12_A9

New Member
Tải Ước lượng và cân bằng thích nghi cho kênh truyền trong hệ thống ofdm

Download miễn phí Ước lượng và cân bằng thích nghi cho kênh truyền trong hệ thống ofdm


OFDM là một phương pháp truyền khá phức tạp trên kênh vật lý, nguyên lý cơ bản
của phương pháp là sử dụng kỹ thuật đa sóng mang để truyền một lượng lớn ký
tự tại cùng một thời điểm. Sử dụng kỹ thuật OFDM có rất nhiều ưu điểm, đó là hiệu
quả sử dụng phổ rất cao, khả năng chống giao thoa đa đường tốt (đặc biệt trong hệ
thống không dây) và rất dễ lọc bỏ nhiễu (nếu một kênh tần số bị nhiễu, các tần số lân
cận sẽ bị bỏ qua, không sử dụng). Ngoài ra, tốc độ truyền Uplink và Downlink có thể
thay đổi dễ dàng bằng việc thay đổi số lượng sóng mang sử dụng. Một ưu điểm quan
trọng của hệ thống sử dụng đa sóng mang là các sóng mang riêng có thể hoạt động ở
tốc độ bit nhỏ dẫn đến chu kỳ của ký tự tương ứng sẽ được kéo dài . Ví dụ, nếu muốn
truyền với tốc độ là hàng triệu bit trên giây bằng một kênh đơn, chu kỳ của một bit
phải nhỏ hơn 1 micro giây. Điều này sẽ gây ra khó khăn cho việc đồng bộ và loại bỏ
giao thoa đa đường. Nếu cùng lượng thông tin trên được trải ra cho N sóng mang, chu
kỳ của mỗi bit sẽ được tăng lên N lần, lúc đó việc xử lý vấn đề định thời, đa đường sẽ
đơn giản hơn.
Kỹ thuật OFDM do R.W Chang phát minh năm 1966 ở Mỹ. Trong những thập kỹ vừa
qua nhiều công trình khoa học về kỹ thuật này đã được thực hiện ở khắp nơi trên thế
giới. Đặc biệt là công trình khoa học của Weistein và Ebert đã chứng minh rằng phép
điều chế OFDM có thể thực hiện được thông qua các phép biến đổi IDFT và phép giải
điều chế OFDM có thể thực hiện được bằng phép biến đổi DFT. Vào đầu những năm
80, đội ngũ kỹ sư phòng thí nghiệm CCETT (Centre Commun d'Etudes en
Télédiffusion et Télécommunication) dựa vào các lý thuyết Wienstein và Ebert đã đề
xuất phương pháp điều chế số rất hiệu quả trong lĩnh vực phát thanh truyền hình số, đó
là OFDM (Orthogonal Frequency Divionsion Multiplex). Phát minh này cùng với sự
phát triển của kỹ thuật số làm cho kỹ thuật điều chế OFDM được sử dụng ngày càng
trở nên rộng rãi. Thay vì sử dụng IDFT và DFT người ta có thể sử dụng phép biến đổi
nhanh IFFT cho bộ điều chế OFDM, sử dụng FFT cho bộ giải điều chế OFDM.
Ngày nay kỹ thuật OFDM còn kết hợp với các phương pháp mã kênh sử dụng trong
thông tin vô tuyến. Các hệ thống này còn được gọi với khái niệm là COFDM (Coded
OFDM). Trong các hệ thống này tín hiệu trước khi được điều chế OFDM sẽ được mã
kênh với các loại mã khác nhau với mục đích chống lại các lỗi đường truyền. Do chất
lượng kênh (độ fading và tỷ lệ tín hiệu trên tạp âm) của mỗi sóng mang phụ là khác


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

di động trong DVB-T sẽ làm thay đổi lớn trong cuộc sống hằng
ngày của chúng ta. Trong tương lai không xa, bạn có thể ngồi trên xe ô tô cũng có thể
xem được truyền hình số, có thể nhắn tin bằng điện thoại di động qua mạng DVB-T
trong khi xe của bạn chạy với tốc độ 360 km/h. Điện thoại DVB-T cũng sẽ cung cấp
nhiều dịch vụ đòi hỏi tốc độ cao như hình ảnh, âm thanh và truy cập Internet hay các
hệ thống đa phương tiện tốc độ cao. Hơn nữa, bạn cũng có thể ngồi ở nhà chỉ với một
chiếc điện thoại di động cũng có thể đặt vé máy bay, vé tàu hay chơi game qua mạng
DVB-T.
