - bán options
Nhà nước cũng cho các công ty chứng khoán thực hiện mua - bán cổ phiếu theo dạng options vàng. Nghĩa là nhà đầu tư chỉ cần có 20%-50% vốn trong tài khoản, còn lại các công ty chứng khoán cho vay để mua cổ phiếu. Trong thời hạn từ khi mua đến khi tiền bán cổ phiếu về đến tài khoản, nhà đầu tư phải chịu tiền lãi vốn vay.
Khi giá giảm mạnh, có nguy cơ mất an toàn (vượt giá trị ký quĩ + tiền lãi), công ty chứng khoán được phép bán ngay số cổ phiếu này để thu hồi vốn và giảm lỗ cho nhà đầu tư. Để thực hiện được việc này, các công ty chứng khoán phải có nhiều vốn từ nguồn tự có và nguồn vay tín dụng.
Tại nhiều nước, cách mua - bán này đã được áp dụng từ lâu. Nó là một sản phẩm phái sinh của TTCK, có mục đích vừa tăng kích cầu, lại không tung tiền mặt ra thị trường góp phần hạn chế lạm phát.
II. Ý kiến đề xuất của nhóm
Sau khi phân tích thực trạng tình hình luân chuyển vốn giữa hai thị trường chứng khoán và bất động sản, chúng tui xin có một ý kiến đề xuất sau:
1) Về phía Chính phủ:
 Ủy ban Chứng khoán nên đưa ra một số giải pháp cũng như xây dựng khung pháp lý, chính sách, công nghệ cho thị trường. Về vấn đề giao dịch, nên cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản giao dịch và trong một số trường hợp sẽ cho phép việc mua bán chứng khoán trong cùng một phiên. Đặc biệt là việc kéo dài việc giao dịch vào buổi chiều.
 Tình hình BĐS lên cao do tình trạng đầu cơ đất làm cho các nhà đầu tư chùn tay và các điểm môi giới BĐS trở nên vắng khách, để giảm cơn sốt về nhà đất thì Nhà nước nên đánh thuế dựa trên số lượng BĐS sử dụng, ai sử dụng càng nhiều thì phải nộp càng cao. Điều đó sẽ làm giảm tình trạng đầu cơ đất.
 Những nhà hoạch định kinh tế cần có những phân tích đúng thị trường, đặc biệt là TTCK phải được phân tích tỉ mỉ, rõ ràng và chính xác. Trong thời gian quan, các nhà hoạch định kinh tế đã dự báo sai về sự phục hồi của TTCK, trong khi đó thị trường phục hồi nhanh hơn so với dự báo.
 Chính phủ nên sử dụng chính sách tiền tệ hợp lý để tạo điều kiện cho hai thị trường phát triển. Vì trên thực tế, năm 2009, khi chính phủ bơm khối lượng tiền vào nền kinh tế để kích cầu, tiền và lãi suất hỗ trợ sẽ được đổ vào TTCK một phần, TTBĐS một phần, nơi nào thu được lợi nhuận cao hơn thì lượng tiền cao hơn.
 Nhà nước cần có những chính sách về tín dụng để các đối tượng có thể vay vốn dầu tư vào bất động sản. Tuy nhiên Nhà nước cần quản lý tốt, phân loại và rà soát kĩ khi cho vay vốn tín dụng đầu tư vào BĐS để có thể đầu tư đúng vào những dự án tốt và hạn chế được quá trình đầu cơ làm giá đất tăng lên.
 Nhà nước cần quan tâm đến những giải pháp để giúp những người có thu nhập thấp có thể sở hữu được đất bằng hình thức trả góp…
 Nới lỏng các chính sách để thu hút vốn đầu tư nước ngoài đồng thời cũng cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ.
 Mọi giao dịch BĐS nên được thực hiện qua sàn giao dịch BĐS để giả cả được minh bạch, rõ ràng.
 Việc áp dụng chính sách cho Việt kiều mua đất là đúng đắn, điều đó sẽ sớm có tác động tích cực đến thị trường bất động sản Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng cần luật để điều chỉnh, chẳng hạn luật thuế đánh vào BĐS để kìm hãm việc đầu cơ hay lũng đoạn thị trường.
2) Về phía nhà đầu tư:
 Nên là một nhà đầu tư thông minh với kiến thức thị trường vững chắc, đặc biệt là lòng tin vào thị trường.
 Vấn đề chứng khoán hóa dự án BĐS là đúng đắn, phù hợp, tân dụng được điểm mạnh của hai thị trường vì thế nên phát triển vấn đề này.
 Giá chứng khoán có xu hướng giảm hiện nay nên cần tìm đến và thu hút các nhà đầu tư lớn vào cuộc để làm tăng sức mua của thị trường.
 Trước đây, khi TTCK chưa hay mới ra đời thị việc nhận biết, xác định sự luân chuyển vốn giữa hai thị trường rất khó. Còn bây giờ, vấn đề trên thể hiện khá rõ. Vì vậy, các nhà đầu tư cần phân tích và tìm hiểu rĩ vấn đề từ đó đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp.
 Các nhà đầu tư nên có kì vọng rằng TTCK sẽ phục hồi. Khi theo dõi về thông tin TTCK không nên chỉ quan tâm đến sự phân tích của các công ty phân tích chứng khoán mà cần quan tâm đặc biệt đến điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ, tình hình vĩ mô thế giới và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là diễn biến chứng khoán thế giới thời gian qua tăng mạnh, kinh tế Mỹ có tín hiệu phục hồi, còn trong nước chính phủ đang áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng để kích cầu và các doanh nghiệp đã kinh doanh tốt hơn.
 Trong thời kì suy thoái BĐS như năm 2008, nhà đầu tư chỉ nên đầu tư nhỏ lẻ, đợi khi nào TTBĐS có dấu hiệu ấm dần lên thì có chiến lược kinh doanh hợp lí. Nếu có vốn lớn và tầm nhìn lâu dài thì nên đầu tư vào các khu vực có tiềm năng nhưng giá đất còn rẻ, tỷ lệ vốn/diện tích đất còn thấp.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top