vulinh_pc

New Member
Download Luận văn Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Download miễn phí Luận văn Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam





Từ khi “ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam “ có hiệu lực cho đến hết tháng 12 năm 2002, Nhà nước ta đã cấp giấy phép cho 4447 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 43194 triệu USD. Tính bình quân mỗi năm chúng ta cấp giấy phép cho 296 dự án với mức 2879,6 triệu USD vốn đăng ký. Cụ thể được thể hiện ở bảng 5. Bảng 5 cho ta thấy nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh từ 1988 đến 1995 cả về số lượng dự án cũng như vốn đăng ký. Riêng năm 1996 sở dĩ có lượng vốn đăng ký tăng vọt là do có hai dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được phê duyệt với quy mô dự án lớn ( hơn 3 tỷ USD / 2 dự án ). Như vậy, nếu xét trong cả thời kỳ 1988 đến 2002 thì năm 1995 có thể được xem là năm đỉnh cao về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam ( cả về số dự án, vốn đăng ký, cũng như quy mô dự án ).
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

bé chưa được coi là một ngành kinh doanh thực sự. Lương thực dồi dào, đảm bảo vững chắc tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tạo điều kiện để nhiều vùng, nhiều tỉnh giảm diện tích lúa, chuyển đổi cơ cấu các vụ lúa sang phát triển các loại cây trồng khác phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, có giá trị kinh tế cao hơn. Một kết quả đáng ghi nhận trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn là bước đầu hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, chuyên canh với quy mô lớn như: lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên, cây ăn quả ở Nam bộ và miền núi phía Bắc, mía ở duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó có một số loại đã đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế như cà phê, cao su, hạt điều. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch cụ thể, thiếu thông tin về thị trường trong nước và thế giới nên một số cây trồng như cà phê đã phát triển gấp 1,5 lần diện tích quy hoạch tổng thể, khi cà phê rớt giá, sản xuất thua lỗ lại đồng loạt chuyển sang trồng cây khác và bắt dầu rơi vào vòng luẩn quẩn. Nhiều nhà máy đường, nhà máy chế biến rau quả xây dựng chưa gắn được với vùng trồng cây nguyên liệu cho nhà máy hoạt động. Sản phẩm nông nghiệp còn đơn điệu, chất lượng kém, giá thành lại cao, hạn chế khả năng tiêu thụ trong và ngoài nước, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn ít. Sản xuất nông nghiệp còn theo kiểu truyền thống, lạc hậu, cách canh tác đơn giản, khó khăn trong khâu tiêu thụ.
4.1.1.2.2. Lâm nghiệp
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của lâm nghiệp trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần trong hai năm 2000-2002( từ 5,45% năm 2000 xuống còn 5,27% năm 2002, một phần do hạn chế khai thác gỗ, nhưng mặt khác, công tác trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán, chăm sóc tu bổ, bảo vệ rừng tuy có khá hơn nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế.
4.1.1.2.3. Thuỷ sản
Lĩnh vực thuỷ sản đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, đó là tăng dần tỷ trọng nuôi trồng thâm canh, giảm dần tỷ trọng đánh bắt. Nét nổi bật của ngành thuỷ sản là nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành phong trào và phát triển thành những mô hình kinh tế hàng hoá với sự tham gia của các loại hình, nhiều thành phần kinh tế.
4.1.1.3. Trong lĩnh vực dịch vụ
Khu vực dịch vụ phát triển chậm hơn so với tiềm năng và khả năng, chưa thực sự phát huy được chức năng điều tiết vĩ mô và làm dịch vụ cho nền kinh tế thị trường. Do vậy, trong những năm qua tuy số tuyệt đối và tốc độ t ăng trưởng vẫn thường xuyên tăng lên nhưng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng nên tỷ trọng của khu vực này có xu hướng giảm sút.
