Download Luận văn Phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội của dự án xây dựng: ứng dụng dự án xây dựng tổ hợp nhà cao tầng của Công ty Xây dựng Công trình Văn hoá

Download miễn phí Luận văn Phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội của dự án xây dựng: ứng dụng dự án xây dựng tổ hợp nhà cao tầng của Công ty Xây dựng Công trình Văn hoá





MỤC LỤC
Lời mở đầu. 1
Chương I 2
Lý luận chung về dự án đầu tư và đánh giá hiệu quả dự án. 2
I. Tổng quan về dự án đầu tư. 2
1. Khái niệm về dự án đầu tư. 2
2. Đặc điểm của dự án. 4
3. Vai trò của dự án đầu tư. 5
3.1 Đối với nhà đầu tư. 5
3.2 Đối với Nhà nước. 5
3.3 Đối với tổ chức tài trợ vốn. 6
3.4 Đối với việc hoạch định chiến lược phát triển. 6
II. Chu kỳ của dự án. 6
1. Khái niệm và nội dung về chu kỳ dự án. 6
1.1 Khái niệm. 6
1.2 Nội dung của chu kỳ dự án. 6
2. Lập dự án. 11
III. Đánh giá hiệu quả dự án. 15
1. Đánh giá hiệu quả tài chính dự án. 15
1.1 Xác định tổng vốn đầu tư của dự án. 15
1.2 Dự kiến nguồn tài trợ cho dự án. 20
1.3 Xác định lợi ích và chi phí của dự án 22
2.Đánh giá hiệu qủa kinh tế và xã hội của dự án. 29
2.1 Khái niệm 29
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá: 30
2.3 Tiêu chuẩn để đánh giá: 31
2.4 Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án đầu tư. 31
2.5 Những tác động của dự án. 33
Chương II 36
Dự án xây dựng tổ hợp nhà cao tầng của công ty Xây dựng công trình văn hoá. 36
I. Giới thiệu chung về công ty Xây dựng Công trình Văn hoá. 36
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Công ty Xây dựng công trình văn hoá. 36
2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty. 37
3. Phương hướng phát triển 40
II. Dự án xây dựng tổ hợp nhà cao tầng. 41
1. Sự cần thiết của dự án. 42
2. Căn cứ để lập dự án. 42
3. Mô tả dự án. 43
3.1. Sản phẩm của dự án. 43
3.2. Địa điểm xây dựng. 44
3.3 Quy hoạch xây dựng. 44
4.Phương pháp tính toán trong dự án. 49
4.1 Hạch toán hiệu quả tài chính. 49
4.2 Hạch toán hiệu quả kinh tế - xã hội. 50
5.Đánh giá công tác phân tích hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội của dự án. 51
5.1 Những điều đạt được của công tác phân tích. 51
5.2 Những hạn chế trong quá trình phân tích. 52
Chương iii 54
Đề xuất phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội của dự án. 54
I. Phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính. 54
1. Chỉ tiêu thu nhập thuần - NPV. 56
2. Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ - IRR 56
3.Xác định chỉ tiêu B/C. 57
4.Phân tích độ nhạy của dự án. 57
4.1. Với chỉ tiêu NPV. 58
4.2. Với chỉ tiêu IRR. 59
5.Phân tích rủi ro thông qua phương pháp toán xác suất. 60
II. Hiệu quả kinh tế xã hội. 62
1.Lợi ích kinh tế cho công ty. 62
2.Việc làm. 62
3.Tác động dây chuyền. 63
4.Tăng thu ngân sách Nhà nước. 63
III.Các đề xuất cho việc nâng cao trình độ phân tích tài chính và kinh tế xã hội của dự án. 63
1.Về yếu tố con người. 64
2.Về mặt phân tích tài chính. 65
2.1 Một số chỉ tiêu phân tích mớt cần áp dụng trong dự án. 65
2.2 Áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác phân tích dự án. 66
3.Về các chỉ tiêu xã hội. 66
Kết luận 68
Tài liệu tham khảo: 69
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u dự án có NPV > 0 thì dự án đáng giá về mặt tài chính .
Nếu dự án có nhiều phương án loại bỏ nhau thì phương án có NPV lớn nhất là phương án đáng đánh giá nhất về mặt tài chính.
