nhoc_denny

New Member
Tải W-CDMA và quy hoạch mạng W-CDMA cho thành phố Đà Nẵng

Download miễn phí W-CDMA và quy hoạch mạng W-CDMA cho thành phố Đà Nẵng


Hòa trong xu hướng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang tiến hành khẩn trương việc tiếp nhận và ứng dụng công nghệ thông tin di động thế hệ 3 (3G), thành phố Đà Nẵng - vùng trọng điểm kinh tế, thương mại, du lịch, dịch vụ miền Trung - cũng đang lập kế hoạch thiết kế thử nghiệm mạng thông tin di động 3G với công nghệ W-CDMA, nhằm cung cấp băng tần cao hơn, hỗ trợ cho cả hai dịch vụ thoại và dữ liệu truyền thông đa phương tiện. Do vậy, thị trường điện thoại di động ở Đà Nẵng còn rất tiềm năng trong tương lai. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân thành phố Đà Nẵng ngày càng lớn, và sự cần thiết tiến lên công nghệ 3G, để cải thiện sự cố mạng GSM(2G)hiện tại có thể rơi vào tình trạng “nóng”(vượt 65% công suất - được coi là mức an toàn và ổn định),tắc nghẽn do quá tải Việc triển khai mạng W-CDMA tại Đà Nẵng như thế nào cho kịp tiến độ và thu hút được số lượng lớn thuê bao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của họ trên cơ sở đảm bảo dung lượng, vùng phủ và chất lượng dịch vụ tốt nhất, tạo được uy tín và tiếng vang cho nhà cung cấp.
Xuất phát từ những yếu tố trên, em đã quyết định chọn đề tài tốt nghiệp của mình là: ”W-CDMA và quy hoạch mạng W-CDMA cho thành phố Đà Nẵng”. Đồ án đi vào tìm hiểu công nghệ thông tin di động 3G W-CDMA, trên cơ sở đó thực hiện quy hoạch thử nghiệm mạng W-CDMA cho thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005-2008.
Nội dung đồ án gồm 4 chương
Ngoài ra còn có PHẦN MÔ PHỎNG TÍNH TOÁN được viết bằng phần mềm Visual Basic 6.0. Kết quả mô phỏng bao gồm: Tổn hao truyền sóng cho phép đối với vùng phủ của cell; bán kính cell; số lượng BS cần dùng để phủ sóng cho Đà Nẵng(theo điều kiện tối ưu 1 và 2); đề xuất vị trí đặt trạm BS và cấu hình trạm phù hợp; tính số luồng E1 kết nối và mô hình phân bố các BS trên bản đồ thành phố Đà Nẵng.
Đồ án được nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Tăng Tấn Chiến cũng như sự giúp đỡ của các thầy cô khoa ĐTVT và bạn bè cùng ngành.Vì thời gian và khả năng có hạn nên dù đã rất cố gắng, song đồ án sẽ không tránh khỏi sai sót. Bởi vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng Thank chân thành, sâu sắc đến thầy giáo Tăng Tấn Chiến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG THẾ HỆ BA VÀ TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG CDMA BĂNG RỘNG WCDMA
Trong những năm gần đây, công nghệ không dây là chủ đề được nhiều chuyên gia quan tâm trong lĩnh vực công nghệ máy tính và truyền thông. Ban đầu sử dụng thế hệ thông tin tương tự(dùng công nghệ đa truy cập phân chia theo tần số).Phát triển lên hệ thống thông tin tương tự, các hệ thống thông tin số thế hệ 2G ra đời với mục tiêu hỗ trợ dịch vụ và truyền số liệu tốc độ thấp. Hệ thống thông tin 2G sử dụng công nghệ đa truy cập phân chia theo thời gian và phân chia theo mã. Cùng với thời gian, nhu cầu sử dụng dich vụ ngày càng tăng, hệ thống thông tin thế hệ 3G ra đời đáp ứng nhu cầu của con người về dịch vụ có tốc độ cao như: nhắn tin đa phương tiện, điện thoại thấy hình,…Thế hệ 3G có tốc độ bit cao hơn, chất lượng gần với mạng cố định, đánh giá sự nhảy vọt nhanh chóng về cả dung lượng và ứng dụng so với các thế hệ trước đó.
