air_walk_boy_13

New Member
Tải Điều khiển tắc ngẽn trong NGN

Download miễn phí Điều khiển tắc ngẽn trong NGN


Mạng viễn thông của các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đang chuyển dần đến mạng thế hệ sau NGN và tiến tới IP hóa với mục tiêu mọi lúc-mọi nơi và bằng mọi phương tiện. Nhu cầu về các dịch vụ mạng ngày càng đa dạng, phong phú và đòi hỏi nhiều mức độ chất lượng dịch vụ khác nhau. Xu hướng phát triển là tiến tới hội tụ về mạng và hội tụ về dịch vụ. Tài nguyên của mạng thì có giới hạn trong khi nhu cầu truyền thông tin ngày càng tăng, chính vì vậy mà hiện tượng tắc nghẽn mạng là khó tránh khỏi.
Trong quá trình tìm hiểu, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu phương pháp điều khiển tắc nghẽn trong NGN ”. Hướng giải quyết này là phương án khả thi, thích hợp với điều kiện Việt Nam.
Đồ án gồm 4 chương.
Chương 1: Giới thiệu tổng quan thế hệ sau NGN. Giới thiệu NGN và đặc điểm cấu trúc chức năng của NGN.

Chương 2: Điều khiển tắc nghẽn trong NGN. Trình bày hiện tượng tắc nghẽn xảy ra trong mạng, nguyên lý chung điều khiển tắc nghẽn, các tiêu chí đánh giá và thuật toán tăng giảm sử dụng trong điều khiển tắc nghẽn.

Chương 3: Các phương pháp điều khiển tắc nghẽn. Chương này hệ thống hóa môt số phương pháp điều khiển tắc nghẽn điển hình nhất

Chương 4: Chương trình và kết quả mô phỏng. Đưa ra kết quả mô phỏng và phân tích, đánh giá chúng dựa trên tiêu chí đề ra ở chương 2.


CHI TIẾT NÔỊ DUNG :

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MẠNG THẾ HỆ SAU 1
1.1 Giới thiệu chương 1
1.2 Mạng viễn thông hiện tại 1
1.2.1 Khái niệm về mạng viễn thông hiện tại 1
1.2.2 Các đặc điểm của mạng viễn thông hiện tại 2
1.2.3 Những hạn chế của mạng viễn thông hiện tại 3
1.3 Mạng viễn thông thế hệ sau 4
1.3.1 Định nghĩa 4
1.3.2 Đặc điểm của NGN 5
1.3.3 Nguyên nhân xây dựng mạng thế hệ sau 7
1.3.4 Sự triển khai từ mạng hiện có lên NGN 7
1.4 Cấu trúc NGN 10
1.4.1 Lớp truyền dẫn và truy cập 12
1.4.2 Lớp truyền thông 14
1.4.3 Lớp điều khiển. 15
1.4.4 Lớp ứng dụng 16
1.4.5 Lớp quản lý 17
1.5 Tổng kết chương 17

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KHIỂN TẮC NGHẼN TRONG NGN 18
2.1 Giới thiệu chương 18
2.2 Vấn đề tắc nghẽn trong NGN 18
2.2.1 Nguyên nhân xảy ra tắc nghẽn 20
2.2.2 Nguyên lý chung điều khiển tắc nghẽn 20
2.3 Các phương pháp điều khiển tắc nghẽn 22
2.3.1 Các đặc điểm chung 22
2.3.2 Phân loại 22
2.4 Các tiêu chí đánh giá phương pháp điều khiển tắc nghẽn 23
2.4.1 Tính hiệu quả (Efficient) 23
2.4.2 Tính bình đẳng (Fairness) 24
2.4.3 Tính hội tụ (Convergence) 25
2.4.4 Thời gian đáp ứng nhanh (Small response time) 25
2.4.5 Độ mịn trong điều khiển (Smoothness) 26
2.4.6 Tính phân tán (Distributedness) 26
2.5 Thuật toán tăng giảm 27
2.5.1 Thuật toán tăng giảm 27
2.5.2 Biểu diễn thuật toán bằng vector 29
2.6 Kết luận chương 33

CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TẮC NGHẼN 34
3.1 Giới thiệu chương 34
3.2 Một số phương pháp điều khiển tắc nghẽn truyền thống 34
3.2.1 DECbit 34
3.2.2 Điều khiển chống tắc nghẽn trong TCP 35
3.3 Một số phương pháp điều khiển tắc nghẽn mới 37
3.3.1 EWA (Explicit Window Adaptation) và FEWA (Fuzzy EWA) 37
3.3.2 ETCP (Enhanced TCP) 38
3.3.3 XCP (Eplicit Control Protocol) 39
3.3.3.1 Mào đầu chống tắc nghẽn. 39
3.3.3.2 Bộ điều khiển chống tắc nghẽn. 40
3.3.3.3 Tính thực tế của XCP. 43
3.3.4 FBA-TCP 44
3.3.4.1 CSFQ (Core-Stateless Fair Queueing) 44
3.3.4.2 FBA-TCP 47
3.3.5 QS-TCP (Quick Start TCP): 48
3.4 Đánh giá chung 49
3.5 Kết luận chương 50

CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG ĐIỀU KHIỂN TẮC NGHẼN DÙNG THUẬT TOÁN TĂNG GIẢM 51
4.1 Giới thiệu chương 51
4.2 Phương pháp và công cụ mô phỏng 51
4.2.1 Phương pháp phân tích 51
4.2.2 Chuẩn bị công cụ mô phỏng 53
4.3 Nội dung và kết quả mô phỏng 53
4.3.1 Mô phỏng thuật toán tăng giảm 53
4.3.2 Mô phỏng giao thức XCP 59
4.3.2.1 Các luồng đều là XCP 60
4.3.2.1 Khi XCP và TCP cùng tồn tại 63
4.1 Kết luận chương 66
KÊT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC


"file được nén dưới dạng .docx"


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Chương 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MẠNG THẾ HỆ SAU
1.1 Giới thiệu chương
Cụm từ “mạng thế hệ sau” (Next Generation Network- NGN) bắt đầu được nhắc tới từ năm 1998. NGN là bước tiếp theo trong lĩnh vực truyền thông truyền thống trên thế giới được hỗ trợ bởi 3 mạng lưới: mạng thoại PSTN, mạng không dây và mạng số liệu (Internet). NGN hội tụ cả 3 mạng trên vào một kết cấu thống nhất để hình thành một mạng chung, thông minh, hiệu quả cho phép truy xuất toàn cầu, tích hợp nhiều công nghệ mới, ứng dụng mới và mở đường cho các cơ hội kinh doanh phát triển. Chương 1 giới thiệu về Mạng thế hệ sau (NGN), trình bày sơ lược về mạng viễn thông hiện tại, đặc điểm và hạn chế. Sau đó, mô tả kiến trúc mạng NGN bao gồm lớp truyền dẫn và truy cập, lớp truyền thông, lớp điều khiển, lớp ứng dụng và lớp quản lý.
1.2 Mạng viễn thông hiện tại
1.2.1 Khái niệm về mạng viễn thông hiện tại
Mạng viễn thông là phương tiện truyền thông tin từ đầu phát tới đầu thu. Mạng có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
Mạng viễn thông bao gồm các thành phần chính: thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền và thiết bị đầu cuối.
Thiết bị chuyển mạch gồm tổng đài nội hạt và tổng đài quá giang. Các thuê bao được nối vào tổng đài nội hạt và tổng đài nội hạt nối vào tổng đài quá giang. Nhờ các thiết bị chuyển mạch mà đường truyền được dùng chung và mạng có thể được sử dụng một cách kinh tế.
Thiết bị truyền dẫn dùng để nối thiết bị đầu cuối với tổng đài, hay giữa các tổng đài để thực hiện việc truyền các tín hiệu điện. Thiết bị truyền dẫn chia làm 2 loại: thiết bị truyền dẫn phía thuê bao và thiết bị truyền dẫn cáp quang. Thiết bị truyền dẫn phía thuê bao dùng môi trường thường là cáp kim loại. Tuy nhiên có một số trường hợp môi trường truyền là cáp quang hay vô tuyến.
Môi trường truyền dẫn
Thiết bị
chuyển mạch
Thiết bị
truyền dẫn
Thiết bị
chuyển mạch
Thiết bị
truyền dẫn
Hình 1.1 Các thành phần chính trong mạng viễn thông
Môi trường truyền bao gồm truyền hữu tuyến và vô tuyến.
Thiết bị đầu cuối cho mạng thoại truyền thống gồm máy điện thoại, máy Fax, máy tính, tổng đài PABX.
Như vậy, mạng viễn thông cũng có thể được định nghĩa như sau: Mạng viễn thông là một hệ thống gồm các nút chuyển mạch được nối với nhau bằng các đường truyền dẫn. Nút được phân thành nhiều cấp và kết hợp với các đường truyền dẫn tạo thành các cấp mạng khác nhau.
1.2.2 Các đặc điểm của mạng viễn thông hiện tại
Các mạng viễn thông hiện tại có đặc điểm chung: tồn tại một cách riêng lẻ, ứng với mỗi loại dịch vụ thông tin lại có ít nhất một loại mạng viễn thông riêng biệt để phục vụ dịch vụ đó.
Mạng Telex: dùng để gởi các bức điện dưới dạng ký tự đã được mã hoá bằng 5 bit (mã Baudot). Tốc độ truyền rất thấp (từ 75 đến 300 bit/s).
Mạng điện thoại công cộng, còn gọi là POTS (Plain Old Telephone Service): ở đây thông tin tiếng nói được số hoá và chuyển mạch ở hệ thống chuyển mạch điện thoại công cộng PSTN.
Mạng truyền số liệu: gồm các mạng chuyển mạch gói để trao đổi số liệu giữa các máy tính dựa trên giao thức của X.25 và hệ thống truyền số liệu chuyển mạch kênh dựa trên các giao thức X.21