Bảng 5.4 : Các thông số chính trong chip vi xử lý mRD61530 LSI.
Tốc độ lấy mẫu 20 MHz
Chu kì chip 50 ns
Số lượng điểm FFT 64
Số lượng sóng mang phụ 52
Chương 5 : Ứng dụng của kỹ thuật OFDM
88
Số lượng sóng mang dữ liệu phụ 48
Số lượng sóng mang pilot phụ 4
Chu kỳ kí tự OFDM 4 μs (80 chip)
Tiền số vòng 0.8 μs (16 chip)
Chu kỳ kí tự FFT 3.2 μs (64 chip)
Kiểu mã hóa BPSK, QPSK, 16-QAM, 64-QAM
Tốc độ dữ liệu (Mbps) 6, 9, 12, 18, 24, 36, 48, 54
5.4 Dịch vụ quảng bá số mặt đất ISDB-T (Integrated Services Digital
Broadcasting- Terrestrial)
Ở Nhật, Hiệp hội công nghiệp và thương mại vô tuyến ARIB (Association of Radio
Industries and Businesses) đã đưa ra tiêu chuẩn về dịch vụ quảng bá số mặt đất ISDB-
T vào thánh 6 năm 2000. Bảng 5.5 biểu diễn 3 mode được định nghĩa trong ISDB-T
cho truyền hình và bảng 5.6 cho truyền thanh. Dịch vụ này được đưa vào sử dụng
thương mại vào năm 2003.
So sánh bảng 5.3 (tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất ở Châu Âu DVB-T) và bảng 5.5
(tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất ở Nhật ISDB-T) : số lượng sóng mang phụ trong
DVB-T hơi ít hơn ISDB-T so với băng thông lớn hơn. DVB-T chỉ sử dụng phương
pháp điều chế kết hợp (coherent), còn ISDB-T không những sử dụng phương pháp
điều chế kết hợp mà còn sử dụng phương pháp điều chế vi sai. Trong ISDB-T, băng
thông sử dụng hẹp hơn và sử dụng những bộ tách vi sai được thiết kế cho thu di động
bới vì chúng có thể chống lại tốt fading chọn lọc tần số với SNR thấp.
Tóm lại, ISDB-T có khá nhiều điểm giống với DVB-T, cũng sử dụng kĩ thuật OFDM,
ISDB-T thực chất là một biến thể của DVB-T.
Bảng 5.5 : Các thông số của ISDB-T (truyền hình).
Mode truyền Mode 1 Mode 2 Mode 3
Băng thông (MHz) 5.575 5.573 5.572
Số sóng mang phụ 1405 2809 5617
Chương 5 : Ứng dụng của kỹ thuật OFDM
89
Điều chế QPSK, 16QAM, 64QAM, DQPSK
Khoảng kí tự có ích (ts) 252μs 504μs 1008μs
Khoảng cách sóng mang
phụ (Δf)
3.968 kHz 1.984 kHz 0.992kHz
Khoảng bảo vệ (TG) ts/4 (63μs)
ts/8 (31.5μs)
ts/16 (15.75μs)
ts/32 (7.875μs)
ts/4 (126μs)
ts/8 (63μs)
ts/16 (31.5μs)
ts/32 (15.75μs)
ts/4 (252μs)
ts/8 (126μs)
ts/16 (63μs)
ts/32 (31.5μs)
FEC (mã trong) Mã chập R = 1/2, 2/3, 3/4, 5/6, 7/8
FEC (mã ngoài) Mã Reed-Solomon (204,188)
Interleaving(phân tán) Phân tán bit trong miền thời gian - tần số
Tốc độ truyền 3.65 – 23.2 Mbps
C/N 3.1 dB – 20.1 dB
Bảng 5.6 : Các thông số ISDB-T (truyền thanh).