1.1 Sự phát triển của hệ thống thông tin di động:
1.1.1 Hệ thống thông tin di động thế hệ 1:
Những hệ thống thông tin di động đầu tiên, nay được gọi là thế hệ thứ nhất (1G), sử dụng công nghệ analog gọi là đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) để truyền kênh thoại trên sóng vô tuyến đến thuê bao điện thoại di động. Với FDMA, người dùng được cấp phát một kênh trong tập hợp có trật tự các kênh trong lĩnh vực tần số. Trong trường hợp nếu số thuê bao nhiều vượt trội so với các kênh tần số có thể, thì một số người bị chặn lại không được truy cập.
Đặc điểm:
Mỗi MS được cấp phát đôi kênh liên lạc suốt thời gian thông tuyến.
Nhiễu giao thoa do tần số các kênh lân cận nhau là đáng kể.
Trạm thu phát gốc BTS phải có bộ thu phát riêng làm việc với mỗi MS trong cellular.
Hệ thống FDMA điển hình là hệ thống điện thoại di động tiên tiến AMPS.
Hệ thống di động thế hệ 1 sử dụng phương pháp đa truy cập đơn giản. Tuy nhiên hệ thống không thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của người dùng về cả dung lượng và tốc độ.
Những hạn chế của hệ thống thông tin di động thế hệ 1:
Phân bổ tần số rất hạn chế, dung lượng nhỏ.
Tiếng ồn khó chịu và nhiễu xảy ra khi máy di động chuyển dịch trong môi trường fading đa tia.
Không cho phép giảm đáng kể giá thành của thiết bị di động và cơ sở hạ tầng.
Không đảm bảo tính bí mật của các cuộc gọi.
Không tương thích giữa các hệ thống khác nhau, đặc biệt ở châu Âu, làm cho thuê bao không thể sử dụng được máy di động của mình ở các nước khác.
Chất lượng thấp và vùng phủ sóng hẹp.
Giải pháp duy nhất để loại bỏ các hạn chế trên là phải chuyển sang sử dụng kỹ thuật thông tin số cho thông tin di động cùng với kỹ thuật đa truy cập mới ưu điểm hơn về cả dung lượng và các dịch vụ được cung cấp. Vì vậy đã xuất hiện hệ thống thông tin di động thế hệ 2.
1.1.2 Hệ thống thông tin di động thế hệ 2:
Hệ thống thông tin di động số sử dụng kỹ thuật đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA) đầu tiên trên thế giới được ra đời ở châu Âu và có tên gọi là GSM. Với sự phát triển nhanh chóng của thuê bao, hệ thống thông tin di động thế hệ 2 lúc đó đã đáp ứng kịp thời số lượng lớn các thuê bao di động dựa trên công nghệ số. Hệ thống 2G hấp dẫn hơn hệ thống 1G bởi vì ngoài dịch vụ thoại truyền thống, hệ thống này còn có khả năng cung cấp một số dịch vụ truyền dữ liệu và các dịch vụ bổ sung khác. Ở Việt Nam, hệ thống thông tin di động số GSM được đưa vào từ năm 1993, hiện nay đang được Công ty VMS và GPC khai thác rất hiệu quả với hai mạng thông tin di động số VinaPhone và MobiFone theo tiêu chuẩn GSM.
Tất cả hệ thống thông tin di động thế hệ 2 đều sử dụng kỹ thuật điều chế số. Và chúng sử dụng 2 phương pháp đa truy cập:
- Đa truy cập phân chia theo thời gian (Time Division Multiple Access - TDMA): phục vụ các cuộc gọi theo các khe thời gian khác nhau.
- Đa truy cập phân chia theo mã (Code Division Multiple Access - CDMA): phục vụ các cuộc gọi theo các chuỗi mã khác nhau.