Các tín hiệu truyền hình có thể truyền theo 3 cách: truyền bằng sóng vô tuyến, truyền qua hệ thống mạng truyền hình cáp CATV (Community Antenna Television) bằng cáp đồng trục hay truyền qua hệ thống vệ tinh, hay còn gọi là truyền hình trực tiếp DBS (Direct Broadcast System).
Trong phạm vi cơ quan, số liệu giữa các máy tính được trao đổi thông qua mạng cục bộ LAN (Local Area Network) mà nổi tiếng nhất là mạng Ethernet, Token Bus và Token Ring.
Mỗi mạng được thiết kế cho các dịch vụ riêng biệt và không thể sử dụng cho các mục đích khác. Ta không thể truyền tiếng nói qua mạng chuyển mạch gói X.25 vì trễ qua mạng này quá lớn.
Do vậy, trước khi tìm hiểu mạng viễn thông thế hệ mới NGN, chúng ta cần tìm hiểu lịch sử phát triển của các mạng hiện tại.
Xét về góc độ dịch vụ: gồm mạng điện thoại cố định, mạng điện thoại di động và mạng truyền số liệu.
Xét về góc độ kỹ thuật: gồm mạng chuyển mạch, mạng truyền dẫn, mạng truy nhập, mạng báo hiệu và mạng đồng bộ.
1.2.3 Những hạn chế của mạng Viễn thông hiện tại
Như phân tích ở trên, hiện nay có nhiều loại mạng khác nhau cùng song song tồn tại. Mỗi mạng lại yêu cầu phương pháp thiết kế, sản xuất, vận hành, bảo dưỡng khác nhau. Như vậy, hệ thống mạng viễn thông hiện tại có nhiều nhược điểm mà quan trọng nhất là:
Chỉ truyền được các dịch vụ độc lập tương ứng với từng mạng.
Thiếu mềm dẻo: sự ra đời của các công nghệ mới ảnh hưởng mạnh mẽ tới tốc độ truyền tín hiệu. Ngoài ra, sẽ xuất hiện nhiều dịch vụ truyền thông trong tương lai, mỗi loại dịch vụ sẽ có tốc độ truyền khác nhau. Ta dễ dàng nhận thấy mạng hiện tại sẽ rất khó thích nghi với những đòi hỏi này.
Kém hiệu quả trong việc bảo dưỡng, vận hành cũng như sử dụng tài nguyên. Tài nguyên sẵn có trong một mạng không thể chia sẻ cho các mạng khác cùng sử dụng.
Mặt khác, mạng viễn thông hiện nay được thiết kế nhằm mục đích khai thác dịch vụ thoại là chủ yếu.
Kiến trúc tổng đài độc quyền làm cho các nhà khai thác gần như phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà cung cấp tổng đài. Điều này không những làm giảm sức cạnh tranh cho các nhà khai thác, đặc biệt là những nhà khai thác nhỏ, mà còn tốn nhiều thời gian và tiền bạc khi muốn nâng cấp và ứng dụng các phần mềm mới.
Các tổng đài chuyển mạch kênh đã khai thác hết năng lực và trở nên lạc hậu đối với nhu cầu của khách hàng.
Đứng trước tình hình phát triển của mạng viễn thông hiện nay, các nhà khai thác nhận thấy rằng “sự hội tụ giữa mạng PSTN và mạng PSDN” là chắc chắn xảy ra. Cần có một cơ sở hạ tầng duy nhất cung cấp cho mọi dịch vụ (tương tự-số, băng hẹp-băng rộng, cơ bản- đa phương tiện, …) để việc quản lý tập trung, giảm chi phí bảo dưỡng và vận hành, đồng thời hỗ trợ các dịch vụ của mạng hiện nay.
1.3 Mạng viễn thông thế hệ sau
1.3.1 Định nghĩa
Mạng viễn thông thế hệ sau có nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như:
Mạng đa dịch vụ (cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau).
Mạng hội tụ (hỗ trợ cho cả lưu lượng thoại và dữ liệu, cấu trúc mạng hội tụ).
Mạng phân phối (phân phối tính thông minh cho mọi phần tử trong mạng).
Mạng nhiều lớp (mạng được phân ra nhiều lớp mạng có chức năng độc lập nhưng hỗ trợ nhau thay vì một khối thống nhất như trong mạng TDM).
Cho tới hiện nay, mặc dù các tổ chức viễn thông quốc tế và các nhà cung cấp thiết bị viễn thông trên thế giới đều rất quan tâm và nghiên cứu về chiến lược phát triển NGN nhưng vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể và chính xác nào cho mạng NGN. Do đó, định nghĩa mạng NGN nêu ở trên đây không thể bao hàm hết mọi chi tiết về mạng thế hệ sau, nhưng nó có thể tương đối là khái niệm chung nhất khi đề cập đến NGN.
Như vậy, có t...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top