Mode truyền Mode 1 Mode 2 Mode 3
Băng thông 429 kHz*
1.27 MHz**
Số sóng mang phụ 109*
325**
217*
649**
433*
1297**
Điều chế QPSK, 16-QAM, 64-QAM, DQPSK
Khoảng kí tự có ích(ts) 252μs 504μs 1008μs
Khoảng cách sóng mang
phụ(Δf)
3.968 kHz 1.984 kHz 0.992kHz
Chương 5 : Ứng dụng của kỹ thuật OFDM
90
Khoảng bảo vệ(TG) ts/4 (63μs)
ts/8 (31.5μs)
ts/16 (15.75μs)
ts/32 (7.875μs)
ts/4 (126μs)
ts/8 (63μs)
ts/16 (31.5μs)
ts/32 (15.75μs)
ts/4 (252μs)
ts/8 (126μs)
ts/16 (63μs)
ts/32 (31.5μs)
FEC(mã trong) Mã chập R = 1/2, 2/3, 3/4, 5/6, 7/8
FEC(mã ngoài) Mã Reed-Solomon (204,188)
Interleaving(phân tán) Phân tán bit trong miền thời gian - tần số
Tốc độ truyền 280.8 – 840 Kbps
( * 1-segment transmission, ** 3-segment transmission ).
5.5 Hệ thống HiperLAN/2 (IEEE802.11a)
Hệ thống HiperLAN/2 tương đương với tiêu chuẩn IEEE802.11a được thiết kế cho
mạng máy tính không dây WLAN. Tốc độ truyền dẫn lớn nhất hệ thống có thể cung
cấp được vào khoảng 54 Mbits/s tùy thuộc vào môi trường truyền dẫn. Bề rộng băng
tần sử dụng là 20 MHz và được khai thác ở vùng tần số khoảng 5 GHz. Môi trường
trường truyền dẫn là ở trong nhà và giữa các tòa nhà. Khoảng cách truyền dẫn tương
đối nhỏ khoảng vài mét đến vài trăm mét.
Các tham số cơ bản của hệ thống được liệt kê như sau:
- Bề rộng băng tần: B=20 MHz
- Độ dài FFT: FFTN =64
- Chu kỳ lẫy mẫu
1
at B
= =50ns
- Độ dài chuỗi bảo vệ 0.4GT sμ= đối với môi trường truyền dẫn trong nhà và
khoảng 0.8 sμ đối với môi trường truyền dẫn ngoài trời.
5.6 Hệ thống WiMax (IEEE 802.16 a, e)
WiMax[IEEE-1] ra đời nhằm cung cấp một phương tiện truy cập Internet không dây
tổng hợp có thể thay thế cho ADSL và WLAN. Hệ thống WiMax có khả năng cung
cấp đường truyền với tốc độ lên đến 70 Mbps và với bán kính của một trạm anten phát
Chương 5 : Ứng dụng của kỹ thuật OFDM
91
lên đến 50 km. Mô hình phủ sóng của mạng WiMax tương tự như mạng điện thoại tế
bào. Một hệ thống WiMax như mô tả ở hình 5.4 gồm 2 phần:
- Trạm phát: giống như các trạm BTS trong mạng thông tin di động với công
suất lớn có thể phủ sóng một vùng rộng tới 8000 2km .
- Trạm thu: có thể là các anten nhỏ như các Card mạng cắm vào hay được
thiết lập sẵn trên Mainboard bên trong các máy tính, theo cách mà WLAN vẫn
dùng.