1.1.2.1 Đa truy cập phân chia theo thời gian TDMA:
Trong hệ thống TDMA phổ tần số quy định cho liên lạc di động được chia thành các dải tần liên lạc, mỗi dải tần liên lạc này được dùng chung cho N kênh liên lạc, mỗi kênh liên lạc là một khe thời gian (Time slot) trong chu kỳ một khung. Tin tức được tổ chức dưới dạng gói, mỗi gói có bit chỉ thị đầu gói, chỉ thị cuối gói, các bit đồng bộ và các bit dữ liệu. Không như hệ thống FDMA, hệ thống TDMA truyền dẫn dữ liệu không liên tục và chỉ sử dụng cho dữ liệu số và điều chế số.
Giả sử khe thời gian a gán cho MSa ở biên của cell còn khe thời gian b gán cho MSb đang ở sát trạm gốc, lúc này thời gian trễ của MSb có thể coi như bằng 0. Như vậy đuôi tín hiệu đường lên của MSa sẽ trùng với phần đầu tín hiệu đường lên của MSb. Để tránh xung đột như thế, các MS phải kết thúc phát sớm hơn, khoảng thời gian rút ngắn này gọi là khoảng thời gian bảo vệ g, ta sẽ có gMin = 2R/C.
Hình 1.1 chỉ ra cấu trúc khung điển hình của một khung TDMA. Mỗi khung bao gồm một số cụm lưu lượng, thời gian bảo vệ được chèn ở đầu mỗi cụm để chống chồng lặp. Cấu trúc khung là không cố định, nó có thể thay đổi để phù hợp với thông tin phát ở một tốc độ khác hay với sự thay đổi của lưu lượng. Hai phương pháp thay đổi cấu trúc khung là : thay đổi số lượng cụm với độ dài số liệu mỗi cụm không đổi hay thay đổi độ dài cụm với số lượng các cụm không đổi. Trong TDMA bit mở đầu chứa thông tin về địa chỉ và đồng bộ mà cả trạm gốc và MS dùng để nhận dạng.
Các đặc điểm của TDMA:
…..
Hình 1.1 Cấu trúc khung TDMA điển hình
Cụm lưu lượng
GT : Thời gian bảo vệ
PU : Phần mở đầu
TD : Lưu lượng số liệu
KHUNG TDMA
GT
PU
TD
- TDMA có thể phân phát thông tin theo hai phương pháp là phân định trước và phân phát theo yêu cầu. Trong phương pháp phân định trước, việc phân phát các cụm được định trước hay phân phát theo thời gian. Ngược lại trong phương pháp phân định theo yêu cầu các mạch được tới đáp ứng khi có cuộc gọi yêu cầu, nhờ đó tăng được hiệu suất sử dụng mạch.
- Trong TDMA các kênh được phân chia theo thời gian nên nhiễu giao thoa giữa các kênh kế cận giảm đáng kể.
- TDMA sử dụng một kênh vô tuyến để ghép nhiều luồng thông tin thông qua việc phân chia theo thời gian nên cần có việc đồng bộ hóa việc truyền dẫn để tránh trùng lặp tín hiệu. Ngoài ra, vì số lượng kênh ghép tăng nên thời gian trễ do truyền dẫn nhiều đường không thể bỏ qua được, do đó sự đồng bộ phải tối ưu.
1.1.2.2 Đa truy cập phân chia theo mã CDMA:
Đối với hệ thống CDMA, tất cả người dùng sẽ sử dụng cùng lúc một băng tần. Tín hiệu truyền đi sẽ chiếm toàn bộ băng tần của hệ thống. Tuy nhiên, các tín hiệu của mỗi người dùng được phân biệt với nhau bởi các chuỗi mã. Thông tin di động CDMA sử dụng kỹ thuật trải phổ cho nên nhiều người sử dụng có thể chiếm cùng kênh vô tuyến đồng thời tiến hành các cuộc gọi, mà không sợ gây nhiễu lẫn nhau. K...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top