Một số ngành dịch vụ quan trọng đang chiếm tỷ trọng thấp và lại giảm dần, đặc biệt là tài chính- tín dụng ( năm 2002 chỉ chiếm1,82%, thấp hơn cả tỷ trọng 2,1% trong năm 1995), khoa học và công nghệ (năm 2002 chỉ chiếm 0,56% thấp hơn tỷ trọng 0,61% năm 1995). Dịch vụ ngân hàng còn rất ít so với thế giới, xuất khẩu dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp, nhiều hoạt động dịch vụ do các cơ quan, doanh nghiệp kiêm nhiệm chưa được tách ra để vừa mang tính chuyên nghiệp, vừa làm cho năng suất, chất lượng, hiệu quả của hoạt động này thấp, vừa cản trở các cơ quan, doanh nghiệp tập trung vào thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính. Các loại hình dịch vụ mới như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; vận tải viễn dương, dịch vụ tư vấn xúc tiến sản xuất, đầu tư, pháp lý, nhân sự, công nghệ thông tin, xuất khẩu lao động, kinh doanh bất động sản…phát triển chậm; đặc biệt hoạt động kinh doanh bất động sản đang bị bỏ ngỏ và không được quản lý.
4.1.2. Cơ cấu thành phần kinh tế
Kinh tế nhà nước tiếp tục được đổi mới, sắp xếp lại, bước đầu hoạt động có hiệu quả hơn, phát huy được vai trò chủ động trong các hoạt động kinh tế xã hội. Kinh tế tập thể được tổ chức lại theo luật hợp tác xã, nhiều hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Một số mô hình liên kết giữa hợp tác xã nông nghiệp và các cơ sở chế biến đã ra đời, thu hút đáng kể lực lượng lao động ở cả thành thị và nông thôn. Kinh tế cá thể, tiểu chủ, trong các lĩnh vực nông -lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ phát triển nhanh. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời trong nền kinh tế Việt Nam, những năm qua đã có những bước phát triển khá, tạo thêm một số mặt hàng mới, thị trường mới, tăng thêm sức cạnh tranh của sản phẩm, đã góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, cơ cấu thành phần kinh tế còn bất hợp lý: khu vực kinh tế nhà nước chiếm đại bộ phận trong các ngành quan trọng, giành được vị trí có lợi nhất trong kinh doanh và được hưởng nhiều ưu đãi của nhà nước( về khoanh xoá nợ, trợ giá, bù lãi suất…), nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, đó là điều đáng lo ngại. Trong khi đó, khu vực kinh tế hợp tác, kinh tế dân doanh chậm được củng cố và phát triển, các cơ chế chính sách còn phân biệt đối xử giữa khu vực nhà nước và phi nhà nước, làm cho các thành phần kinh tế dân doanh dè dặt trong đầu tư, chưa phát huy mạnh nội lực, chưa thực sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế mạnh dạn bỏ vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh. (Bảng 3)
Bảng3: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
(đơnvị:%)
Năm
2000
2001
2002
1995
2000
Kinh tế nhà nước
38,5
38,4
38,1
Kinh tế tập thể
8,58
8,06
7,98
Kinh tế tư nhân
3,38
3,73
3,93
Kinh tế cá thể
32,31
31,84
31,42
Kinh tế hỗn hợp
3,92
4,22
4,45
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
13,28
13,75
13,91
(Nguồn:Bộ kế hoạch và đầu tư )
4.1.3. Cơ cấu vùng kinh tế
Mặc dù chính phủ đã chủ trương tạo điều kiện cho các vùng phát huy thế mạnh và tiềm năng của mình, giảm bớt sự chênh lệch quá xa về nhịp độ tăng trưởng giữa các vùng, song trên thực tế, chủ trương đó vẫn chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ. Các vùng trọng điểm kinh tế và các vùng chuyên canh lớn từng bước được hình thành, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể hiện được vai trò đầu tàu để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các vùng xung quanh. Sự cách biệt giữa các vùng chủ yếu do chính sách đầu tư chưa hợp lý. (Bảng 4)
Bảng 4: chuyển dịch cơ cấu vùng
(đơn vị: %)
Năm
1990
1995
1999
2000
Vùng Tây Bắc
2,0
1,5
1,2
1,3
Vùng ĐB Sông Cửu Long
23,8
19,2
20,2
19,3
Vùng ĐB sông Hồng
18,6
20,5
20,3
22,2
Khu bốn
9,1
9,1
7,8
6,9
Duyên Hải Miền Trung
9,4
8,0
8,2
7,2
Vùng Tây Nguyên
3,2
2,8
3,6
3,6
Vùng Đông Nam Bộ
24,6
31,5
32,3
33,2
Vùng Đông Bắc
10,2
7,4
6,3
6,3
(Nguồn: Bộ kế hoạch Đầu tư)
4.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân
4.2.1. Về cơ sở hạ tầng
Kể từ ngày đất nước thống nhất đến nay, ở Việt Nam đã hình thành một hệ thống giao thông với các loại hình khác nhau: đường không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế giữa các vùng trong cả nước cũng như giữa Việt Nam với nước ngoài. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn trong tình trạng yếu kém và m...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top