Carne

New Member
Download Đề tài Phân biệt PERT và CPhần mềm thông qua các ví dụ

Download miễn phí Đề tài Phân biệt PERT và CPhần mềm thông qua các ví dụ





Đường Găng là đường đi từ sự kiện xuất phát đến sự kiện hoàn thành có chiều dài lớn nhất.
Các công việc nằm trên đường Găng gọi là “Công việc Găng” (Critical Task ). Thời gian của đường Găng cũng là thời gian hoàn thành dự án, hay là thời gian xây dựng công trình. Trong sơ đồ mạng thường có một đường Găng nhưng cũng có thể có nhiều đường Găng, thậm chí tất cả các công việc đều Găng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lý dự án
Trong lịch sử phát triển của kỹ thuật lập kế hoạch tiến độ dự án, có nhiều loại phương pháp sơ đồ mạng đã được phát triển, mỗi loại có thể kế thừa các kỹ thuật của loại khác, và phát triển thêm các kỹ thuật riêng theo các hướng phát triển khác nhau. Các loại sơ đồ mạng đó là:
- Sơ đồ mạng CPM (Phương pháp Đường găng): là phương pháp mà cốt lõi của nó là dùng lý thuyết đồ thị có hướng để xác định đường đi trong mạng, từ thời điểm khởi công dự án đến thời điểm kết thúc dự án, qua một số các công việc và các mối quan hệ giữa các công việc này, có chiều dài lớn nhất. Chiều dài đường găng cũng chính là tổng thời gian thực hiện toàn bộ dự án.
- Sơ đồ mạng PERT (Kỹ thuật ước lượng và đánh giá chương trình, hay Kỹ thuật ước lượng và kiểm tra dự án): là phương pháp áp dụng kết hợp giữa lý thuyết xác suất thống kê (để ước tính thời lượng công việc trong các dự án mà công việc có thời lượng không xác định trước), với dạng sơ đồ mạng đường găng sử dụng lý thuyết đồ thị. Phương pháp này do người Hoa Kỳ phát triển vào năm 1958.
- Sơ đồ mạng ADM ( Phương pháp sơ đồ mạng thể hiện bằng mũi tên): là phương pháp sơ đồ mạng CPhần mềm thể hiện công việc bằng mũi tên.
- Sơ đồ mạng MPM (Metra potential method - Sơ đồ mạng nút công việc): là phương pháp sơ đồ mạng CPhần mềm thể hiện công việc bằng nút, quan hệ bằng mũi tên (cũng là lý thuyết mạng đồ thị có hướng), được phát triển độc lập bởi người Pháp vào năm 1958 cùng lúc với PERT.
- Sơ đồ mạng PDM (tức là Phương pháp sơ đồ mạng theo quan hệ, hay Phương pháp sơ đồ mạng nút): là phương pháp sơ đồ mạng CPhần mềm thể hiện công việc bằng nút, được người Hoa Kỳ phát triển trên cơ sở cải tiến các phương pháp CPhần mềm của Hoa Kỳ và phương pháp sơ đồ mạng MPhần mềm của người Pháp. Phương pháp này chú trọng việc thể hiện được tất cả các kiểu mối quan hệ trong thực tế giữa các công việc mà phương pháp sơ đồ mạng ADM không thể hiện được (phương pháp ADM chỉ thể hiện được một loại mối quan hệ duy nhất là mối quan hệ tuần tự FS (Finish to Start), với các loại quan hệ khác ADM phải dùng các cách đặc biệt trong đó có việc dùng công việc ảo). Phương pháp PDM này là cơ sở thuật toán cho phần mềm Microsoft Project.
- Sơ đồ mạng CCPhần mềm (Sơ đồ mạng Chuỗi găng, hay Sơ đồ mạng dây chuyền công tác găng CCM (Critical Chain Method), hay Quản lý dự án theo dây chuyền găng CCPhần mềm (Critical Chain Project Management)).
Lý luận chung về Phương pháp đường găng – CPhần mềm (Critical Path Method)
Lịch sử hình thành
Phương pháp Đường găng CPhần mềm được liên doanh giữa công ty Dupont và công ty Remington Rand phát triển nhằm quản lý các dự án bảo vệ thực vật và hóa dầu. Ở Mỹ phương pháp được phát triển vào năm 1959 gần như đồng thời với phương pháp PERT (năm 1958), đầu tiên được gắn với dạng thể hiện công việc trên mũi tên (phương pháp ADM), nên thường được đồng nhất với phương pháp sơ đồ mạng ADM.