Ưu điểm: Cho biết quy mô tiền lãi của cả đời dự án.
Nhược điểm:
NPV phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ chiết khấu.
Sử dụng chỉ tiêu này đòi hỏi xác định rõ ràng dòng thu và chi của cả đời dự án.
Chỉ tiêu này chưa nói lên hiệu quả sử dụng một đồng vốn.
Chỉ tiêu này chỉ sử dụng lựa chọn các phương án loại bỏ nhau trong trường hợp tuổi thọ là như nhau.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ - IRR
Khái niệm: Tỷ suất hoàn vốn nội là mức lãi suất mà nếu dùng nó để chiết khấu dòng tiền tệ của dự án về hiện tại thì giá trị hiện tại của lợi ích bằng giá trị hiện tại của chi phí.
Công thức:
r1: tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn.
r2: Tỷ suất chiết khấu lớn hơn.
NPV1: giá trị hiện tại thuần, là số dương nhưng gần 0 được tính theo r1 .
NPV2: giá trị hiện tại thuần, là số âm gần 0 được tính theo r2
Đánh giá:
Dự án có IRR lớn hơn tỷ lệ lãi giới hạn định mức đã quy định sẽ khả thi về tài chính.
Trong trường hợp nhiều phương án loại bỏ nhau, phương án nào có IRR cao nhất sẽ được chọn vì có khả năng sinh lời lớn hơn.
Ưu điểm: Nó cho biết lãi suất tối đa mà một dự án có thể chấp nhận được, nhờ vậy có thể xác định và lựa chọn lãi suất tính toán cho dự án.
Nhược điểm:
Tính IRR tốn nhiều thời gian.
Trường hợp có các phương án loại bỏ nhau, việc sử dụng IRR để chọn phương án dễ dàng bỏ qua phương án có quy mô lãi ròng lớn.
Tỷ lệ lợi ích/chi phí - B/C.
Khái niệm: Tỷ lệ lợi ích/chi phi là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được với giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra.
Công thức:
Đánh giá: Nếu dự án có B/C lớn hơn hay bằng 1 thì dự án có hiệu quả về mặt tài chính. Trong trường hợp có nhiều phương án loại bỏ nhau thì B/C là một tiêu chuẩn để xếp hạng phương án theo nguyên tắc xếp vị trí cao hơn cho phương án có B/C lớn hơn.
Phân tích độ nhạy của dự án:
Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, hiện giá thu nhập thuần, hệ số hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố có liên quan đến các chỉ tiêu đó thay đổi.Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án (hay các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án) đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan. Hay một cách khác, phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó.
Phân tích độ nhạy của dự án cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào, yếu tố nào gây lên sự thay đổi nhiều nhất của các chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó có biện pháp quản lý trong quá trình thực hiện dự án.
Phân tích độ nhạy của dự án được thực hiện theo các phương pháp sau:
Phương pháp 1: Phân tích độ nhạy của từng chỉ tiêu hiệu quả tài chính với từng yếu tố có liên quan nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn của chỉ tiêu xem xét. Trong trường hợp này, phương pháp phân tích gồm các bước
Xác định diễn biến chủ yếu (những yếu tố liên quan) của chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét dự án.
Tăng, giảm mỗi yếu tố đó theo cùng một tỉ lệ % nào đó.
Tính lại chỉ tiêu hiệu quả xem xét.
Đo lường tỉ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của các yếu tố. Yếu tố nào làm cho hiệu quả tài chính thay đổi lớn thì dự án nhạy cảm với yếu tố đó. Yếu tố này cần được nghiên cứu và quản lý nhằm hạn chế tác động xã hội, phát huy các tác động tích cực đến sự thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét.
Phương pháp 2: Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố (trong các tình huống tốt, xấu, khác nhau) đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an toàn của dự án.
Phương pháp 3: Cho các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn thị trường, người đầu tư và nhà quản lý chấp nhận được. Mỗi một sự thay đổi ta có một phương án, căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị trường, của người đầu tư hay nhà quản lý để lựa chọn phương án có lợi nhất.
* Phân tích rủi ro.