Hình 5.4: Mô hình truyền thông của WiMax
Các trạm phát BTS được kết nối tới mạng Internet thông qua các đường truyền tốc độ
cao riêng hay có thể được nối đến một BTS khác như một trạm trung chuyển bằng
đường truyền thẳng (line of sight), và chính vì vậy WiMax có thể phủ sóng đến những
vùng rất xa
Các anten thu/phát có thể trao đổi thông tin với nhau qua các tia sóng truyền thẳng
hay các tia phản xạ. Trong trường hợp truyền thẳng LOS (line of sight), các anten
được đặt cố định trên các điểm cao, tín hiệu trong trường hợp này ổn định và tốc độ
truyền có thể đạt tối đa. Băng tần sử dụng có thể dùng ở tần số cao đến 66 GHz vì ở
tần số này tín hiệu ít bị giao thoa với các kênh tín hiệu khác và băng thông sử dụng
cũng lớn hơn. Đối với trường hợp có vật chắn NLOS (Non line of sight), WiMax sử
Chương 5 : Ứng dụng của kỹ thuật OFDM
92
dụng băng tần thấp hơn, 2-11 GHz, tương tự như ở WLAN, tín hiệu có thể vượt qua
các vật cản thông qua phản xạ, nhiễu xạ, uốn cong, vòng qua các vật thể để đến đích.
Hệ thống WiMax có các đặc điểm chính sau:
- Khoảng cách giữa các trạm thu và phát có thể lên đến 50 km.
- Tốc độ truyền có thể thay đổi, tối đa 70 Mbps.
- Hoạt động trong cả hai môi trường truyền dẫn: đường truyền tầm nhìn thẳng
LOS và đường truyền che khuất NLOS.
- Dải tần làm việc 2-11 GHz và từ 10-66 GHz hiện đã và đang được tiêu
chuẩn hóa.
- Trong WiMax hướng truyền tin được chia thành hai đường lên và xuống.
Đường lên có tần số thấp hơn đường xuống và đều sử dụng công nghệ
OFDM để truyền. OFDM trong WiMax sử dụng tối đa 2048 sóng mang,
trong đó có 1536 sóng mang dành cho thông tin được chia thành 32 kênh
con mỗi kênh con tương đương với 48 sóng mang. WiMax sử dụng điều chế
nhiều mức thích ứng từ BPSK, QPSK đến 256-QAM kết hợp các phương
phá...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Một số kỹ thuật phát hiện và ước lượng thông điệp giấu trong ảnh Luận văn Kinh tế 2
D Ước tính chi phí điều trị gãy xương liên quan đến loãng xương và chất lượng cuộc sống sau gãy xương Y dược 0
M Một số kỹ thuật ước lượng dự án và đánh giá phần mềm Công nghệ thông tin 0
V Xây dựng công cụ ước lượng chi phí phát triển phần mềm dựa trên CBR và thử nghiệm ở Công ty Honda Vi Công nghệ thông tin 0
C [Free] Mô hình lựa chọn kỳ hạn tính lợi suất và thời kỳ ước lượng khi ước lượng rủi ro - Ứng dụng tr Luận văn Kinh tế 0
N Bài giảng Cách ứng xử của chi phí và ước lượng chi phí Tài liệu chưa phân loại 0
T Lập dự án triển khai ước lượng cầu và dự đoán cầu về mặt hàng bóng đèn compact của công ty Rạng Đông Tài liệu chưa phân loại 2
O Ước lượng phần bù rủi ro cho thị trường và áp dụng đối với các cổ phiếu Ngành vận tải trên thị trườn Tài liệu chưa phân loại 2
H Ước lượng và dự đoán cầu của mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em Dielac Alpha 123 của Vinamilk Tài liệu chưa phân loại 2
H Lập dự án triển khai ước lượng cầu và dự đoán cầu sữa bột dielac của Vinamlik Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top