Ngay sau đó người Mỹ đã ứng dụng phương pháp Đường găng CPhần mềm vào sơ đồ mạng PERT kết hợp với lý thuyết xác suất thống kê để ước tính thời lượng công việc trong các dự án mà công việc có thời lượng không xác định trước.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, gần như đồng thời với người Mỹ, người Pháp cũng dựa trên thuật toán của lý thuyết đồ thị để phát triển một kỹ thuật lập tiến độ khác theo phương pháp đường găng, độc lập với người Mỹ là sơ đồ mạng MPM, chỉ khác với dạng thể hiện sơ đồ mạng CPhần mềm của người Mỹ lúc đó ở chỗ: sơ đồ mạng MPhần mềm dùng nút thể hiện công việc thay vì mũi tên, còn mũi tên chỉ mối quan hệ tuần tự giữa các công việc trước-sau trong sơ đồ mạng.
Người đầu tiên đưa phương pháp Đường găng, cùng lý thuyết về sơ đồ mạng (một phần của hệ thống lý thuyết toán học là lý thuyết đồ thị) vào Việt Nam là giáo sư Hoàng Tụy (vào khoảng năm 1961-1966), ban đầu dưới dạng sơ đồ mạng PERT. Nên ở Việt Nam sơ đồ mạng được gọi với tên gọi là sơ đồ PERT, thậm chí đến ngày nay
Về sau, người Mỹ đã tiến hành kết hợp dạng sơ đồ mạng nút MPhần mềm của người Pháp, cải tiến nó theo hướng đưa thêm các dạng thể hiện mối quan hệ giữa các công việc theo đúng logic thực tế (tuần tự, song song) thành dạng sơ đồ mạng theo quan hệ PDM, thay thế cho cả hai dạng sơ đồ mũi tên ADM lẫn dạng sơ đồ nút MPhần mềm trong việc thể hiện phương pháp đường găng CPM. Đồng thời đưa phương pháp Đường găng thể hiện bằng sơ đồ mạng PDM vào phần mềm quản lý dự án Microsoft Project.
Phương pháp thực hiện
Khi mô hình của mạng đã được thiết lập, người ta sẽ tính được thời gian của từng công việc trên cơ sở các định mức về lao động. Tuy nhiên, thời gian hoàn thành dự án là bao nhiêu, thì cần có một phương pháp tính toán để xác định. Muốn tính được điều đó, cần biết được các thông số thời gian sau:
Thời điểm sớm và muộn của từng sự kiện ( hay thời gian sớm nhất và muộn nhất đạt tới các sự kiện )
Thời điểm bắt đầu sớm nhất và muộn nhất của từng công việc.
Thời điểm kết thúc sớm nhất và muộn nhất của từng công việc.
Đường Găng.
Về hình thức, các thông số thời gian trong CPhần mềm và PERT là như nhau. Do đó trong phần này sẽ giới thiệu cách phân tích và tính toán các chỉ tiêu thời gian, cũng như cách lập và điều khiển tiến độ bằng sơ đồ mạng, coi đó là những cái chung mà phương pháp PERT có thể áp dụng được.
Về phương pháp thực hiện, có 6 bước cơ bản được áp dụng chung cho cả PERT và CPM:
Xác định các công việc (nhiệm vụ ) cần thực hiện của dự án.
Xác định mối quan hệ và trình tự thực hiện các công việc.
Vẽ sơ đồ mạng công việc.
Tính toán thời gian và chi phí cho từng công việc dự án.
Xác định thời gian dự trữ của các công việc và sự kiện.
Xác định đường Găng.
Các nguyên tắc bắt buộc khi lập sơ đồ mạng lưới
Tất cả mỗi tên công việc từ trái đến phải về phái sơ đồ phát triển đến sự kiện cuối cùng.
Trong sơ đồ mạng lưới không có chu trình khép kín hay chỗ giao nhau.
Sự đánh số các sự kiện từ trên xuống dưới,từ trái qua phải và theo thứ tự liên tiếp từ sự kiện đầu tiên đến sự kiện cuối cùng. Sự kiện ở đầu mũi tên mang số lớn hơn sự kiện ở đuôi mũi tên. Chỉ đánh số các sự kiện có nhiều mũi tên cùng đến khi các sự kiện ở đuôi những mũi tên này đã được đánh số.
Trong sơ đồ lớn nếu một nhóm công việc có liên hệ với nhau mà khi biểu diễn trong sơ đồ mạng nó trở thành một mạng con gộp lại thành dạng công việc thời gian thực hiện một công việc gộp lại lấy bằng khoảng thời gian dài nhất từ sự kiện đầu tiên đến sự kiện cuối cùng.
Nếu một nhóm có công việc tính chất như nhau cùng làm song song thì làm gộp chúng lại thành một việc duy nhất biểu thị bằng một cung
Nếu công việc có tính chất khác nhau cùng làm song song có chung sự kiện khởi công và kết thúc thì phải thêm các sự kiện phụ thuộc và công việc giả(sự phụ thuộc)
Khi áp dụng phương pháp thi công dây chuyền và chia công tác để thi ...
 
Top