Sẽ không hoàn chỉnh khi nói về phân tích dự án nếu không đề cập đến những rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. Những rủi ro này sẽ được phát hiện qua phân tích độ nhậy nói trên và sắp xếp theo thứ tự tác động của chúng đến chỉ tiêu hiệu quả đầu ra.
Độ rủi ro của dự án trực tiếp liên quan đến độ lớn của chỉ số độ nhạy của các biến số chủ chốt. Khi các biến số được kiểm định có chỉ số độ nhạy lớn hơn 1 thì chúng cần được phân nhỏ ra nữa để tìm nguyên nhân chính gây ra độ nhạy cao như vậy. Tác dụng của phân tích độ nhạy chủ yếu là ở chỗ đó đã tách biệt được các thông số với nhau, chỉ ra được nguồn rủi ro chính của dự án và nếu những rủi ro đó là do những nguyên nhân có thể giám sát hay điều chỉnh được thì nó cho ta cơ sở đề xuất các giải pháp cần thiết. Ngay cả khi những rủi ro đó nằm ngoài tầm kiểm soát của dự án, thì ít nhất nó cũng báo trước cho các nhà lập chính sách về bản chất và mức độ rủi ro tiềm ẩn của dự án, để họ có thể ra những quyết định có ý thức về việc thực hiện dự án.
Cần hết sức chú ý đến những loại rủi ro làm giảm mạnh IRR của dự án hay đẩy dự án đến ngưỡng không khả thi do IRR nhỏ hơn chi phí cơ hội của vốn. Rủi ro chứa đựng trong trường hợp thứ hai này cần được đặc biệt lưu ý, vì nếu IRR của dự án rất nhạy cảm với rủi ro đó thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong biến số đấy cũng có thể biến dự án thành không khả thi. Ngay cả khi IRR của dự án không nhạy cảm với rủi ro này nhưng nếu những thay đổi bất lợi diễn ra cùng một lúc thì cũng có thể dễ dàng làm phương hại đến khả năng đứng vững của dự án. Trong trường hợp này, các giải pháp được đề xuất và áp dụng để đảm bảo tính khả thi của dự án phải được giải thích thật cụ thể.
Phân tích rủi ro dự án vừa nêu trên chỉ mới dựa vào các giá trị đơn lẻ của biến số mà độ nhạy cảm với chúng được kiểm định dựa trên giả định về mức độ thay đổi cụ thể chúng. Nhiều khi các biến số này có thể thay đổi theo nhiều biến số khác nhau và mỗi phương án đều có xác suất xuất hiện nào đó. Để có thể đánh giá được một chuỗi các tình huống có thể xảy ra ứng với từng khả năng biến động của biến số, người ta có thể áp dụng một phương pháp phân tích rủi ro tinh vi hơn, đó là phương pháp phân tích xác suất. Phân tích xác suất có thể dược tiến hành tách biệt hay kết hợp với phân tích độ nhạy và nó đặc biệt cần thiết với những dự án nào mà mức độ bất định của các kết cục xảy ra rất cao (như dự án khai thác khoáng sản chẳng hạn).
2.Đánh giá hiệu qủa kinh tế và xã hội của dự án.
2.1 Khái niệm
Nguồn lự...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá tác dụng của phương pháp Cận Tam Châm trong hỗ trợ điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ Y dược 0
D Đánh giá tác động môi trường khu vực nuôi cá tra ở đồng bằng Sông Cửu Long bằng phương pháp LCA Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đánh giá các phương pháp tính toán thiết kế hồ điều hòa cho hệ thống thoát nước đô thị Nông Lâm Thủy sản 0
A Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật và bước đầu đánh giá kết quả của phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư vú nữ tại bệnh viện k Y dược 0
D Tiêu chuẩn và phương pháp Đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần hóa dầu PETROLIMEX Luận văn Kinh tế 0
K Nghiên cứu các phương pháp phân tích đánh giá rutin trong nu hòe Kiến trúc, xây dựng 2
C Phương pháp thống kê đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại - Ứng dụn Luận văn Kinh tế 0
H Phương pháp đánh giá thực hiện công việc của nhân viên trong doanh nghiệp Công nghệ thông tin 0
D CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC Luận văn Kinh tế 0
K Hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top